Top 10 lễ hội Hạ Long - Quảng Ninh đặc sắc không nên bỏ lỡ

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert15/06/2023

Bên cạnh là một địa điểm du lịch nổi tiếng với vịnh biển kỳ quan nổi tiếng, Hạ Long - Quảng Ninh còn gây ấn tượng với du khách bằng nền văn hóa đặc sắc và nhiều lễ hội độc đáo. Theo dõi bài viết dưới đây để được Justfly bật mí Top lễ hội Hạ Long hấp dẫn không nên bỏ qua khi đặt chân tới mảnh đất này!

Nôi dung

  • 1. Lễ hội Carnaval Hạ Long
  • 2. Lễ hội chùa Long Tiên - Lễ hội Hạ Long nổi tiếng
  • 3. Lễ hội Yên Tử
  • 4. Lễ hội chùa Ba Vàng
  • 5. Lễ hội đình Trà Cổ
  • 6. Lễ hội đền Cửa Ông
  • 7. Lễ hội Bạch Đằng
  • 8. Lễ hội Quan Lạn
  • 9. Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hạ Long
  • 10. Lễ hội Tiên Công

Bên cạnh là một địa điểm du lịch nổi tiếng với vịnh biển kỳ quan nổi tiếng, Hạ Long - Quảng Ninh còn gây ấn tượng với du khách bằng nền văn hóa đặc sắc và nhiều lễ hội độc đáo. Theo dõi bài viết dưới đây để được Justfly bật mí Top lễ hội Hạ Long hấp dẫn không nên bỏ qua khi đặt chân tới mảnh đất này!



1. Lễ hội Carnaval Hạ Long

  • Địa điểm: Được tổ chức tại trung tâm thành phố Hạ Long, khu vực bãi biển chạy dài từ Hòn Gai tới Bãi Cháy.
  • Thời gian: Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 hàng năm. Tuy nhiên, vào chiều tối ngày 25/04, các hoạt động tại thành phố biển đã bắt đầu được diễn ra vô cùng sôi động, náo nhiệt.

Với không gian tổ chức rộng lớn, nhiều hoạt động độc đáo, đặc sắc, lễ hội Carnaval Hạ Long đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Lễ hội Carnaval mang ý nghĩa chào đón một mùa du lịch sôi động của thành phố biển tại Quảng Ninh. Chủ đề tổ chức lễ hội sẽ được thay đổi theo từng năm nên luôn mang tới cho khách tham quan cảm giác mới mẻ.

Hàng loạt các hoạt động đặc sắc được quy tụ tại lễ hội Carnaval Hạ Long như: Những buổi diễu hành đường phố, trình diễn nghệ thuật ấn tượng, độc đáo. Ngoài ra, khi đến với lễ hội Carnaval Hạ Long, du khách còn có cơ hội được ngắm nhìn màn bắn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời.


2. Lễ hội chùa Long Tiên - Lễ hội Hạ Long nổi tiếng

  • Địa điểm: Dưới chân núi Bài Thơ. Đây là ngọn núi thuộc địa phận phố Long Tiên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Ngày 24/03 âm lịch hàng năm.

Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ là cơ hội để người dân địa phương và khách du lịch đến tham quan ngôi chùa cổ kính của Quảng Ninh. Mà bên cạnh đó, lễ hội Hạ Long này còn là nơi mọi người cùng nhau cầu nguyện, hy vọng những điều may mắn, sức khỏe sẽ đến với mình và người thân.

Lễ hội chùa Long Tiên được tổ chức trong khuôn viên chùa và do những vị sư trụ trì, Phật tử tại đây đứng ra tổ chức. Lễ hội bắt đầu bằng đoàn rước kiệu qua đền Ðức Ông, tiếp theo là đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Ðáng, rồi qua Loong Toòng và cuối cùng quay lại chùa.


3. Lễ hội Yên Tử

  • Địa điểm: Núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
  • Thời gian: Từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 03 âm lịch hằng năm.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Người đã sáng lập nên Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội bắt đầu bằng các nghi lễ được tổ chức long trọng ở phía chân núi Yên Tử. Tiếp theo đó là cuộc hành hương lên ngôi chùa nằm chót vót trên đỉnh núi.

Có vô vàn các hoạt động, trải nghiệm khác nhau mà du khách có thể thử khi tới lễ hội Yên Tử như:

  • Tham quan vẻ đẹp của chùa Đồng nằm ở độ cao 1068m so với mặt nước biển;
  • Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngọn tháp bằng đá cao 3 tầng được xây dựng từ năm 1758;
  • Ghé suối Giải Oan nghe câu chuyện kể về lòng trung thành của hàng trăm cung nữ,...

4. Lễ hội chùa Ba Vàng

  • Địa điểm: Tổ 17B khu 5A, Quang Trung, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Tháng 01 âm lịch hàng năm.

Chùa Ba Vàng hay còn được gọi với cái tên khác là Bảo Quang Tự, được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706 từ thời triều Lê Dụ Tông. Có rất nhiều nghi thức trang nghiêm được tổ chức tại lễ hội này như: Thỉnh chuông, gióng trống, dâng hương, thả bóng bay cầu quốc thái dân an,...

Dưới đây là một số lễ hội chùa Ba Vàng đặc sắc mà du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân tới mảnh đất Hạ Long:

  • Ngày Khai xuân: Được diễn ra đầu xuân hàng năm vào mùng 08 tháng tháng Giêng. Vào ngày này, Phật tử và du khách thập phương sẽ về chùa tham quan, cúng lễ Phật và trải nghiệm những bài học thiện lành qua lời Phật dạy.
  • Đại lễ Phật Đản: Được diễn ra vào ngày 08/04 âm lịch hằng năm.
  • Bồ Đề Tâm: Được tổ chức vào ngày 19/06 âm lịch hằng năm (nhân ngày vía Đức Bồ Tát Quan Âm). Đại lễ Phát tâm Bồ Đề được chùa Ba Vàng tổ chức nhằm để các Phật tử được phát nguyện tu hành, phát đại tâm cho tới ngày thành tựu quả vị Phật.
  • Đại lễ vu lan báo hiệu: Cứ vào tháng 7 âm lịch hằng năm, chùa Ba Vàng lại tổ chức đại lễ Vu Lan Báo Hiếu với tinh thần khơi dậy tâm hiếu hạnh, báo ân của đạo làm con đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
  • Lễ hội Hoa Cúc: Cứ ba năm một lần, lễ hội Hoa Cúc lại được chùa Ba Vàng tổ chức vào ngày 09/09 âm lịch. Bên cạnh là hoạt động văn hóa tâm linh mang nét đặc trưng của tôn giáo - tín ngưỡng người Việt, lễ hội Hoa Cúc còn mang giáo dục sâu sắc qua những thông điệp về tình đoàn kết - gắn bó - keo sơn.

5. Lễ hội đình Trà Cổ

  • Địa điểm: Khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Lễ hội tổ chức từ ngày 30/5 - 03/06 âm lịch hàng năm.

Theo những ghi chép cũ, lịch sử đình Trà Cổ được hình thành từ thời Hậu Lê. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đình vẫn sừng sững, hiên ngang như một cột mốc chủ quyền, cột mốc đánh dấu văn hóa Việt nơi biên ải.

Lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức vào ngày 30/05 đến 03/06 âm lịch hàng năm. Có rất nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại lễ hội này như: Thi hò kéo lưới, bài chòi, kéo co, đập niêu,... Tiêu biểu nhất là hội thi “Ông Voi”. Nghi lễ này được duy trì thường niên và trở thành nét riêng có của vùng đất biên ải Móng Cái.


6. Lễ hội đền Cửa Ông

  • Địa điểm: Phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Được mở hàng năm vào ngày 03 - 04/02 và 03 - 04/08 (âm lịch).

Lễ hội đền Cửa Ông là top lễ hội Hạ Long đặc sắc có lịch sử từ lâu đời nhằm tái hiện lịch sử, công lao to lớn của những người có công với dân, với nước. Lễ hội là dịp để mỗi người dân thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

Khi lễ hội đền Cửa Ông diễn ra, có rất nhiều hoạt động khác nhau được tổ chức như: Thi kéo co, đẩy gậy, đua thuyền, liên hoan tiếng hát,...Chính vì sự đặc sắc, độc đáo nên vào năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào trong “Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”.


7. Lễ hội Bạch Đằng

  • Địa điểm: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Từ 06 - 09/03 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, có những năm lễ hội được tổ chức với thời gian lâu hơn, khoảng 4 đêm.

Lễ hội Bạch Đằng hay còn được người dân địa phương gọi với tên khác là lễ hội Giỗ Trận. Đây là một văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc. Không gian lễ hội Bạch Đằng trải rộng từ: Trung tâm đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang, cho tới đình Trung Bản, đền Trung Cốc, bãi cọc Bạch Đằng…

Bên cạnh lễ cầu siêu cho các vong linh quân sĩ trong trận thủy chiến hay lễ giỗ Mẫu miếu Vua Bà, lễ rước tượng giữa đền Trần Hưng Đạo và đình Yên Giang là hoạt động đặc sắc nhất. Khi lễ rước tượng diễn ra, hàng chục đoàn rước với những mâm lễ cúng được chuẩn bị chu đáo sẽ cùng nhau đi cùng đoàn rước đến đình Yên Giang.


8. Lễ hội Quan Lạn

  • Địa điểm: Bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Từ ngày 10 - 20/06 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Quan Lạn là tập tục hội làng truyền thống của người dân xã đảo Quan Lạn. Diễn ra từ ngày 10 - 20/06 âm lịch hàng năm, lễ hội kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288. Tham gia lễ hội để cùng nhau tưởng nhớ chiến thắng quân Nguyên Mông hào hùng, lan tỏa nét đẹp văn hóa lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, Quan Lạn còn là lễ hội cầu mưa thuận, gió hòa cho ngư dân đảo.

Bắt đầu từ ngày 10/06, tục khoá làng bắt đầu diễn ra. Cụ thể, trong khoảng thời gian này, người dân trong làng sẽ không được đi bất cứ đâu. Tuy nhiên, những người làm ăn ở xa và khách thập phương có thể về làng để dự lễ hội.

Đua thuyền là hoạt động nổi bật nhất tại lễ hội Quan Lạn. Những chiếc thuyền đua thường có trọng tải từ 5-6 tấn được người dân tại đây trang trí đầu rồng ở mũi thuyền vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ và hoành tráng. Sau đó, dân làng sẽ chia thành hai phe để luyện quân đua thuyền.


9. Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hạ Long

  • Địa điểm: Công viên Lán Bè, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Từ ngày 11 đến ngày 13/04 dương lịch hàng năm.

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ hội hoa anh đào Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2013. Thông qua lễ hội này, tỉnh muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hạ Long xinh đẹp ra thế giới, thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, lễ hội này cũng là dịp để giới thiệu nét văn hóa Nhật Bản tới nhân dân Quảng Ninh và du khách. Từ đó khẳng định mối quan hệ hữu nghị, lâu dài giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đến với lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hạ Long, du khách sẽ được tận mắt thưởng ngoạn vẻ đẹp của những cây hoa anh đào đến từ Nhật Bản. Bên cạnh đó sắc vàng rực rỡ của những bông Mai vàng Yên Tử - Một loài hoa đẹp của vùng “Non thiêng Yên Tử” cũng xuất hiện tại lễ hội này, vô cùng đẹp mắt và độc đáo.


10. Lễ hội Tiên Công

  • Địa điểm: Miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Mùng 4 - mùng 7 tháng giêng hàng năm.

Lễ hội Tiên Công hay còn có tên gọi khác là lễ hội “rước người”. Đây là một lễ hội độc đáo và được người dân duy trì tổ chức hàng năm với quy mô lớn trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Lễ hội Tiên Công tổ chức để tưởng nhớ các vị Tiên Công đã có công khám phá, khai khẩn và lập nên hòn đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên ngày nay.

Vào ngày chính hội, tức là ngày mùng 7 tháng giêng, lễ hội Tiên Công nhộn nhịp và đông vui nhất. Tại ngày này, nghi lễ “Rước người” độc đáo chỉ có tại Quảng Ninh được tổ chức. Nghi lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của 17 vị Tiên Công. Bên cạnh đó, người dân tại đây còn xem đây là ngày lễ mừng thọ, là dịp tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, ông bà.


Trên đây là bật mí top lễ hội Hạ Long đặc sắc mà du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến mảnh đất này. Hy vọng qua những thông tin được Justfly chia sẻ ở bài viết giúp du khách có một chuyến tham quan Hạ Long đáng nhớ và lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp!


Nội dung

  • 1. Lễ hội Carnaval Hạ Long
  • 2. Lễ hội chùa Long Tiên - Lễ hội Hạ Long nổi tiếng
  • 3. Lễ hội Yên Tử
  • 4. Lễ hội chùa Ba Vàng
  • 5. Lễ hội đình Trà Cổ
  • 6. Lễ hội đền Cửa Ông
  • 7. Lễ hội Bạch Đằng
  • 8. Lễ hội Quan Lạn
  • 9. Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hạ Long
  • 10. Lễ hội Tiên Công
Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)