Kinh nghiệm du lịch Lệ Giang cổ trấn, Trung Quốc

du-lich-le-giang-lijiang-trung-quoc
du-lich-le-giang-lijiang-trung-quoc
Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert19/06/2023

Nằm trên cao nguyên với độ cao 2400m so với mực nước biển, phố cổ Lệ Giang là một thị trấn nhỏ cổ xưa trong thành phố xinh đẹp Lệ Giang. Những điểm thu hút của “Venice phương Đông” dường như không chỉ ở vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của thiên nhiên, mà còn nằm ở vẻ cổ kính của những kiến trúc độc đáo và nền văn hóa rực rỡ của các dân tộc thiểu số đi cùng với năm tháng. Hiện nay, tuy Lệ Giang cổ trấn đã được thương mại hóa với hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm, nhưng nơi đây vẫn giữ cho riêng mình một nét riêng độc đáo, cổ kính và đáng để ghé thăm.

Nôi dung

  • 1. Lịch sử
  • 2. Vị trí địa lý
  • 3. Kiến trúc độc đáo
  • 4. Thời điểm thích hợp để đến Lệ Giang cổ trấn
  • 5. Hệ thống nước trong cổ trấn
  • 6. Văn hóa truyền thống
  • 7. Các địa điểm thăm quan nổi bật
  • Bài viết liên quan

Nằm trên cao nguyên với độ cao 2400m so với mực nước biển, phố cổ Lệ Giang là một thị trấn nhỏ cổ xưa trong thành phố xinh đẹp Lệ Giang. Những điểm thu hút của “Venice phương Đông” dường như không chỉ ở vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của thiên nhiên, mà còn nằm ở vẻ cổ kính của những kiến trúc độc đáo và nền văn hóa rực rỡ của các dân tộc thiểu số đi cùng với năm tháng. Hiện nay, tuy Lệ Giang cổ trấn đã được thương mại hóa với hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm, nhưng nơi đây vẫn giữ cho riêng mình một nét riêng độc đáo, cổ kính và đáng để ghé thăm.


Tour Lệ Giang


1. Lịch sử

Phố cổ Lệ Giang có tổng diện tích khoảng 3,8 km vuông (tương đương với 912 mẫu Anh), được xây dựng lần đầu tiên vào cuối triều đại nhà Tống (960 - 1279), đầu triều đại nhà Nguyên (1271 - 1368) và có lịch sử hơn 800 năm. Kể từ khi Kubla Khan -hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyên trị vì ở đây, Lệ Giang đã phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục ở khu vực này, đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động buôn bán giữa Vân Nam, Trung Quốc nội địa, Tây Tạng, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Cho đến nay, khi đi bộ trên những con phố của Lệ Giang Cổ Trấn, người ta vẫn có thể cảm nhận được sự thịnh vượng và hưng thịnh trong quá khứ từ những cửa hàng dọc 2 bên đường với các bộ sưu tập thủ công mỹ nghệ tuyệt vời, lạ mắt.


2. Vị trí địa lý

Phố cổ Lệ Giang

Được xây dựng dọc theo những ngọn núi và dòng chảy của các dòng sông, Lệ Giang cổ trấn là một trong những điển hình cho tinh hoa kiến ​​trúc thời xưa. Được bao quanh bởi núi Sư Tử ở phía tây và Núi Voi và Golden Row ở phía Bắc, phố cổ Lệ Giang có vị trí địa lý khá phong thủy với thế “tựa sơn hướng thủy”. Mùa đông, Lệ Giang được những ngọn núi ở phía Tây Bắc che chở cho khỏi gió lạnh. Còn mùa hè thì lại rất mát mẻ với những ánh nắng mặt trời trải dài trên những cánh đồng bất tận và những cơn gió từ hướng Đông Nam mát mẻ thổi vào. Những con suối trong vắt, chảy thành ba dòng, len lỏi đến từng ngóc ngách của con phố.Vị trí địa lý độc đáo, bối cảnh lịch sử và cư dân đa chủng tộc đã khiến cho phố cổ này trở thành một trong những đặc biệt nhất của vùng.


3. Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc của phố cổ Lệ Giang

Khác với kiến trúc của những phố cổ khác, Lệ Giang là phố cổ duy nhất được xây dựng mà không có tường thành bao quanh. Tương truyền, vào khoảng hơn 500 năm trước, phố cổ Lệ Giang được cai quản bởi gia tộc họ Mu. Nếu ký tự Trung Quốc 'Mu' (đại diện cho thống đốc của Lệ Giang) được đặt vào một khung (đại diện cho bức tường thành phố), thì sẽ biến thành chữ “Kun”, có nghĩa là “bao vây”. Điều này có nghĩa là gia tộc họ Mu và con cháu của họ sẽ luôn bị mắc kẹt như một con chuột trong một cái hố. Chính vì ý nghĩa của biểu tượng đó, để tránh những chuyện rắc rối đến với nhà họ Mu, phố cổ Lệ Giang đã được xây dựng mà không có tường thành, khiến nó trở nên tự do và cởi mở hơn bao giờ hết.

Là kết quả của sự kết hợp giữa văn hóa đa quốc gia và sự tiến bộ của dân tộc thiểu số Naxi, những ngôi nhà cổ kính ở đây chính là sự kết tinh những tinh hoa của kiến ​​trúc Han, Bai và Tây Tạng, tạo nên một phong cách kiến trúc Naxi cực kì độc đáo. Bố cục của thị trấn cổ Lệ Giang theo phong cách tự do và linh hoạt, với những ngôi nhà san sát, những con đường hẹp được lát đá uốn khúc quanh co. Người Naxi chú ý nhiều đến việc trang trí nhà cửa. Những ngôi nhà ở đây tương đối rộng rãi và chủ yếu được làm bằng gỗ. Mỗi ngôi nhà đều khắc những hình người và động vật sống động trên cửa ra vào và cửa sổ. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều có một bức tường lớn ở phía trước, một khoảng sân rộng và một khu vườn với đủ các loại cây và hoa. Dạo bước trên những con đường cổ kính, thưởng ngoạn những kiến trúc độc đáo và hít thở bầu không khí trong lành quả là một điều thực sự dễ chịu.


4. Thời điểm thích hợp để đến Lệ Giang cổ trấn

Phong cảnh bốn mùa ở Lệ Giang thường rất khác nhau. Vì thế, đến thăm Lệ Giang vào những thời điểm khác nhau, bạn sẽ có những cảm giác và trải nghiệm khác nhau. Với vị trí địa lý ở trên cao nguyên, Lệ Giang có khí hậu khá dễ chịu với gió mùa tây nam, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Phần lớn của Lệ Giang có chênh lệch nhiệt độ hàng năm là nhỏ, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là khá lớn.

Tháng 4 là thời điểm đẹp nhất để tham quan Phố cổ Lệ Giang và Núi tuyết Ngọc Rồng. Trong thời gian này có ít khách du lịch và thời tiết khá phù hợp để vừa có thể ngắm núi tuyết mùa đông, vừa cảm nhận được sự chuyển giao của đất trời khi mùa xuân đang thức giấc. Đừng quên mang theo áo phông, áo len, áo khoác, kem chống nắng và áo mưa khi tới nhé.


5. Hệ thống nước trong cổ trấn

Hệ thống nước trong cổ trấn

Một trong những điểm độc đáo và ấn tượng nhất trong kiến trúc ở phố cổ Lệ Giang chính là hệ thống nước vô cùng tuyệt vời được thiết kế từ hàng trăm năm trước. Người dân ở đây đã tận dụng lợi thế của sông Ngọc Hà để xây dựng một hệ thống nước phức tạp mà mọi người vẫn ví như hệ thống kênh đào của Venice. Dòng sông chảy từ phía bắc của thị trấn, chia thành 3 nhánh, rồi chia thành nhiều dòng chảy qua sân và qua các ngôi nhà theo hướng phía nam. Dòng nước cũng từ đó mà được chuyển vào ao hoặc lưu vực để sử dụng. Việc sử dụng nước do người dân địa phương sáng tạo rất khoa học. Họ xây dựng ba miệng, giếng từ thượng nguồn đến hạ lưu. Nước trong miệng đầu tiên là để ăn được, giếng thứ hai là để làm sạch rau và trái cây, và cái cuối cùng được sử dụng để giặt quần áo. Nước không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn mang đến cho thị trấn một vẻ đẹp dịu dàng với hàng ngàn cây dương liễu và hơn 350 cây cầu cổ kính khác nhau. Có lẽ cùng vì thế mà Lệ Giang cổ trấn vẫn được gọi bằng những cái tên mỹ miều: “Venice phương Đông” hay “Tô Châu ở vùng cao”. Song, vẻ đẹp của Lệ Giang không chỉ có thế mà còn rất nhiều, nhiều hơn thế. Một khi bạn đã ghé thăm cổ trấn này, bạn sẽ bị cổ trấn chiếm được trái tim của bạn cho đến tận cuối đời.


6. Văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống cổ xưa của người bản địa Naxi - nền văn hóa Dongba, dựa trên tôn giáo Dongba là một nền văn hóa vô cùng đặc biệt và ít chịu ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa. Người Naxi đã phát triển nên một hệ thống chữ viết, phong cách âm nhạc và tôn giáo khác với đa số người Trung Quốc.

Hệ thống chữ viết Naxi sử dụng chữ tượng hình thay vì chữ Trung Quốc. Người Naxi là những người duy nhất vẫn sử dụng chữ tượng hình để viết trên thế giới. Trong hệ thống ngôn ngữ Dongba (hệ thống ngôn ngữ chính của người Naxi) có hơn 1.300 từ riêng biệt, được viết bằng các ký tự hình ảnh nguyên thủy. Có hơn 1.400 loại tài liệu kinh thánh của Dongba được viết bằng các ký tự này và chúng chiếm tới 20.000 tập. Thánh thư bao gồm tôn giáo, triết học, lịch sử, phong tục địa phương, văn học, nghệ thuật, thiên văn học, y học, lịch, địa lý, thực vật, động vật, khiêu vũ, hội họa và âm nhạc.

Phong cách âm nhạc truyền thống của người Naxi cũng vô cùng độc đáo với một bề dày lịch sử đáng kinh ngạc. Bạn có thể nghe thấy mọi người chơi các loại nhạc cụ truyền thống của họ trong khu phố cổ Đại Nghiên với một dàn nhạc được biểu diễn bởi các nhạc sĩ Naxi nổi tiếng. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa Lệ Giang, thì cổ trấn hẳn sẽ là một trong những địa điểm không thể bỏ qua trong chuyến đi của bạn!


7. Các địa điểm thăm quan nổi bật

Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu bạn yêu Hội An thì sẽ say mê Phượng Hoàng Cổ Trấn và sẽ phát cuồng vì phố cổ Lệ Giang”. Và đặt chân đến “Venice của phương Đông”, bạn đừng bỏ qua những điểm đến cực “hot hit” dưới đây nhé.

7.1. Phố cổ Sifang

Phố cổ Sifang

Nằm ở trung tâm của Lệ Giang Cổ Trấn, phố cổ Sifang có diện tích khoảng sáu mẫu. Từ trên cao nhìn xuống, hình dạng của quảng trường giống như một con dấu chính thức nên nó được đặt tên là “Sifang” (Phố vuông) bởi nhà Tusi với ý nghĩa là "chinh phục khu phố". Cái tên “phố vuông” cũng được giải thích với một ý nghĩa khác. Bởi vì con đường Sifang dẫn đến tất cả các hướng, con phố này trở thành trung tâm phân phối hậu cần cho toàn cổ trấn. Chính vì vậy, nó được đặt tên là Phố Sifang.

7.2 Những cây cầu cổ

Cây cầu cổ

Được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu”, phía trên hệ thống sông Ngọc Hà có tới hơn 350 cây cầu bắc qua thị trấn với đầy đủ các phong cách thiết kế khác nhau: cầu trú ẩn, cầu vòm đá, cầu phiến, cầu ván,..... Những cây cầu nổi tiếng ở đây có thể kể đến như cầu Suocui, cầu Dashi, cầu Wanqian, cầu South Gate, cầu Saddle và cầu Renshou, tất cả đều được xây dựng ở triều đại Nhà Minh và nhà Thanh. Trong đó, cây cầu Dashi là cây cầu nổi tiếng nhất cổ trấn, nằm ở phía đông, cách đường Sifang 100 mét và được xây dựng bởi Tusi trong triều đại nhà Minh. Đứng từ trên cầu Dashi, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh Núi Ngọc Long soi bóng trên mặt sông Ngọc Hà, chính vì thế, cây cầu này còn được gọi là Cầu Yingxue (Cầu tuyết phản chiếu).

7.3. Cung điện Mu

Cung điện Mu

Cung điện Mu là nơi ở của gia đình Tusi Mu ở Lệ Giang, nơi tộc Mu của người Naxi cai trị hơn 400 năm. Đó là một khu phức hợp rộng lớn kéo dài đến tận một phần lên ngọn đồi phía sau nó. Kể từ khi thủ lĩnh của Naxi Mu Ziyuan kế thừa cung điện, nơi đây đã đi qua ba triều đại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh với sự trị vì của 22 vị hoàng đế trong 470 năm. Chính vì thế, cung điện Mu là trung tâm chính trị và văn hóa của vùng Lệ Giang. Bên trong cung điện Mu được trang trí bằng những bức tranh nghệ thuật nổi tiếng với những cánh cửa gỗ được chạm khắc tinh xảo. Song, hầu hết những tác phẩm này đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Năm 2006, cung điện Mu đã được trao giải thưởng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia .

7.4. Tháp Wufeng

Tháp Wufeng được xây dựng vào đời thứ hai mươi chín của thời Wanli trong triều đại nhà Minh (1601), và nằm ở phía bắc của công viên Hắc Long Đàm. Đó là một tòa tháp ba tầng cao 20 mét, sử dụng lối kiến ​​trúc Vũ Tuyền với 24 mái hiên nhô ra giống như năm con phượng hoàng đầy màu sắc đang xòe cánh. Vì vậy nó được gọi là Tháp Wufeng (Ngũ Phụng Lâu).

Mang trong mình nền văn hóa và lịch sử hơn 800 năm, Lệ Giang cổ trấn quả là một địa điểm thật thu hút, nơi thời gian lắng đọng dưới ánh mặt trời với một góc nhìn rất nên thơ, trầm mặc, cổ kính nhưng cũng tràn đầy sức sống của một đô thị cổ phồn thịnh. Một vẻ đẹp mà dường như chẳng một ngôn từ nào có thể diễn tả được hết mà chỉ có thể cảm nhận trọn vẹn bằng trái tim và tâm hồn của mỗi người!


Nội dung

  • 1. Lịch sử
  • 2. Vị trí địa lý
  • 3. Kiến trúc độc đáo
  • 4. Thời điểm thích hợp để đến Lệ Giang cổ trấn
  • 5. Hệ thống nước trong cổ trấn
  • 6. Văn hóa truyền thống
  • 7. Các địa điểm thăm quan nổi bật
  • Bài viết liên quan

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678