08:00 - 17:00(Đang đóng cửa)
Số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Danh lam thắng cảnh
Đến Đền, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội đền Quán Thánh diễn ra vào ngày 3/3 và 9/9 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Để di chuyển đến tham quan đền Quán Thánh, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi, xe bus, Grab… Đền nằm trong khu vực trung tâm thành phố nên rất dễ tìm và di chuyển cũng vô cùng thuận tiện.
Nếu đi bằng xe bus, du khách có thể đi xe các tuyến số 14, 33 hoặc 50. Đây đều là những tuyến xe có điểm dừng rất gần đền Quán Thánh, chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến nơi.
Ngoài ra, Quán Thánh cũng là điểm đến trong tour xe bus 2 tầng Hanoi City Tour, bạn có thể tham khảo phương tiện này.
Nếu xuất phát từ Quảng trường Ba Đình, bạn hãy đi theo hướng đường Độc Lập và Hoàng Văn Thụ, rẽ phải để vào đường Hùng Vương. Từ Hùng Vương, bạn chỉ cần đi thẳng thêm 400 m nữa là đến nơi.
Giờ mở cửa:
Giá vé tham quan:
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một trong 4 vị thần được lập đền thờ để trấn giữ 4 cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Theo những ghi chép được tìm thấy trên các văn bia và tài liệu sử sách, đền Quán Thánh được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Đền được trùng tu và cải tạo nhiều lần vào các năm 1677, 1768, 1838, 1841, 1856, 1893. Đến thời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc giao cho con là Trịnh Căn di tạo pho tượng Thánh Trấn Vũ và Trấn Vũ Quán. Lúc bấy giờ, nghệ nhân Vũ Công Chấn là người trực tiếp chỉ đạo đúc pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun để thay thế cho pho tượng làm bằng gỗ trước đó.
Đến năm 1794, dưới thời vua Cảnh Thịnh, Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ đã cho đúc thêm một chiếc khánh lớn làm bằng đồng để đặt ngay tại chính điện. Trong một lần đi tuần thú Bắc Thành, vua Minh Mạng đã đổi tên đền thành Chân Vũ Quán. Cái tên “Chân Vũ Quán" được tạc lại bằng chữ Hán đặt trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, bên trong Bái đường vẫn để bức hoành có tên Trấn Vũ Quán.
Vua Thiệu Trị đã ghé thăm đền Quán Thánh và ban tặng tiền để đúc vòng vàng đeo lên pho tượng của Thánh Trấn Vũ vào năm 1842. Ngày nay, Đền Quán Thánh vẫn được biết đến với hai tên gọi khác nhau là Đền Quán Thánh và Trấn Vũ Quán. Chữ “Quán" nằm trong cụm từ “Đạo Quán", là nơi thờ tự của Đạo Giáo. Đầu năm 1962, Đền Quán Thánh cùng với chùa Trấn Quốc vinh dự được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
Kiến trúc đền Quán Thánh bao gồm tam quan, tiền đế, trung đế, sân bái và hậu cung, được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc.
Tại nhà bái đường cũng có một pho tượng bằng đồng đen nhưng nhỏ hơn. Trong đền Quán Thánh còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc từ thời chúa Trịnh. Các hình tượng trong đền đều được điêu khắc một cách tỉ mỉ, tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời nhà Lê.
Đền Quán Thánh không chỉ là nơi cầu bình an, may mắn của người dân Thủ đô mà còn là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn du khách. Đến đền Quán Thánh, du khách có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động tín ngưỡng sau đây:
Theo phong tục người Việt, hoạt động đi lễ Tứ Trấn được diễn ra hàng năm theo tuần tự Đông - Tây - Nam - Bắc. Tại đền Quán Thánh, thứ tự lễ lần lượt là cổng tam quan, sau đó đến gian thờ đặt tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và cuối cùng là hậu cung ở phía sau. Mọi người chuẩn bị đồ lễ có thể là đồ mặn hoặc đồ chay, mâm lễ giống với mâm lễ đi chùa cầu may hàng tháng. Bên cạnh đó là chuẩn bị thêm tiền vàng và tiền mặt để đặt vào hòm công đức.
Hàng năm cứ đến ngày 3/3 và 9/9 âm lịch, làng Yên Quang xưa (nay là phường Quán Thánh) tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công lao của Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân. Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động tín ngưỡng và nghi lễ đặc sắc. Ngoài ra, vào các ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng hoặc các dịp Lễ Tết, đền Quán Thánh cũng mở cửa muộn hơn để đón tiếp người dân cũng như du khách đến tham quan, chiêm bái, cầu tài lộc, may mắn, bình an…
Sau khi tham quan, lễ bái tại đền Quán Thánh, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng khác khá gần với đền như:
Những điều cần lưu ý khi tham quan đền Quán Thánh:
Đền Quán Thánh sẽ là điểm đến hấp dẫn, không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Thủ đô, đặc biệt là đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hoá, tín ngưỡng dân tộc. Justfly hy vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến tham quan sắp tới.
4 đánh giá
Đền Quán Thánh ở đâu?
Số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Giờ mở cửa của đền Quán Thánh?
Giờ mở cửa:
Nên tới đền Quán Thánh khi nào?
Đến Đền, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội đền Quán Thánh diễn ra vào ngày 3/3 và 9/9 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Cách di chuyển tới đền Quán Thánh?
Để di chuyển đến tham quan đền Quán Thánh, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi, xe bus, Grab… Đền nằm trong khu vực trung tâm thành phố nên rất dễ tìm và di chuyển cũng vô cùng thuận tiện.
Xe bus:
Nếu đi bằng xe bus, du khách có thể đi xe các tuyến số 14, 33 hoặc 50. Đây đều là những tuyến xe có điểm dừng rất gần đền Quán Thánh, chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến nơi.
Ngoài ra, Quán Thánh cũng là điểm đến trong tour xe bus 2 tầng Hanoi City Tour, bạn có thể tham khảo phương tiện này.
Xe máy hoặc ô tô: Nếu xuất phát từ Quảng trường Ba Đình, bạn hãy đi theo hướng đường Độc Lập và Hoàng Văn Thụ, rẽ phải để vào đường Hùng Vương. Từ Hùng Vương, bạn chỉ cần đi thẳng thêm 400 m nữa là đến nơi.
Giá vé tham quan đền Quán Thánh?
Giá vé tham quan:
10.000VNĐ/người.
Lưu ý: Miễn phí đối với trẻ nhỏ.