Đền Kim Liên, Hà Nội

08:00 - 18:00(Đang mở cửa)

148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Thanh Thuỷ

Thanh Thuỷ

09:11 13/03/23

Ngôi Đình thờ Đức Cao Sơn Đại vương, Trấn Nam Thăng Long!

Thanh Hiền

Thanh Hiền

08:45 12/02/23

Đền Kim Liên là trấn nam của kinh thành Thăng Long. Nơi đây chính ngài Cao Sơn Đại Vương, bên cạnh đó phối thờ Tứ phủ. Đến có quy mô khá rộng và kiến trúc cổ kính. Hội đền - đình Kim Liên diễn ra vào ngày 16/3 ÂL.

Văn Quang

Văn Quang

15:55 03/02/23

Từ bên ngoài nhìn vào thì đây là ngôi đình khá bề thế, ngay mặt đường xã đàn. Xung quanh khá nhiều quán nước bán đồ ăn.

Quang Trung

Quang Trung

15:34 27/01/23

Đẹp cổ kính, rất đáng để thăm quan khi tới HN

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Đền Kim Liên là niềm tự hào của người Việt khi nhớ về thủ đô ngàn năm văn hiến. Nơi đây không chỉ lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá, mà còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.

Đền Kim Liên được biết đến là một trong “Thăng Long Tứ Trấn” - tức 4 ngôi đền linh thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phía đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Đây cũng là điểm đến vô cùng ý nghĩa trên bản đồ du lịch Hà Nội mà bất cứ du khách nào cũng muốn được đến một lần.

Đình Kim Liên, Đền Kim Liên hay Đền Cao Sơn là trấn phía nam trong “Thăng Long tứ trấn”. Đền trước kia thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đến Đền, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội đền Kim Liên diễn ra vào ngày 15-16/3 âm lịch hàng năm.

Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.

Đền Kim Liên được xây dựng trên một gò đất cao ở hướng phía Đông đầm Kim Liên. Để di chuyển đến ngôi đình này, du khách có thể đi xe buýt, gọi taxi, xe ôm hoặc nếu bạn đang ở gần khu vực đền Kim Liên, có thể đi bộ hoặc sử dụng xe đạp.

Xe buýt

Một số tuyến xe buýt đi qua khu vực này mà du khách có thể tham khảo là tuyến xe số 25, 28, 35A, 51 và E03.

Xe máy hoặc ô tô

Nếu bạn đi từ bến xe Giáp Bát, du khách có thể di chuyển theo hướng Bắc về phía Giải Phóng. Sau đó, rẽ phải tại điểm bán vé tháng xe buýt – bến xe Giáp Bát vào Giải Phóng và di chuyển khoảng 1,6km. Tiếp theo rẽ trái khoảng 1,5km qua cầu vượt ngã tư Vọng và cuối cùng rẽ trái vào P. Xã Đàn khoảng 500m, đền Kim Liên nằm bên tay phải.

Lịch mở cửa của đền Kim Liên: Đền mở cửa đón khách suốt tuần, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều và luôn miễn phí vé vào.

Sự tích đền Kim Liên, Hà Nội

Đền Kim Liên còn được gọi là Đền Cao Sơn vì bên trong đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền rằng, vào thế kỷ 16, khi vua Lê Tương Dực đang cầm quân đi dẹp loạn nhằm khôi phục cơ nghiệp nhà Lê thì đi qua địa phận huyện Phụng Hóa. Thấy cảnh quang núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ khắc 4 chữ “Cao Sơn đại vương”, vua bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên, sau 10 ngày đã thành công dẹp loạn. Sau đó, vua Lê Tương Dực liền cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa.

Năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ khang trang và to đẹp hơn ở phường Kim Hoa, nay là Kim Liên. Sau này, dân làng Kim Liên xây thêm cổng tam quan trước cổng đền và một số kiến trúc mới, tạo thành đền Kim Liên như chúng ta vẫn thấy.

Hiện nay, ngoài thần Cao Sơn thì đền Kim Liên còn thờ Mẫu, Tam Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đền Kim Liên có gì hấp dẫn du khách?

Kiến trúc độc đáo của ngôi đền tứ trấn Thăng Long xưa

Tứ trấn Thăng Long xưa là 4 ngôi đền vô cùng linh thiêng: Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông, đền Voi Phục trấn giữ phía Tây, đền Kim Liên trấn giữ phía Nam và đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc.

Đền Kim Liên được xây dựng trên một gò đất cao gần đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính đều hướng về phía Tây. Kiến trúc của đền gồm 2 phần chính: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu và dãy giải vũ hai bên sân gạch, phần kiến trúc chính là toàn bộ công trình của đình trên gò đất cao. Đi qua khoảng sân rộng là 9 bậc gạch cao được xây bằng gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng.

Đền chính gồm 3 phần là Nghi môn, Đại bái và Cung cấm. Nghi môn là nếp nhà 3 gian được xây theo kiểu tường hồi bít đốc, kiến trúc và họa tiết trang trí được thể hiện một cách sinh động và công phu theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà Đại bái có 5 gian được tôn tạo với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Cung cấm là nếp nhà 3 gian, gian cuối là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương, con gái vua Lê và Huệ Minh công chúa.

Tấm bia đá - Di vật cổ nhất ở đền Kim Liên

Di vật cổ quan trọng nhất tại đền Kim Liên là tấm bia đá “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh” nói về công lao của thần Cao Sơn, do sử thần Lê Tụng soạn năm 1510. Ngoài ra, còn có thêm 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn.

Lễ hội đền Kim Liên tưng bừng

Hội đền Kim Liên được tổ chức từ ngày 15-16/3 âm lịch hàng năm và ngày 16 là ngày hội chính. Ngoài lễ chính thì còn có lễ sóc vọng hàng tháng, lễ Kỳ an và lễ kỷ niệm ngày hóa thần vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.

Sáng ngày 15 diễn ra cuộc thi cắt tóc, không khí tưng bừng và náo nhiệt khắp cả làng Kim Liên. Ngôi làng này còn nổi tiếng với những tay thợ vừa cắt tóc vừa múa kéo điêu luyện như nghệ nhân. Kết thúc cuộc thi là những trò chơi dân gian như đập niêu, đẩy gậy… tối đến lại tổ chức ca múa nhạc liên hoan vô cùng sôi động.

Ngày hội chính là ngày 16/3. Sáng sớm, dân làng sẽ làm lễ Tế ở chính điện, đọc văn khấn đền Kim Liên, sau đó là lễ dâng hương kính cẩn ở trước sân đình, rồi đến các dòng họ dâng lên mâm cỗ cầu kỳ và đẹp ngất ngây. Cuối cùng là lễ rước với 4 kiệu long trọng: Long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng. Người dân đi thành hàng dài từ phố Kim Hoa đến Đào Duy Anh rồi quay lại đền Kim Liên tạo nên hình ảnh vô cùng hoành tráng.

Trong lễ hội, người dân còn tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như chọi chim, cờ người, võ thuật, bắt vịt dưới ao… Lễ hội đền Kim Liên không chỉ lưu giữ bản sắc văn hóa lâu đời, tạo không khí náo nhiệt cho dân làng, mà còn làm phong phú thêm nét đẹp truyền thống của các lễ hội ở Việt Nam.

Lưu ý khi tham quan đền Kim Liên, Hà Nội:

  • Chú ý nơi cắm hương. Chỉ cắm vào bát hương, không cắm tùy tiện vào tay tượng, gốc cây hay đồ lễ.

  • Sắp xếp để gọn tiền vào hòm công đức, không rải ở nhiều nơi.

  • Không được dẫm lên bậu cửa, không bước vào từ cửa giữa mà nên bước vào từ cửa 2 bên.

  • Không làm ồn, không chỉ trỏ lung tung, không nói lời bất kính, không đi qua trước mặt người đang quỳ lạy.

  • Không mang đồ đã cúng ở đền về đặt lên ban thờ nhà mình.

  • Có ý thức gìn giữ không gian, vệ sinh chung, tránh vứt rác bừa bãi.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá đền Kim Liên mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.

justfly den kim lien hanoi

Đền Kim Liên, Hà Nội

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00(Đang mở cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: 148 P. Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Lịch mở cửa của đền Kim Liên: Đền mở cửa đón khách suốt tuần, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Đến Đền, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội đền Kim Liên diễn ra vào ngày 15-16/3 âm lịch hàng năm.

Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.

Đền Kim Liên được xây dựng trên một gò đất cao ở hướng phía Đông đầm Kim Liên. Để di chuyển đến ngôi đình này, du khách có thể đi xe buýt, gọi taxi, xe ôm hoặc nếu bạn đang ở gần khu vực đền Kim Liên, có thể đi bộ hoặc sử dụng xe đạp.

  • Xe buýt: Một số tuyến xe buýt đi qua khu vực này mà du khách có thể tham khảo là tuyến xe số 25, 28, 35A, 51 và E03.

  • Xe máy hoặc ô tô: Nếu bạn đi từ bến xe Giáp Bát, du khách có thể di chuyển theo hướng Bắc về phía Giải Phóng. Sau đó, rẽ phải tại điểm bán vé tháng xe buýt – bến xe Giáp Bát vào Giải Phóng và di chuyển khoảng 1,6km. Tiếp theo rẽ trái khoảng 1,5km qua cầu vượt ngã tư Vọng và cuối cùng rẽ trái vào P. Xã Đàn khoảng 500m, đền Kim Liên nằm bên tay phải.

Hiện tại đền miễn phí vé vào cửa.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)