Chùa Trấn Quốc, Hà Nội

08:00 - 16:00(Đang mở cửa)

46 Đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Oanh Hoàng

Oanh Hoàng

00:18 20/08/23

Không gian cổ kính trang nghiêm, còn động nhiều nét Việt Nam xưa, địa điểm đến đông của nhiều du khách. Khi đến nên mặc trang phục dài, nghiêm chỉnh. Ngay lối vào có nơi giữ xe giá 5k/lượt.

Hồng Thơm Đinh Thị

Hồng Thơm Đinh Thị

17:09 11/07/23

chùa đẹp và cổ kính, có giá trị lịch sử lâu đời. Vị trí đắc địa là địa điểm lý tưởng để ngắm mặt trời lặn

Ngoc Anh Nguyen

Ngoc Anh Nguyen

20:13 06/06/23

Ngôi chùa Linh Thiêng trấn giữ đất nước này . Bạn nên đến 1 lần

An Hai Phạm

An Hai Phạm

22:13 28/05/23

-Một nới thanh tịnh giữa lòng thủ đô, cảm giác tâm linh. -không nên bỏ xe oto trong khu di tích, làm mất mỹ quan và gây cản trở.

Phuc Tran

Phuc Tran

08:11 12/01/23

Không cần mua vé , vào miễn phí , đến sớm thì để xe được ngay lối vào , đến muộn thì gửi cạnh đó 50m phí 10k , phong cảnh đẹp , nhiều khách nước ngoài , cuối tuần khá đông vui

Dịch vụ liên quan

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa tọa lạc tại đường Thanh Niên, Tây Hồ. Nơi đây được đánh giá là một vị trí đắc địa vì nằm ngay gần Hồ Tây cũng như trung tâm thủ đô. Đây là ngôi chùa đã được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (541-547) tại Y Hoa, ngay gần bờ sông Hồng và theo phái Bắc Tông.

Khi đến đời của vua Lê Trung Hưng thì được di dời vào trong đê Yên Phụ. Tiếp đó, chùa đã được trùng tu và mở rộng vào những năm 1624, 1628 và 1639. Từ thuở sơ khai, chùa được biết đến là chùa Khai Quốc. Sau đó đến thời của vua Lê Hy Tông đã đổi tên thành Trấn Quốc và sử dụng đến ngày nay.

Vào thời Lý Trần, chùa Trấn Quốc đã từng là một trung tâm Phật Giáo, nơi được các vị vua cùng quan triều đình thường xuyên lui tới để vãn cảnh, ngự giá trong những dịp lễ. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Trấn Quốc vẫn luôn là một trong các địa điểm được nhiều du khách từ khắp nơi ghé đến để cầu mong bình yên.

Chùa Trấn Quốc chính là một trong những ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất tại thủ đô nên không khó hiểu khi nơi đây thu hút được rất nhiều cư dân đến dâng hương và bái Phật vào các ngày mùng một, rằm cũng như những thời điểm lễ Tết nổi bật như ngày đầu năm mới.

Bên cạnh đó, địa điểm này còn là một trong những nơi du lịch tâm linh được nhiều du khách quốc tế kế tham mỗi khi có dịp đến Hà Nội. Bạn có thể đến chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để tận hưởng được bầu không khí an nhiên, tĩnh lặng nơi cửa phật. Nếu bạn không thích sự đông đúc, hãy đến chùa vào những ngày bình thường trong tháng nhé.

Như chúng tôi đã nói ở trên, chùa Trấn Quốc tọa lạc ngay vị trí trung tâm thủ đô với diện tích lớn và mặt tiền nổi bật nên sẽ rất dễ để bạn tìm thấy. Chùa nằm trên con đường Thanh Niên và ngay sát Hồ Tây cùng hồ Trúc Bạch. Đây chính là khu vực nối liền tất cả những quận tại Hà Nội.

Bạn có thể lựa chọn xuất phát từ mọi vị trí và di chuyển bằng mọi phương tiện để đến với chùa Trấn Quốc, kể cả xe bus. Du khách có thể lựa chọn một trong hai tuyến xe bus chính là tuyến số 33 đi từ bến xe Yên Nghĩa đến Xuân Đỉnh hoặc tuyến xe buýt số 50 đi từ Long Biên đến sân vận động Quốc gia.

Cả hai tuyến xe bus này đều sẽ đi xuyên suốt thành phố và có điểm dừng cho ngay gần chùa nên rất thuận tiện cho bạn di chuyển. Trong trường hợp bạn lựa chọn di chuyển bằng xe máy, hãy sử dụng Google Maps để tránh việc lạc đường hoặc có thể hỏi thăm người dân cho tiện nhé.

Chùa Trấn Quốc không thu vé tham quan đối với người dân thủ đô và cả khách du lịch. Nên bạn có thể vào tự do chiêm bái, vãn cảnh. Phía trước cổng chùa có khu vực gửi xe ngay bên mặt hồ, nếu đi xe đến bạn gửi xe tại đây trước khi vào chùa, vé gửi xe 5.000 VND/ xe máy/ lượt; ô tô 20.000 - 30.000 VND/ô tô/lượt.

Kiến trúc của chùa Trấn Quốc

Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa Trấn Quốc chính là thể hiện được sự thẩm mỹ của kiến trúc phương Đông, gắn liền với cảnh quan trời nước xung quanh. Tương tự như hầu hết các ngôi chùa khác trên khắp đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc cũng có nhiều nếp nhà.

Chùa hiện đang có ba nếp nhà chính, bao gồm tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện, được nối với nhau tạo thành hình chữ Công. Bên hông của thượng điện và nhà thiêu hương sẽ là hai dãy hành lang. Phía sau thượng điện là gác chuông. Tọa lạc bên trái đó là nhà bia và bên phải là nhà tổ.

Vào năm 1998, chùa Trấn Quốc đã được xây dựng thêm bảo tháp lục độ đài sen, tọa lạc ngay khuôn viên của chùa với 11 tầng và cao 15m, có diện tích mặt sàn lên đến 10,5m vuông. Tại mỗi tầng của tháp đều bao gồm 6 ô cửa vòm và tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Tổng số tượng trong tháp đang có là 66 pho và ngay trên đỉnh có 9 tầng đài sen cũng được làm từ đá quý.

Bảo Tháp lục độ đài sen

Ngay khi di chuyển đến đường Thanh Niên, bạn cũng đã dễ dàng nhìn thấy tòa Bảo Tháp này. Tòa Bảo Tháp được khởi công vào năm 1998 và đến năm 2003 thì hoàn thành. Bảo Tháp lục độ đài sen sở hữu chiều cao lên đến 15m và bao gồm 11 tầng. Điểm đặc biệt nhất có thể kể đến ở tòa Bảo Tháp này là bên trong mỗi tầng sẽ có 6 pho tượng Phật được chế tác từ đá quý.

Tọa lạc trên đỉnh tòa là một tháp sen 9 tầng hay còn được biết đến với tên gọi là Cửu phẩm liên hoa, cũng được chế tác từ đá quý giúp tạo nên sự linh thiêng và uy nghiêm cho ngôi chùa. Đây cũng chính là một trong những công trình được nhiều du khách ghé tới để tham quan và tìm hiểu.

Tiền đường

Khi đi qua vườn tháp cổ, bạn sẽ đến ngay khu vực Tiền đường. Đây cũng chính là nơi an vị của rất nhiều pho tượng độc đáo, đặc biệt trong số đó là tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn. Pho tượng này cũng được bình chọn là một trong những tượng Phật nằm đẹp nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều pho tượng Phật khác được đúc từ đồng rất đẹp.

Thượng điện

Khu vực thượng điện tại chùa Trấn Quốc là nơi đang lưu trữ 14 tấm bia và trên những tấm bia này sẽ khắc các bài thơ của những vị tiến sĩ đình đám. Đằng sau Thượng điện là một gác chuông, được xây dựng thành khu nhà ở 3 gian bằng gỗ, có mái ngói đỏ vảy cá mang nét truyền thống, cổ kính.

Cây bồ đề

Cây bồ đề tại chùa Trấn Quốc cũng là một trong những điểm tham quan thu hút được sự quan tâm từ rất nhiều du khách lẫn những chư tăng Phật tử. Điểm đặc biệt của cây bồ đề này là chúng được chiết từ chính cây Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Đức Phật Thích Ca đã ngồi hành đạo vào hơn 25 thế kỷ trước. Nhờ sự chăm sóc từ những sư trụ trì nơi đây nên cây bồ đề vẫn phát triển xanh tốt qua nhiều năm.

Kho tàng kỷ vật Phật Giáo

Nếu đã có dịp đến với chùa Trấn Quốc, bạn không thể bỏ qua kho tàng Phật giáo đồ sộ và mang đậm tính lịch sử văn hóa tín ngưỡng tại đây. Ngôi chùa hiện đang sở hữu cho mình rất nhiều pho tượng Phật cùng Bồ Tát được chế tạo từ những loại đá quý đặt trong Thượng điện. Đặc biệt, khi di chuyển vào bên trong bạn sẽ chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được chế tác vô cùng tinh xảo.

Khi tham quan những địa điểm tâm linh và linh thiêng như chùa Trấn Quốc, du khách đặc biệt lưu ý về trang phục cũng như cách hành xử sao cho phù hợp và tôn trọng chốn lịch sử, tôn nghiêm. Ngay sau đây sẽ là một vài điều bạn nên lưu ý khi tham quan chùa Trấn Quốc:

Về phục trang

  • Không lựa chọn những trang phục với kích cỡ quá ngắn hoặc thiết kế hở bạo như váy xẻ tà, váy ngắn, những loại áo croptop, hai dây,... hoặc các thiết kế khác như quần tất lưới đều không nên mặc vào những nơi linh thiêng.

  • Bạn nên lựa chọn cho mình những bộ đồ với màu sắc trang nhã, thiết kế lịch thiệp, có thể lựa chọn mang những chiếc áo có cổ để tăng thêm phần trang nghiêm.

Về cách hành xử

  • Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên sẽ là cách hành xử cơ bản bạn nên tuân thủ tại chốn tôn nghiêm. Hãy lưu giữ cho không gian yên tĩnh, thanh bình. Không văng tục, chửi bậy hoặc có những hành động phản cảm ngay tại chùa hay bất kỳ không gian tâm linh, uy nghiêm nào khác.

  • Bạn cũng nên có ý thức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan xung, không vứt rác bừa bãi hay ngắt hoa bẻ cành cũng như hút thuốc tại chùa. Các hành động này sẽ làm phá vỡ đi cảnh quan cũng như vẻ đẹp yên bình nơi đây.

  • Một lưu ý đặc biệt khác, nếu bạn muốn tham quan chùa để tận hưởng được bầu không khí tâm linh, yên bình và tĩnh lặng, bạn không nên lựa chọn đến đây vào những ngày lễ Tết mùng 1 hoặc rằm mà hãy đến đây vào các ngày khác trong năm nhé.

Vừa rồi, Justfly đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích liên quan đến địa điểm tham quan tâm linh, uy nghiêm - chùa Trấn Quốc. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm mang sự thanh bình, yên tĩnh nơi chốn cửa Phật, đừng bỏ qua chùa Trấn Quốc nhé.

Chùa Trấn Quốc, Hà Nội

Giờ mở cửa

08:00 - 16:00(Đang mở cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

46 Đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

 46 Đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

5 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Chùa Trấn Quốc chính là một trong những ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất tại thủ đô nên có nhiều cư dân đến dâng hương và bái Phật vào các ngày mùng một, rằm cũng như những thời điểm lễ Tết nổi bật như ngày đầu năm mới. Bạn có thể đến chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để tận hưởng được bầu không khí an nhiên, tĩnh lặng nơi cửa phật. Nếu bạn không thích sự đông đúc, hãy đến chùa vào những ngày bình thường trong tháng nhé.

Bạn có thể lựa chọn xuất phát từ mọi vị trí và di chuyển bằng mọi phương tiện để đến với chùa Trấn Quốc như xe máy, ô tô, kể cả xe bus. Du khách có thể lựa chọn một trong hai tuyến xe bus chính là tuyến số 33 đi từ bến xe Yên Nghĩa đến Xuân Đỉnh hoặc tuyến xe buýt số 50 đi từ Long Biên đến sân vận động Quốc gia.

  • Không lựa chọn những trang phục với kích cỡ quá ngắn hoặc thiết kế hở bạo như váy xẻ tà, váy ngắn, những loại áo croptop, hai dây,... hoặc các thiết kế khác như quần tất lưới đều không nên mặc vào những nơi linh thiêng.
  • Bạn nên lựa chọn cho mình những bộ đồ với màu sắc trang nhã, thiết kế lịch thiệp, có thể lựa chọn mang những chiếc áo có cổ để tăng thêm phần trang nghiêm.

Chùa Trấn Quốc mở cửa từ 8h - 16h tất cả các ngày. Riêng ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, chùa mở cửa từ 6h - 18h và Giao thừa Tết Nguyên đán chùa mở cửa cả đêm.

  • Kiến trúc của chùa Trấn Quốc: Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa Trấn Quốc chính là thể hiện được sự thẩm mỹ của kiến trúc phương Đông, gắn liền với cảnh quan trời nước xung quanh. Tương tự như hầu hết các ngôi chùa khác trên khắp đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc cũng có nhiều nếp nhà. Một số công trình nổi bật của chùa:
  • Bảo Tháp lục độ đài sen
  • Tiền đường
  • Thượng điện
  • Cây bồ đề
  • Kho tàng kỷ vật Phật Giáo

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678