06:00 - 21:00(Đang đóng cửa)
Số 364 đường Lạc Long Quân, thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Danh lam thắng cảnh
Bạn có thể tham quan chùa Vạn Niên vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng.
Đến với chùa Vạn Niên, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện di chuyển những tối ưu hơn cả vẫn là di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Chùa Vạn Niên cách trung tâm của thành phố Hà Nội khoảng 10km.
Quý khách có thể tham khảo lộ trình tối ưu thời gian nhất từ trung tâm Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm) tới chùa Vạn Niên là Hồ Hoàn Kiếm – đường Lê Thái Tổ (hướng nam) – Hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân.
Còn nếu quý khách lựa chọn phương tiện xe bus thì tuyến xe thích hợp là tuyến số 25, 33, 55 và điểm dừng lân cận tại ngã ba Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn cách chùa khoảng 500m.
Hiện tại chùa Vạn Niên không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.
Lịch sử của ngôi chùa này lâu đời, được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên. Trước đây chùa có tên là chùa Vạn Tuệ và đổi thành chùa Vạn Niên theo phái Mật Tông.
Trải qua nhiều năm lịch sử, ngôi chùa đã xuống cấp và phải trùng tu rất nhiều lần. Trong đó, lần trùng tu lớn nhất phải cải tạo lại toàn bộ kiến trúc là vào thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn. Điều này đã tác động đến kiến trúc của ngôi chùa khá nhiều và cũng là điểm nhấn thu hút du khách xa gần ghé thăm quan.
Ngôi chùa Vạn Niên Mật Tông có lối kiến trúc hầu như toàn bộ bằng gỗ với những hoa văn tinh xảo đậm nét văn hóa người phương Đông. Trong đó, các gian điện ngôi chùa được xây dựng quay về phía Đông thể hiện ước vọng, khát khao.
Tổng thể thiết kế kiến trúc ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính, nhà Tăng và nhà phụ. Bao quanh kiến trúc ngôi chùa là vườn cây cổ thụ làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng. Nhờ đó sẽ tạo nên một tổng thể không gian u tịch, tĩnh lặng vf di tích văn hóa, nghệ thuật vô cùng đặc sắc, hài hòa.
Để vào chùa Vạn Niên sẽ có 2 cổng, một cổng phụ nằm ngay mặt đường Lạc Long Quân còn cổng chính nằm hướng ven Hồ Tây. Cổng chính ngôi chùa được xây bằng gạch, xi măng và vôi. Sau thời gian, cổng chùa có nhiều lớp rêu phong phủ kín rất tĩnh lặng và cổ kính. Cổng phụ chùa làm bằng gỗ tạo nên nét đẹp cổ kính, uy nghiêm.
Công trình tượng Phật tại chùa Vạn Niên Tây Hồ do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng Thích Ca nặng gần 600 cân làm hoàn toàn từ một phiến đá quý từ Myanmar mà không có sự chắp ghép và pha trộn. Phiến đá quý tạc tượng này được vận chuyển đến tận Trung Quốc và thực hiện tạo tượng trong vòng 2 năm rồi vận chuyển về Việt Nam.
Pho tượng phật Thích Ca khánh thành vào ngày lễ Vu Lan. Hiện nay, công trình kiến trúc đặc sắc và ấn tượng này hấp dẫn đông đảo du khách ghé thăm chùa. Đây là công trình độc đáo mà không phải ngôi chùa nào cũng có thể sở hữu được.
Ngoài bức tượng Phật Thích Ca, hiện ngôi chùa còn giữ bộ di vật cổ quý với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần thời Lê, Tây Sơn. Bên cạnh đó còn có bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” được đúc vào thời Gia Long.
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, chùa được trùng tu tôn tạo lớn vào năm 1992 đến nay. Nhiều nhà sư danh tiếng của Việt Nam từng trụ trì ngôi chùa này như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường, Thích Viên Thành…
Khi bước vào bên trong khuôn viên của chùa Vạn Niên Mật Tông, bạn sẽ thấy khung cảnh trang nghiêm, sạch sẽ, cây cối thanh mát. Ngôi chùa chính (đền Mẫu) được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính làm bằng gỗ. Bên điện Mẫu là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh với bầu không khí mát lạnh, nhẹ nhàng, thanh bình.
Sau khi tham quan, lễ bái tại chùa Vạn Niên, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng khác khá gần với chùa như:
Chùa Vạn Niên có đưa ra một số quy định khi vào chùa mà mỗi du khách thập phương đều cần nên nắm rõ trước khi đến chùa. Justfly sẽ tổng hợp ngay dưới đây để bạn đọc dễ dàng tham khảo:
Khi vào chùa, Quý vị đi xe đạp, xe máy hoan hỷ xuống xe tắt máy từ ngoài cổng và gửi xe đúng nơi quy định.
Quý vị khi đến chùa nên thực hiện nếp sống văn minh: trang phục gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, không nói lời có ý xuyên tạc, đả kích và chia rẽ đoàn kết; không chen lấn xô đẩy; không vứt rác bừa bãi, rác phải bỏ vào thùng rác.
Để thể hiện lòng từ bi, Quý vị không được hái hoa, không bẻ cành cây, không trèo cây, leo núi đá; không bắt cá hay bỏ bất cứ vật gì xuống hồ.
Không được mang vũ khí, ma túy, chất nổ, chất dễ cháy, rượu bia, súc vật, … và văn hóa phẩm đồi trị vào chùa.
Quý vị lễ Phật mang theo vật cúng hoan hỷ đến Bàn Soạn Lễ gặp người phục trách hướng dẫn để tiến lễ. Quý vị có lòng hảo tâm cúng dường Tam Bảo xin gửi vào thùng công đức hoặc liên hệ đến bàn Thư Ký.
Cùng nhau bảo vệ tài sản Tam Bảo: không leo, trèo, tô, vẽ, khắc, khảm lên cột, tường, tượng Phật, bàn ghế, trống, chuông mõ và các pháp khí khác.
Quý vị khi lễ Phật: không đội mũ, không hút thuốc lá; không thắp nhiều hương (mỗi bình hương chỉ thắp một nén nhang).
Không đến gần những khu vực để biển báo cấm và phòng riêng nội tự.
Quý vị đến chùa có trẻ nhỏ đi cùng, hoan hỷ giữ trẻ không để chạy nhảy, đùa nghịch, hò hét… đặc biệt không cho trẻ đến gần khu vực nấu ăn.
Quý vị hoan hỷ không để diễn ra bất cứ hoạt động mua bán, bói toán, ăn xin, rải truyền những tờ bướm, tranh ảnh… vụ lợi với mọi hình thức trong khuôn viên chùa mà chưa qua sự xem xét chấp thuận của bổn tự.
Đối với các đoàn khách tham quan du lịch trong nước cũng như nước ngoài xin Trưởng Đoàn hoặc Hướng Dẫn Viên hoan hỷ thuyết minh đúng thông tin về bổn tự, mọi thắc mắc cần liên hệ với phòng Tri Khách.
Một thông điệp chung khẩn thiết gửi đến Quý vị: “Nước đang khan hiếm ở khắp nơi – Mọi người hãy tiết kiệm từng giọt nước”, “Điện là tài sản của quốc gia- Chúng ta hãy sử dụng tiết kiệm điện”
Trên đây là những chia sẻ về ngôi chùa Vạn Niên Mật Tông với vẻ đẹp của khung cảnh thanh bình và lối kiến trúc độc đáo. Justfly mong rằng bạn sẽ có những phút giây thư giãn khi vãn cảnh chùa vào dịp gần nhất.
8 đánh giá
Chùa Vạn Niên ở đâu?
Ngôi chùa này tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, ven bờ phía tây hồ Tây, Hà Nội. Ngôi chùa có 2 cổng, cổng phụ toạ lạc ở số 364 đường Lạc Long Quân, thôn Vệ Hồ, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Chùa Vạn Niên mấy giờ mở cửa?
Chùa Vạn Niên mở cửa lúc 6h và đóng cửa lúc 21h.
Nên tới chùa Vạn Niên khi nào?
Bạn có thể tham quan chùa Vạn Niên vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng.
Cách di chuyển tới chùa Vạn Niên?
Đến với chùa Vạn Niên, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện di chuyển những tối ưu hơn cả vẫn là di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Chùa Vạn Niên cách trung tâm của thành phố Hà Nội khoảng 10km.
Xe máy hoặc ô tô: Quý khách có thể tham khảo lộ trình tối ưu thời gian nhất từ trung tâm Hà Nội (hồ Gươm) tới chùa Vạn Niên là Hồ Gươm – đường Lê Thái Tổ (hướng nam) – hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân.
Xe bus: Còn nếu quý khách lựa chọn phương tiện xe bus thì tuyến xe thích hợp là tuyến số 25, 33, 55 và điểm dừng lân cận tại ngã ba Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn cách chùa khoảng 500m.
Giá vé tham quan chùa Vạn Niên?
Hiện tại chùa Vạn Niên không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.