08:30 - 17:30(Đang đóng cửa)
Số 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Bảo tàng
02437562193
information@vme.org.vn
http://www.vme.org.vn/
Địa chỉ: Số 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Giờ mở cửa bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Hàng ngày từ 8:30 – 17:30 trừ thứ Hai & Tết Nguyên đán.
Bạn có thể tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, tuyệt vời nhất vẫn là mùa hè hoặc mùa thu bởi không khí lúc này cực kỳ dễ chịu và mát mẻ.
Bạn có thể đến tham quan, khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bằng các loại phương tiện như xe máy, xe ô tô, hoặc cả xe bus đều được cả.
Ở Hà Nội có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Tùy theo nơi ở mà bạn có thể bắt các tuyến xe như:
Từ Hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo các tuyến đường sau: Lê Thái Tổ - Hàng Trống - Hàng Bông - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Ông Ích Khiêm - Kim Mã - Đào Tấn - Nguyễn Văn Huyên là tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Giá vé Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như sau:
Ngoài ra, địa điểm tham quan này còn cung cấp một số dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu của du khách:
Lưu ý: Trên đây chỉ là giá tham khảo, du khách có thể truy cập website chính thức của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để cập nhật giá mới nhất vào thời điểm đi tham quan.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khởi công xây dựng từ năm 1981 với diện tích ban đầu 3,27 ha. Sau đó, thêm 1 ha đất được cấp để mở rộng và nâng tổng diện tích của bảo tàng lên 4,4 ha.
Nơi đây được ví như thế giới thu nhỏ, thể hiện rõ nét lịch sử văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật được trưng bày đa dạng, bao gồm y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ và nhiều thể loại khác.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho học sinh, sinh viên và những du khách đam mê khám phá văn hóa dân tộc. Bảo tàng cung cấp kiến thức về phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt và đặc điểm của từng dân tộc một cách vô cùng chân thực. Ngoài ra, bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động tinh thần bổ ích được du khách đánh giá cao.
Bảo tàng gồm có 3 khu trưng bày thú vị: Tòa Trống đồng, Vườn Kiến trúc, tòa Cánh diều. Tại đây còn có nhiều trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ.
Tòa nhà Trống đồng - tòa nhà 2 tầng là một trong hai tòa trưng bày tại bảo tàng. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (người Tày), mô phỏng theo hình chiếc trống đồng của văn minh Đông Sơn.
Tòa Trống đồng có tổng diện tích trưng bày lên đến 2.000m2, khai trương tháng 11/1997. Phần lớn tòa nhà được dành để trưng bày về 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với những hiện vật, ảnh, phim cùng các khu tái tạo sinh động cùng nhiều bài viết nghiên cứu hấp dẫn.
Lộ trình tham quan tòa Trống đồng gồm 9 phần chính, được hệ thống nhất quán vô cùng lý thú. Tại đây còn có một không gian để tổ chức các trưng bày nhất thời.
Tòa nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều được xây dựng từ tháng 6/2007 và khai trương vào năm 2013. Tòa Cánh diều trưng bày về cư dân ngoài Việt Nam như các dân tộc Đông Nam Á.
Nơi đây được thiết kế bởi các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng Hà Nội, mô phòng theo cánh diều - nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Đông Nam Á.
Tại tòa nhà có 4 chủ đề thường xuyên là Văn hóa Đông Nam Á, Một thoáng châu Á, Tranh kính Indonesia, Vòng quanh thế giới. Ngoài ra còn có khu trưng bày nhất thời, hội trường, phòng chiếu phim, các hoạt động giáo dục.
Khu trưng bày ngoài trời - Vườn Kiến trúc được xây dựng từ năm 1998 - 2006 và rộng khoảng 2ha. Nơi đây giới thiệu 10 công trình kiến trúc dân gian độc đáo của 10 dân tộc Việt Nam như khuôn viên nhà người Chăm, nhà Rông Bana, nhà người Việt, nhà mồ Giarai, nhà Dài Ê Đê, nhà mồ Cơtu, nhà sàn Tày, nhà trệt Hmông, nhà trình tường của người Hà Nhì và nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao.
Vườn Kiến trúc được bao phủ bởi nhiều loại cây cối xanh ngát, dòng suối nhân tạo mát lành. Nơi đây giới thiệu sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là nơi để khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo, mà còn mang đến cho du khách nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đi thăng bằng… Đây đều là những trải nghiệm có 1-0-2 mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Địa điểm du lịch này còn khiến du khách thích thú với những buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo như:
Để tham quan bảo tàng thuận tiện và trọn vẹn, bạn nên:
Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm đi bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà Justfly muốn giới thiệu với bạn. Bạn hãy bỏ túi thêm những kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc và lên lịch trình 1 ngày ở Hà Nội đầy thú vị bạn nhé.
5 đánh giá
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đâu?
Địa chỉ: Số 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Nên đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khi nào?
Bạn có thể tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, tuyệt vời nhất vẫn là mùa hè hoặc mùa thu bởi không khí lúc này cực kỳ dễ chịu và mát mẻ.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mở cửa lúc mấy giờ?
Giờ mở cửa bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Hàng ngày từ 8:30 – 17:30 trừ thứ Hai & Tết Nguyên đán.
Giá vé tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam?
Giá vé Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như sau:
Ngoài ra, địa điểm tham quan này còn cung cấp một số dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu của du khách:
Lưu ý: Trên đây chỉ là giá tham khảo, du khách có thể truy cập website chính thức của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để cập nhật giá mới nhất vào thời điểm đi tham quan.
Cần lưu ý gì khi tới bảo tàng Dân tộc học Việt Nam?
Để tham quan bảo tàng thuận tiện và trọn vẹn, bạn nên: