Cầu Long Biên, Hà Nội

Cầu Long Biên, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Hiếu Mai

Hiếu Mai

08:43 30/12/23

Câu cầu gắn liền với lịch sử Hà Nội với những năm tháng hào hùng

Nguyễn Thuỳ Liên

Nguyễn Thuỳ Liên

14:10 10/10/23

Nơi có nhiều dấu ấn lịch sử. Mình chạy xe máy ngang qua và dừng lại ngắm cảnh sông Hồng, hoàng hôn trên cầu cũng rất đẹp.

Phan Mỹ Nhung

Phan Mỹ Nhung

16:27 06/10/23

Cây cầu hơn 100 năm lịch sử. Thật tuyệt vời!

Hiếu Ngân

Hiếu Ngân

15:36 16/09/23

Cầu Long Biên là cây cầu lịch sử từng chứng kiến không ít thăng trầm của Thủ đô. Trải qua nhiều thăng trầm, cây cầu vẫn đứng đó đầy hiên ngang, trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng những người con Hà Nội. Bên cạnh đó, đây cũng là toạ độ lý tưởng để bạn ngắm nhìn một Hà Nội rất khác, hoài cổ và đầy lãng mạn.

Huy Anh

Huy Anh

08:43 02/09/23

Một chỗ ăn ngô nướng mùa đông rất ngon

Hoàng Huyền Trang

Hoàng Huyền Trang

17:14 22/08/23

Một nơi đẹp để check in, đạp xe, đi bộ mỗi khi bình mình hoặc chiều tà

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Hơn một thế kỷ sừng sững bắc ngang con sông Hồng, cầu Long Biên, Hà Nội không chỉ là chứng nhân lịch sử vĩ đại của người Hà Nội, mà còn là một điểm đến quá quen thuộc giữa nơi trung tâm náo nhiệt.

Nếu nhìn thoáng qua, có thể bạn sẽ nghĩ cầu Long Biên không khác gì so với những cây cầu khác, thậm chí có vẻ cũ kỹ và xập xệ. Tuy nhiên ít ai biết được cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng. Thuộc địa phận quận Long Biên, cây cầu này là cầu nối hai quận của Thủ đô Hà Nội là quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm với nhau. Được biết, cây cầu này do người Pháp xây dựng vào năm 1898 - 1902 với tên gọi là cầu Doumer.

Tên gọi cầu Long Biên được đặt kể từ khi thủ đô Hà Nội được giải phóng và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Ngày nay, cây cầu này là địa điểm du lịch Hà Nội được rất nhiều du khách nước ngoài ghé thăm khi muốn khám phá phố cổ Hà Nội và nhiều bạn trẻ đến check-in.

Bình minh và hoàng hôn hai thời điểm lý tưởng nhất mà bạn nên đến tham quan cầu Long Biên. Khi đến đây vào sáng sớm bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, khoáng đạt, rộng mở đầu ngày, ngắm mặt trời lên từ phía xa cũng như chứng kiến những nhịp sống đầu tiên khởi đầu ngày mới của người dân thủ đô.

Còn nếu đi vào lúc hoàng hôn bạn sẽ được ngắm khung cảnh xế chiều ấm áp, huyền ảo xa xăm cũng như sự hối hả trở về nhà đoàn tụ sum họp của người dân sau một ngày làm việc vất vả, thành phố bắt đầu lên đèn đầy màu sắc lung linh phồn hoa…

Dù là thời điểm nào thì khung cảnh sông Hồng rộng mở, thơ mộng với những chiếc sà lan chầm chậm trôi kết hợp với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của cây cầu cũng sẽ khiến bạn có được những trải nghiệm vô cùng đặc biệt, sâu lắng.

Muốn ghé thăm cây cầu lịch sử này, bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc đi taxi, xe ôm công nghệ. Tuy nhiên việc di chuyển đến cầu thường xuyên gặp nhiều trở ngại do giao thông tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm, từ 06h00 - 09h00 và 16h00 - 19h30.

Do đó, du khách nên gửi xe trong phố và đi bộ lên cầu để có hành trình tham quan thảnh thơi, thuận lợi. Ngoài ra, du khách có thể đến cầu Long Biên bằng xe buýt với các tuyến có trạm dừng gần chân cầu như: tuyến xe buýt số 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B.

Cầu Long Biên không thu phí tham quan nên bạn có thể thoải mái tham quan và checkin nhé.

Cầu Long Biên được khởi công xây dựng từ năm nào?

Trải qua quá trình đấu thầu của các nhà đầu tư, cầu Long Biên được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 12 tháng 9 năm 1898 với tổng vốn đầu tư 5,390,794 Franc Pháp và cây cầu này đã trở thành là công trình xây dựng lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Sau hơn 3 năm xây dựng Cầu Long Biên chính thức được khánh thành vào ngày 28 tháng 2 năm 1902, với tên gọi cầu Doumer – tên của vị toàn quyền Đông Dương sở tại. Cây cầu này được thực dân Pháp kỳ vọng là công cụ phục vụ khai thác thuộc địa đắc lực tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Tên cầu Long Biên như hiện tại do Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đặt lại vào năm 1945.

Đơn vị thiết kế và xây dựng cầu

Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng bởi nhà thầu Pháp nổi tiếng Daydé & Pillé (Paris). Cầu được xây dựng bằng những phương pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ, vừa đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật vừa đảm bảo được yếu tố nghệ thuật.

Toàn bộ phần thân cầu là kết cấu thép xếp tầng chặt chẽ, thiết kế hài hoà và ấn tượng. Nhìn từ xa, cây cầu trông giống hệt một con rồng khổng lồ uốn lượn, bắt qua con sông Hồng mênh mông.

Kiến trúc độc đáo của cầu Long Biên

Ở thời điểm xây dựng, Long Biên được xem là cây cầu tầm cỡ nhất trong khu vực và cả thế giới. Kết cấu cầu gồm có 19 nhịp dầm thép, bên dưới là 20 trụ lớn với tổng chiều dài lên đến 2.290 m. Phía tây của cầu là 896 m đường bằng đá dẫn lên cầu.

Với chiều rộng 4,75 m, cầu được chia thành 3 phần đường chính. Trong đó, 2 bên có 2,6 m dành cho ô tô, xe máy và các loại xe thô sơ, 0,4 m ngoài cùng là phần dành cho người đi bộ. Chính giữa là khu vực đường sắt chuyên dụng cho tàu hoả hoạt động.

Khác với những cây cầu ở Việt Nam, luồng giao thông trên cầu hướng về bên trái. Đây cũng chính là kiểu thiết kế quen thuộc ở các nước Châu Âu, điển hình là nước Pháp. Rất nhiều người liên tưởng cây cầu này với cầu Tolbiac nối liền thành phố Orléans với Paris, Pháp.

Lúc khánh thành, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới, sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East – River của Mỹ. Thậm chí, cây cầu lịch sử còn từng được ví von là tháp Eiffel nằm ngang của Thủ đô Hà Nội. Với kiến trúc bằng sắt ấn tượng, nhiều năm qua, Long Biên vẫn là cây cầu được nhắc đến nhiều nhất ở Hà thành.

Lịch sử thăng trầm cùng đất nước của cầu Long Biên

Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử quan trọng đã chứng kiến những cột mốc lịch sử hào hùng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta.

Ngày 02/09/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác với niềm vui sướng và tự hào, hạnh phúc bao nhiêu thì cây cầu đều ghi lại những kỷ niệm không bao giờ quên ngay trong khoảnh khắc đó.

Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập tràn biển cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô, cây cầu bày cũng đứng đó hiên ngang và chứng kiến niềm hân hoan vô bờ của dân tộc. Và rồi sau đó 21 năm, cũng chính cây cầu ấy lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập thống nhất toàn diện đất nước, giải phóng miền Nam. Cứ như thế, trải qua hơn 100 năm lịch sử thâm trầm, cầu Long Biên không còn là một hiện vật vô tri vô giác, mà nó như người bạn đồng hành cùng mỗi người dân và đất nước ta bước qua bao nhiêu gian khổ vậy.

Những trải nghiệm thú vị khi ghé thăm cầu Long Biên

Tìm địa điểm ngắm toàn cảnh cây cầu

Từ trên cầu phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ thấy cả một trời xanh mướt của ruộng ngô, rau cỏ hòa chung với những mái nhà nhỏ bé và làn nước đỏ nặng phù sa từ sông Hồng. Còn gì tuyệt vời hơn giữa chốn xô bồ đô thị bạn vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội thật khác khi không có đèn xe đông đúc, cùng một không gian mở rộng, đầy nắng gió mây trời và cỏ cây sông nước.

Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ cầu Long Biên

Bạn sẽ không thấy lạ khi cầu Long Biên là điểm tham quan tại Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn để “lang thang”, dạo vài vòng bằng xe máy, hít thở bầu không khí bình yên ngay trung tâm Thủ đô. Là địa điểm mà nhiều người đến lựa chọn check-in Hà Nội, kỷ niệm mùa hoa loa kèn tháng Tư…

Và một buổi chiều ngắm hoàng hôn trên cầu lãng mạn cũng là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn.

Thưởng thức cà phê ở Trần Nhật Duật ngắm cầu Long Biên

Là địa điểm mà bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh cầu Long Biên cổ kính, vững chãi qua bao năm tháng, quán cà phê trên đường Trần Nhật Duật nằm trên tầng 4 của một tòa nhà với không gian mở. Bạn có thể gọi một ly cà phê vừa nhâm nhi vừa trò chuyện và phóng tầm mắt quan sát cây cầu, bãi đá sông Hồng hay khu chợ sầm uất cạnh đó. Và đừng quên những bức hình sống ảo hút mắt nhé!

Thử ngô và khoai nướng trên cầu

Cầu Long Biên về đêm cũng không quá vắng vẻ, hiu quạnh khi dòng người qua lại ít đi mà mùa hè là địa điểm hóng mát, mùa đông lại là nơi lý tưởng để ngồi lại ăn ngô khoai nướng, hưởng không khí lạnh mà suýt xoa những câu chuyện.

Chụp ảnh với bãi đá Sông Hồng

Ngay dưới chân cầu Long Biên là bãi đá Sông Hồng, một địa điểm không còn mấy xa lạ đối với nhiều bạn trẻ. Từ cầu Long Biên, bạn sẽ tìm thấy một cầu thang dẫn xuống bãi đá. Đi sâu vào bên trong sẽ thấy rất nhiều cây cối, đi tiếp đến khi gặp người dân xung quanh và hỏi đường bạn sẽ thấy bãi đá Sông Hồng. Vào mùa cỏ lau khoảng từ tháng 10 đến tháng 11, bãi đá là nơi được nhiều bạn trẻ cũng như các nhiếp ảnh gia tìm đến. Khi đó nơi đây có một vẻ đẹp rất thơ mộng và đẹp tựa như bức tranh làng quê yên bình.

Những điều cần lưu ý khi tham quan, khám phá cầu Long Biên:

  • Thêm nơi đây vào khung giờ khoảng từ 15h - 17h trong lịch trình 1 ngày ở Hà Nội để tận hưởng trọn vẹn nét đẹp của cầu Long Biên.

  • Tham quan cầu Long Biên tốt nhất là nên đi bộ, xe buýt hoặc đi bằng xe máy. Bạn có thể dừng lại bất cứ đâu trên cầu hay xung quanh cầu, dưới chân cầu để ngắm, để thấy được mọi dấu tích, vẻ đẹp của cây cầu và cảnh vật xung quanh.

  • Điểm chụp hình yêu thích: sân ga Long Biên. Từ bãi giữ xe tại chân cầu bạn dịch chuyển lên đường ray trên cầu và tha hồ thả dáng tự sướng.

  • Cầu đã được xây dựng từ rất lâu và đã tương đối cũ kỹ nên khi đến đây bạn không được đu vịn vào những thanh sắt của cây cầu tránh trường hợp không may xảy ra.

  • Đường cầu khá hẹp và nhiều đoạn sạt lún nên khi di chuyển trên cầu bạn nên đi lại chậm và quan sát trước sau kỹ càng trước khi sang đường.

  • Khi chụp ảnh check-in tại đường ray, tuyệt đối cẩn thận quan sát và lắng nghe tiếng còi tàu để tránh trường hợp tàu chạy qua không kịp di chuyển lên rất nguy hiểm.

  • Nếu có ý định ăn ngô, khoai nướng ven đường thì bạn nên hỏi giá đồ ăn cũng như giá thuê chiếu trước khi mua. Vì có rất nhiều trường hợp không hỏi giá trước nên bị người bán “chém” giá rất cao.

Cho dù bạn là khách du lịch đến Hà Nội hay là đang sinh sống tại thủ đô thì cũng hãy ít nhất một lần dành thời gian ghé qua cầu Long Biên nhé! Không chỉ để check-in sống ảo mà còn là cơ hội tuyệt vời để cảm nhận và khám phá một điểm đến nhuốm màu lịch sử của Việt Nam. Và Justfly hy vọng rằng bạn đã bỏ túi được kha khá kinh nghiệm du lịch Hà Nội và có những trải nghiệm đáng nhớ.

cau long bien hanoi

Cầu Long Biên, Hà Nội


Đánh giá


Địa chỉ

Cầu Long Biên, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Cầu Long Biên, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

6 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng. Thuộc địa phận quận Long Biên, cây cầu này là cầu nối hai quận của Thủ đô Hà Nội là quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm với nhau.

Cầu Long Biên xưa được xem là một trong những công trình tầm cỡ trong khu vực và thế giới với kết cấu gồm 19 nhịp dầm đặt trên 20 trụ cao bề thế. Cầu có tổng chiều dài lên đến 2,290m. Theo bản vẽ cầu Long Biên, phía Tây cây cầu còn có gần 900m đường dẫn lên cầu được xây bằng đá chắc chắn.

Bình minh và hoàng hôn hai thời điểm lý tưởng nhất mà bạn nên đến tham quan cầu Long Biên. Khi đến đây vào sáng sớm bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, khoáng đạt, rộng mở đầu ngày, ngắm mặt trời lên từ phía xa cũng như chứng kiến những nhịp sống đầu tiên khởi đầu ngày mới của người dân thủ đô.

Còn nếu đi vào lúc hoàng hôn bạn sẽ được ngắm khung cảnh xế chiều ấm áp, huyền ảo xa xăm cũng như sự hối hả trở về nhà đoàn tụ sum họp của người dân sau một ngày làm việc vất vả, thành phố bắt đầu lên đèn đầy màu sắc lung linh phồn hoa…

Dù là thời điểm nào thì khung cảnh sông Hồng rộng mở, thơ mộng với những chiếc sà lan chầm chậm trôi kết hợp với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của cây cầu cũng sẽ khiến bạn có được những trải nghiệm vô cùng đặc biệt, sâu lắng.

Muốn ghé thăm cây cầu lịch sử này, bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc đi taxi, xe ôm công nghệ. Tuy nhiên việc di chuyển đến cầu thường xuyên gặp nhiều trở ngại do giao thông tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm, từ 06h00 - 09h00 và 16h00 - 19h30.

Do đó, du khách nên gửi xe trong phố và đi bộ lên cầu để có hành trình tham quan thảnh thơi, thuận lợi. Ngoài ra, du khách có thể đến cầu Long Biên bằng xe buýt với các tuyến có trạm dừng gần chân cầu như: tuyến xe buýt số 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B.

Cầu Long Biên không thu phí tham quan nên bạn có thể thoải mái tham quan và checkin nhé.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
0968 368 678(8h - 24h)