07:30 - 17:30(Đang đóng cửa)
Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Danh lam thắng cảnh
https://thanhcoloa.vn/
Nếu muốn vãn cảnh, bạn có thể ghé thăm khu di tích này vào bất kỳ mùa nào trong năm tuỳ thích. Tuy nhiên, đẹp nhất vẫn là vào mùa hè – thời điểm hoa bằng lăng và hoa phượng nở. Lúc này, thời tiết cũng khá dễ chịu, nắng ráo phù hợp cho các hoạt tham quan ngoài trời.
Nếu muốn trải nghiệm không khí hội hè, du khách nên đến thành Cổ Loa vào ngày 5 – 6 tháng giêng. Đây là thời gian diễn ra Lễ hội Cổ Loa, lễ hội nhằm tôn vinh công đức của An Dương Vương trong việc xây thành và tạo dựng nhà nước Âu Lạc.
Ngoài ra, du khách còn có thể đến đây vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng để tham gia phiên chợ Xa. Phiên chợ ngày đã có từ lâu đời, chỉ họp 5 ngày mỗi tháng. Chợ họp từ 5h sáng đến 11h trưa, ngay tại trục đường chính dẫn vào thành.
Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 20 km. Du khách có thể đến thăm toà thành cổ này bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Trong đó, xe buýt vẫn là phương tiện được nhiều người lựa chọn hơn bởi sự tiện lợi và mức giá rẻ. Từ Hà Nội có khá nhiều tuyến xe buýt qua Cổ Loa, giá vé chỉ từ 7.000 – 9.000 VND/ lượt, tuỳ theo điểm xuất phát mà bạn có thể chọn cho mình tuyến phù hợp.
Ngoài xe buýt thì các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy cũng rất phù hợp để đi du lịch thành Cổ Loa. Du khách có thể tham khảo các lộ trình di chuyển sau đây:
Khu du tích Cổ Loa mở cửa cho khách tham quan từ 7h30 – 17h30 hàng ngày. Giá vé tham quan chỉ từ 5.000 – 10.000 VND/ người, miễn phí vé cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với Cách mạng. Chi phí làm lễ dâng hương là 600.000 VND/ đoàn, phí thuê hướng dẫn viên du lịch dao động từ 300.000 VND/ hướng dẫn.
Giá trị, ý nghĩa của thành Cổ Loa thể hiện ở ba mặt: quân sự, xã hội và văn hóa. Về mặt quân sự, với các bức thành kiên cố, vững chắc, cùng hào, ụ và lũy sâu rộng, Loa Thành là nơi bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Từ góc độ xã hội, Cổ Loa chứng minh cho sự phân hóa của xã hội và xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn. Về mặt văn hóa, Cổ Loa đại diện cho sự sáng tạo kỹ thuật và văn hóa của người Việt cổ. Các cấu trúc như đá kè chân thành, gốm trải rải rác, hào nước uốn lượn và ụ lũy phức tạp là biểu tượng cho thời kỳ An Dương Vương. Với những giá trị quan trọng này, Loa Thành là một trong 21 khu du lịch Quốc gia Việt Nam và được xếp hạng di tích quốc đặc biệt ngày 27/9/2012.
Thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng theo dấu tích còn lại, chỉ có 3 vòng. Thành có chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5km và vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm của thành khoảng 2 km². Thành được xây bằng phương pháp đào đất, khoét hào và đắp thành lũy. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong được thiết kế thoải, khó đánh vào nhưng dễ đánh ra. Lũy cao trung bình từ 4 - 5 m, cao nhất 8 - 12m, mặt lũy rộng 6–12 m, còn chân lũy rộng 20–30m, mặt lũy rộng 6 - 12m. Với những con số trên đây, Loa Thành là tòa thành cổ nhất, lớn nhất, cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử xây thành của người Việt cổ.
Kiến trúc thành Cổ Loa gồm:
Khi đến tham quan thành Cổ Loa, du khách nhất định phải ghé đến khu di tích nổi bật trong Loa Thành dưới đây:
Nằm ở trung tâm Loa Thành, đền Cổ Loa hay còn gọi là đền thờ An Dương Vương là ngôi đền thờ cổ linh thiêng, mang nhiều giá trị lịch sử quan trọng. Đền thờ này là nơi thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đối với những đóng góp lịch sử của An Dương Vương - người lập nên nước Âu Lạc.
Am Công chúa Mỵ Châu hay còn có tên gọi khác là đền thờ Mỵ Châu hay am Bà Chúa nằm ngay phía Tây của đình Cổ Loa.
Phía trước của am từng có một cây đa cổ thụ, tương truyền là do Ngô Quyền đã trồng. Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đến nay cây đã đã không còn nữa mà chỉ còn một vòm cửa xây bằng gạch, chính là dấu tích cuối cùng dưới vòm của những rễ cây đa khi xưa.
Bên trong am Công chúa Mỵ Châu có một bức tượng đá rất đặc biệt có hình dạng giống như một người phụ nữ không đầu đang ngồi, hay tay buông dọc xuống gối. Đây được người dân tương truyền chính là di thể của công chúa Mỵ Châu.
Ngày nay, nhiều người tìm đến am Công chúa Mỵ Châu để cầu xin về chuyện tình duyên, hạnh phúc gia đình.
Đình Cổ Loa nằm giữa khu thành nội được xây dựng với kiến trúc khá lớn. Đình Ngự Triều Di Quy được khắc họa với nhiều tạo hình kiến trúc đặc sắc, trong đó có Tứ linh và Tứ quý. Dưới thời triều nhà Lê, ngôi đình này đã được tái xây dựng với sự vững chắc, bảo tồn tinh hoa ban đầu và kế thừa giá trị văn hóa suốt hàng trăm năm cho đến ngày hôm nay.
Ngay phía trước khu đền có một hồ nước tương đối lớn, hình cung tròn, bờ hồ được kè bằng đá, xung quanh có lối đi dạo và trồng cây xanh. Giữa hồ là giếng Ngọc.
Theo truyền thuyết, đây chính là hồ nước mà công chúa Mỵ Châu cùng chồng là Trọng Thuỷ thường đi thuyền du ngoạn trước khi Triệu Đà xâm lược nước ta. Sau chiến tranh, Trọng Thuỷ vì quá ân hận khi gây nên cái chết của Mỵ Châu nên đã nhảy xuống nơi đây kết liễu cuộc đời.
Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng dòng máu của công chúa Mỵ Châu khi bị vua An Dương Vương chém đầu đã rơi xuống biển và biến thành ngọc trai. Ngọc trai đem về rửa ở hồ nước này trở nên sáng và đẹp hơn. Chính vì vậy, nơi đây đã được dân gian gọi tên là giếng Ngọc.
Tướng quân Cao Lỗ là một vị tướng tài của vua An Dương Vương. Ông chính là người khuyên vua dời đô về Phong Khê và thiết kế, xây dựng thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần.
Với tấm lòng thành kính các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, con cháu đã lập đền thờ tướng quân Cao Lỗ ngay trong thành Cổ Loa, cách đền thờ vua An Dương Vương 150m. Trong đền thờ còn có bức tượng tướng quân Cao Lỗ oai phong bắn nỏ trên ao nước phía trước đền.
Đền thờ tướng quân Cao Lỗ cũng là một địa chỉ thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.
Nhà trưng bày tại thành Cổ Loa là nơi hấp dẫn để du khách chiêm ngưỡng nhiều hiện vật, di vật cổ có giá trị đã được khai quật trong khuôn viên khu di tích. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bản đồ của tòa thành cổ và nhiều hiện vật quý có niên đại hàng ngàn năm như: mũi tên đồng Cổ Loa, lẫy nỏ Cổ Loa, nỏ thần Liên Châu, trống đồng Cổ Loa, lưỡi giáo, rìu đồng, bộ sưu tập lưỡi cày đồng, sưu tập khuôn đúc Cổ Loa…
Địa điểm tổ chức: Di tích đền Thượng thành Cổ Loa
Thời gian diễn ra: Mùng 5, mùng 6 tháng Giêng hàng năm
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức trang trọng hàng năm, nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công đức của vua An Dương Vương đã lập ra nhà nước Âu Lạc và xây dựng kinh thành Cổ Loa. Không khí lễ hội diễn ra trang nghiêm, thành kính với nhiều nghi thức truyền thống như: tục dâng lễ, tiến lễ dâng vua, tế lễ đền Thượng, rước kiệu quanh hồ bán nguyệt qua đình Ngự Triều Di Quy và am Mỵ Châu.
Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách như: biểu diễn tuồng, múa rối nước, hát quan họ, bắn nỏ, cờ người, đấu vật, đu tiên, ném còn, chọi gà và đập niêu đất…
Chợ Sa là chợ phiên với chu kỳ 5 ngày họp 1 lần. Phiên chợ được họp ngay trên cầu Ngòi, thuộc địa phận xã Cổ Loa vào các ngày mùng 1, mùng 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng, và chỉ tổ chức từ 5h - 11h sáng mà thôi.
Phiên chợ nào cũng rất đông, thu hút người dân ở các vùng lân cận đổ về trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, phiên chợ ngày 21 và 26 tháng Chạp luôn đặc biệt nhất vì người dân đi mua sắm phục vụ Tết Nguyên đán.
Một điều đặc biệt của phiên chợ Sa ngày cuối năm đã trở thành phong tục, một nét riêng trong văn hóa của người dân nơi đây là “tục ăn quà”. Các gia đình thường đi chợ cùng nhau, thăm thú và thưởng thức các món ăn.
Các cụ ngày xưa truyền lại cho con cháu trong kinh thành (thành Cổ Loa), phiên chợ cuối năm là dịp cha mẹ cho con đi sắm Tết, đi chơi chợ và cho con được ăn những gì con thích. Cứ như thế, từ đời này sang đời khác, điều này trở thành phong tục của người dân Cổ Loa.
Khi đến thành Cổ Loa, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức bún Mạch Tràng – món ngon nổi tiếng của làng Mạch Tràng và Đông Anh. Sợi bún Mạch Tràng có kích thước lớn hơn so với bún thông thường, màu sắc hơi đục và có độ giòn và dai đặc trưng.
Gần khu vực thành cổ còn có rất nhiều quán ăn, hàng nước để bạn lựa chọn. Trong đó, món cháo trai Cổ Loa được bán trong chợ là món ăn nổi tiếng gây “thương nhớ” cho biết bao thực khách.
Nếu đã tới du lịch Cổ Loa bạn nhớ mua một vài món đồ lưu niệm về làm quà cho người thân và bạn bè nhé. Theo kinh nghiệm của Justfly thì bạn nên mua những bức tượng nhỏ về vua An Dương Vương, Cao Lỗ hay những con rùa đá nhỏ biểu tượng của mảnh đất nơi này.
Ngoài ra ở Cổ Loa là nơi trồng rau sạch, người dân tự trồng để ăn rồi đem bán nếu không dùng hết nên rau quả đều rất sạch, tươi ngon và an toàn. Bạn có thể tranh thủ mua ít nông sản như su hào, bắp cải, đỗ…với giá cả sẽ khiến bạn bất ngờ.
Một số lưu ý khác khi tham quan Loa Thành để du khách có chuyến đi ý nghĩa hơn:
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá Thành Cổ Loa mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.
6 đánh giá
Thành Cổ Loa mấy giờ mở cửa?
Nên tới Thành Cổ Loa khi nào?
Nếu muốn vãn cảnh, bạn có thể ghé thăm khu di tích này vào bất kỳ mùa nào trong năm tuỳ thích. Tuy nhiên, đẹp nhất vẫn là vào mùa hè – thời điểm hoa bằng lăng và hoa phượng nở. Lúc này, thời tiết cũng khá dễ chịu, nắng ráo phù hợp cho các hoạt tham quan ngoài trời.
Nếu muốn trải nghiệm không khí hội hè, du khách nên đến thành Cổ Loa vào ngày 5 – 6 tháng giêng. Đây là thời gian diễn ra Lễ hội Cổ Loa, lễ hội nhằm tôn vinh công đức của An Dương Vương trong việc xây thành và tạo dựng nhà nước Âu Lạc.
Ngoài ra, du khách còn có thể đến đây vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng để tham gia phiên chợ Xa. Phiên chợ ngày đã có từ lâu đời, chỉ họp 5 ngày mỗi tháng. Chợ họp từ 5h sáng đến 11h trưa, ngay tại trục đường chính dẫn vào thành.
Phương tiện và cách di chuyển đến di tích Thành Cổ Loa?
Xe bus:
Ô tô, xe máy:
Giá vé tham quan Thành Cổ Loa là bao nhiêu?
Cần lưu ý gì khi tới Thành Cổ Loa?
Một số lưu ý khác khi tham quan Loa Thành để du khách có chuyến đi ý nghĩa hơn: