06:30 - 18:00(Đang đóng cửa)
Xã Bát Tràng, thôn Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Danh lam thắng cảnh
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là một nơi có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất các sản phẩm từ gốm sứ. Theo kinh nghiệm đi Bát Tràng thì bạn nên tới đây vào ngày 8 – 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp với tham quan đình Vạn Phúc. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia các hoạt động lễ hội thú vị khác như: cờ người, đánh cờ tướng, chọi gà, kéo co, bịt mắt đập niêu…
Làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại xã Bát Tràng (gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng), thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km nên du khách có thể đến đây bằng các phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô riêng) hoặc xe công cộng. Cụ thể:
Di chuyển bằng xe bus:
Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng:
Di chuyển bằng đường sông:
Dành cho những du khách muốn khám phá nét độc đáo của du lịch đường sông, cuối tuần đều có chuyến du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá vé tour tầm 300-400k/khách. Nếu bạn đã chán ngán với du lịch đường bộ thì có thể tham khảo cách di chuyển mới lạ này nhé!
Làng gốm Bát Tràng không thu phí tham quan. Du khách chỉ phải chi trả các chi phí mua sắm, ăn uống hoặc tham gia các hoạt động trong xưởng gốm.
Chi phí ăn trưa chỉ từ 25.000/người trở lên. Phí chơi trong xưởng gốm là khoảng 10.000 VNĐ/người. Nếu mua thêm tượng để tô, vẽ thì bạn cần chi trả thêm khoảng 5.000 – 20.000 VNĐ/sản phẩm.
Theo thông tin giới thiệu về làng gốm Bát Tràng, làng nghề truyền thống này được hình thành từ thời nhà Lý (khoảng thế kỷ 14 – 15).
Thời đó, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long, 5 dòng họ nổi tiếng ở làng gốm Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình (gồm họ Trần, Vương, Lê, Nguyễn, Phạm) đã chuyển đến sinh sống tại vùng đất bồi ven sông Hồng, cùng hợp lại với nhau để sản xuất đồ gốm. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố, thăng trầm của thời gian, làng nghề ở Hà Nội này vẫn tồn tại, phát triển cho tới tận bây giờ.
Làng gốm Bát Tràng được ví như một “bảo tàng sống”, nơi bạn có thể thỏa sức tham quan các di tích văn hóa và trải nghiệm những công đoạn tạo hình sản phẩm gốm sứ. Nếu đang nóng lòng muốn biết mình sẽ có những trải nghiệm thú vị gì, cùng “nghía” qua ngay:
Tọa lạc tại thôn 5, xã Bát Tràng, bảo tàng làng gốm Bát Tràng là địa điểm check-in hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợp với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu với nhau – được tạo nên dựa trên ý tưởng bàn xoay vuốt gốm với những mặt cong uốn lượn mềm mại. Đặc biệt, công trình này còn sử dụng những vật liệu địa phương. Đó là gạch nung và ngói Bát Tràng, làm tôn vinh lên nét bình dị của làng nghề truyền thống.
Không chỉ là nơi giới thiệu và bảo tồn văn hóa, bảo tàng gốm Bát Tràng còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo không gian cho du khách trải nghiệm làm gốm thủ công.
Đã đến với Bát Tràng, bạn nhất định phải ghé thăm làng cổ Bát Tràng với những con ngõ nhỏ và những ngôi nhà cổ kính rêu phong. Đặc biệt, bạn đừng quên tham quan nhà cổ Vạn Vân (ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm) và đình làng Bát Tràng… Những giàn phơi gốm dọc đường làng, những bức tường phủ rêu, sân đình, cột đá… chính là background hoàn hảo cho bạn thỏa sức sống ảo.
Và nếu đã đến Bát Tràng mà không tự tay nhào nặn nên những sản phẩm gốm sứ thì quả là thiếu sót. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 20.000 – 40.000 VNĐ là có thể thỏa sức sáng tạo những sản phẩm độc đáo từ đất sét và bàn xoay.
Du khách sẽ được thợ gốm hướng dẫn nhiệt tình để có thể hoàn thành những chiếc lọ, bát, cốc nhỏ… đầy màu sắc. Sau khi hoàn thành “kiệt tác”, bạn có thể gửi nung sản phẩm (thêm một chút chi phí nung gốm) để đem về nhà trang trí hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè.
Một điểm đến thú vị khác trong hành trình tham quan làng gốm Bát Tràng mà du khách đều rỉ tai nhau chính là lò bầu cổ duy nhất còn sót lại của Bát Tràng. Lò cổ này gồm có 5 bầu nung với tuổi đời gần 1 thế kỷ.
Trước kia, lò bầu được sử dụng để nung đốt gốm theo hình thức thủ công. Tuy nhiên, ngày nay người dân Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường nên lò bầu cổ không còn được sử dụng mà chỉ giữ lại để du khách tham quan, khám phá.
Khi đến đây, bạn có thể chui vào trong các lò bầu này để xem không gian sắp đặt các bình nung giống như cách sắp xếp lò nung trước kia. Ngoài ra, du khách còn được thấy lớp gạch phía trong lò được phủ 1 lớp tráng men đẹp mắt sau gần 100 năm làm nhiệm vụ “biến đất thành vàng”.
Chuyến du ngoạn sẽ chưa thể hoàn hảo nếu bạn quên không ghé qua chợ gốm Bát Tràng. Khu chợ có diện tích lên tới 6.000m2, bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ, từ đồ trang trí mỹ nghệ tới đồ tiêu dùng, thờ cúng…
Tất cả các sản phẩm ở chợ gốm đều được tạo ra dưới bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một vài món đồ trang trí, đồ lưu niệm… từ chợ gốm với mức giá phù hợp với túi tiền.
Không chỉ “nức danh” với nghề gốm truyền thống, Bát Tràng còn được biết đến với nền văn hóa ẩm thực vô cùng tinh tế.
Trà hột hoa sói là một phương pháp ướp trà và thưởng thức trà độc đáo chỉ có ở Bát Tràng. Tương truyền, đây là loại trà đặc biệt, được làm từ nụ hoa còn phong nhụy của cây chè, có vị thanh mát và không gây mất ngủ. Nhấp một ngụm trà và nhấm nháp món xôi chè ướp hoa bưởi được xem là thú vui ngày hội của người dân làng gốm Bát Tràng.
Khác với hoa nhài, hoa sói có hương thơm mát dịu gióng với hoa ngâu. Bông hoa sói có màu trắng, khi đem đi ướp trà phải tươi, trắng, được làm bằng quy trình công phu và tinh tế.
Mỗi lần pha trà, ấm phải được tráng bằng nước nóng, cho thêm vao ấm một nắm trà, cho thêm nước vào và đổ nhanh ra, gọi là giai đoạn rửa trà, có tác dụng kích thích các phân tử trong trà để giải phóng ra trong lần chăm nước sau. Tiếp đó, định lượng nước và cho lượng trà vừa đủ uống.
Đặc biệt, trà ngon nhất khi pha bằng nước mưa, khi xưa còn hay được pha bằng nước sông Hồng sau khi đánh phèn
Món canh măng mực được xem là đặc sản truyền thống của người Bát Tràng, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân làng gốm. Canh măng mực được nấu rất kỳ công và tốn thời gian, nhất là công đoạn tước măng và mực nhỏ như que tăm. Để có dược món ăn ngon, các nguyên liệu sử dụng cần phải được chọn lựa kỹ, cẩn thận.
Người ta chế biến khéo đến độ không còn cảm thấy vị tanh của mực mà chỉ có vị thơm của mực khô nướng, kết hợp với vị măng khô thanh nhẹ, dịu của nước dùng. Khi nấu phải lấy nước dùng tôm và xương.
Đặc biệt, có thêm phần trứng thái chỉ đặt lên trên, khi ăn không bị tanh. Bát canh măng mực múc ra phải có màu vàng ươm, nước dùng phải trong và ngọt lịm. Khi thưởng thức, măng mực sẽ giòn giòn, dai dài và mềm cũng hương thơm hấp dẫn.
Cùng với canh măng mực thì su hào xào mực khô giòn giòn đậm vị cũng là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến với Làng gốm Bát Tràng.
Để tạo được hương vị tươi ngon đặc trưng này, mực khô chế biến phải là mực Thanh Hóa để có độ ngon và thơm, và phải mua mực cái cho mềm. Sau đó, đem mực về bóc hết màng ngoài, đun nước sôi để nguội khoảng 40 độ để rửa sạch, khi con mực trắng bong dùng rượu gừng để rửa.
Su hào phải thái sợi nhỏ, vắt kiệt nước cho giòn rồi trộn với mực khô, thêm hạt tiêu và rau mùi để món ăn thêm dậy vị.
Đây là món tráng miệng truyền thống của người Bát Tràng, đặc biệt vào mùa hè. Xôi vò là món xôi kỳ công, cần nhiều công đoạn chế biến. Hạt xôi nấu sao phải tơi, đỗ xanh phải bám đều vào từng hạt xôi thành một lớp vàng mỏng, có thể khi ăn với chè mới vừa miệng, hài hòa và không bị ngán.
Tuy nhiên, cái đặc sắc của món xôi vò chè đường không chỉ ở xôi mà còn ở bát chè. Chè được ướp hương hoa bưởi, khi ăn, cái thơm thanh tao ngan ngát của hoa tan trong miệng, chè sóng sánh không loãng, không đặc.
Bình dị và dân dã, món khoai nướng cốt dừa cũng được nhiều người yêu thích khi đến với Bát Tràng. Bánh được làm từ khoai tím hay khoai vàng, mang trọn vị đậm đà của khoai, vị thơm ngậy của nước cốt dừa và vị bùi bùi của những cọng dừa được thái nhỏ rắc trên bánh. Đây là món quà quê dân dã quen thuộc tại chợ gốm Bát Tràng.
Trước khi cho vào luộc, khoai sẽ được chọn lọc cẩn thận để loại những củ bị hư hỏng, úng, mầm vì nếu lẫn vào thì cả mẻ khoai coi như hỏng. Khi luộc chín thì đem ra nghiền nhuyễn, rồi đổ vào khuôn nén thật chặt và rắc vừng lên sao cho miếng khoai không bị rời, không bị rơi vỡ khi di chuyển hay cầm trên tay. Khâu cuối cùng là cho chiếc bánh thành phẩm xinh xắn lên lò nướng qua cho phần bên ngoài bánh khô đều, tạo thành lớp vỏ bọc nhẹ bên ngoài bánh.
Nếu có cơ hội đến với Bát Tràng vào những ngày Tết, bạn không thể bỏ qua món chè kho – món ăn dân dã không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Bát Tràng. Vào ngày đầu năm món chè kho được đem ra đãi khách như một món quà của gia chủ, mong muốn cả năm ngọt ngào như hương vị đặc trưng của chè kho.
Công đoạn nấu chè kho cũng khá công phu, nếu không cẩn thận chè sẽ vón cục, khê khét là điều thường xuyên xảy ra đối với những người thợ nấu tay ngang. Cần đôi bàn tay khéo léo, đôi bàn tay như những người thợ gốm lành nghề.
Món chè kho dạt chuẩn phải vàng, sánh mịn, không bị bở, có hương vị dịu ngọt và ăn không bị ngán.
Khi đến tham quan, du lịch làng gốm Bát Tràng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá Làng gốm Bát Tràng mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.
6 đánh giá
Làng gốm Bát Tràng ở đâu?
Làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại xã Bát Tràng (gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng), thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Nên tới Làng gốm Bát Tràng khi nào?
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là một nơi có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất các sản phẩm từ gốm sứ. Theo kinh nghiệm đi Bát Tràng thì bạn nên tới đây vào ngày 8 – 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp với tham quan đình Vạn Phúc. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia các hoạt động lễ hội thú vị khác như: cờ người, đánh cờ tướng, chọi gà, kéo co, bịt mắt đập niêu…
Cách di chuyển tới Làng gốm Bát Tràng?
Làng gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km nên du khách có thể đến đây bằng các phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô riêng) hoặc xe công cộng. Cụ thể:
Di chuyển bằng xe bus:
Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng:
Di chuyển bằng đường sông:
Dành cho những du khách muốn khám phá nét độc đáo của du lịch đường sông, cuối tuần đều có chuyến du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá vé tour tầm 300-400k/khách. Nếu bạn đã chán ngán với du lịch đường bộ thì có thể tham khảo cách di chuyển mới lạ này nhé!
Giá vé tham quan Làng gốm Bát Tràng?
Làng gốm Bát Tràng không thu phí tham quan. Du khách chỉ phải chi trả các chi phí mua sắm, ăn uống hoặc tham gia các hoạt động trong xưởng gốm.
Chi phí ăn trưa chỉ từ 25.000/người trở lên. Phí chơi trong xưởng gốm là khoảng 10.000 VNĐ/người. Nếu mua thêm tượng để tô, vẽ thì bạn cần chi trả thêm khoảng 5.000 – 20.000 VNĐ/sản phẩm.
Cần lưu ý gì khi tới Làng gốm Bát Tràng?
Khi đến tham quan, du lịch làng gốm Bát Tràng, bạn cần lưu ý một số điều sau: