08:00 - 22:30(Closed)
Số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Sights & Landmarks
https://dsvn.vn
Ga Hà Nội là địa điểm được nhiều khách du lịch lựa chọn khi ghé thăm Thủ đô. Nếu bạn thích không gian tĩnh lặng, không quá đông đúc thì có thể tới thăm ga Hà Nội vào các ngày trong tuần. Và ngược lại, bạn hãy ghé thăm nơi đây vào dịp lễ tết.
Vào những ngày giáp tết, nhà ga trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Cùng với những gương mặt náo nức về quê đón Tết là từng cành đào đỏ thắm, nhấp nhô theo nhịp bước chân. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động, như gợi nhắc về một thời xưa xa vắng.
Ga Hà Nội ở đường Lê Duẩn chỉ cách trung tâm thành phố chừng 2 km, bạn có thể đến đây bằng các loại phương tiện như xe máy, ô tô, xe ôm công nghệ hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô tuyến đường đến Ga Hà Nội ngắn nhất là Lê Thái Tổ - Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn. Ngoài ra bạn có thể đến bằng cách đi xe bus số 32, 40,49.
Nếu muốn đến ga Trần Quý Cáp thì bạn cũng có thể chọn các loại phương tiện tương tự. Đặc biệt, ga Trần Quý Cáp nằm ở khu vực trung tâm và là nơi luân chuyển hành khách liên tục nên có khá nhiều tuyến xe bus dừng đỗ tại ga cũng như các khu vực gần đó. Các tuyến xe bus có điểm dừng gần phố Trần Quý Cáp là tuyến số 01, số 32, số 34 và số 45.
Có nhiều cách để đặt mua vé mua tàu hỏa, chúng ta có thể đặt bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến:
Giá vé sẽ thay đổi linh hoạt tùy vào hạng ghế cũng như chiều dài hành trình:
Giá vé tàu hỏa sẽ thường tăng mạnh vào các dịp Lễ, Tết hay nghỉ hè. Vào những thời điểm này, nhu cầu du lịch và đi lại của mọi người sẽ nhiều hơn bình thường, do đó vé tàu thường hết sớm và có sự điều chỉnh giá cao hơn so với thường ngày. Vì thế nếu muốn đi vào dịp này bạn nên đặt vé trước hoặc đi vào dịp bình thường để cảm nhận được sự thư thái, bình yên khi đi tàu.
Lưu ý: Giá vé hiển thị có thể không còn hiệu lực tại thời điểm đặt chỗ.
Vào năm 1897 - 1902, khi Paul Doumer nhậm chức toàn quyền Đông Dương, muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án giao thông. Đến ngày 16/6/1898, Paul Doumer đồng ý vị trí xây dựng ga ở cuối đường Mandarine (đường Lê Duẩn ngày nay và phố Gambetta (hiện nay là Phố Trần Hưng Đạo), trong đó có một phần là trường đua ngựa (hiện nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô) và thôn Tứ Mỹ. Nhà ga được khởi công xây dựng vào năm 1899, khánh thành năm 1902, có tên gọi là ga Trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, vì tên gọi này quá dài và theo thói quen gọi tên theo địa danh, người dân thường gọi là Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội).
Hiện nay, Ga Hà Nội có 2 khu vực, toạ lạc tại 2 quận khác nhau ở Thủ đô:
Khu A là nhà ga chuyên phục vụ cho các đoàn tàu Bắc Nam, điểm đầu là Ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Sài Gòn. Ga hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 8h đến 22h30 hàng ngày.
Khu B còn được gọi là ga Trần Quý Cáp, là nhà ga chuyên dụng cho các đoàn tàu đi các tỉnh lân cận. Các tuyến tàu xuất phát từ ga này gồm có: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng. Nhà ga mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật, khung giờ hoạt động là 5h10 – 6h, 8h – 11h30 và 14h – 17h30.
Ga Hà Nội được khánh thành vào năm 1902, cùng thời điểm với Cầu Long Biên. Lúc đầu, đây là nhà ga xuất phát của tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Sau đó là các tuyến: Hà Nội – Hải Phòng (năm 1903), Hà Nội – Lào Cai (năm 1905). Năm 1936, nơi này chính thức là điểm đầu của tuyến đường sắt xuyên Việt, từ Ga Hà Nội đến Ga Sài Gòn với tổng chiều dài lên đến 1700 km.
Ga Hà Nội được chính quyền Pháp xây dựng với mục đích hình thành con đường xe lửa xuyên Đông Dương và Đông Tây, phục vụ cho việc khai thác thuộc địa. Lúc bấy giờ, nhà ga này là một trong những nhà ga có quy mô lớn và hiện đại nhất ở Đông Nam Á.
Tổng diện tích nhà ga là 216.000 km2, phần nhà cửa chiếm khoảng 105.000 km2, còn lại là đường sắt và sân ga. Ga phục vụ cả nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tuy nhiên, vì nằm ở trung tâm thành phố nên vận chuyển hành khách vẫn được ưu tiên hơn.
Nhà ga được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn đầu, toà nhà chính của ga được xây với quy mô 3 tầng, nhìn thẳng ra đường Gambetta, tức đường Trần Hưng Đạo ngày nay. Tầng dưới của Ga Hà Nội là đại sảnh, dành cho việc đón khách ra vào, bán vé và thông vào sân ga phí bên trong. Tầng 2 là nơi làm việc của các nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, tầng 3 là bộ phận hành chính.
Sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà ga bị tàn phá nghiêm trọng bởi mưa bom đạn lạc. Hoà bình lập lại, cùng với sự phát triển của thành phố, nhà ga được tôn tạo lại, mang một diện mạo mới, là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất tại Thủ đô.
Ngày nay, Ga Hà Nội là hệ thống nhà ga hiện đại và tiên tiến nhất là Thủ đô Hà Nội. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách.
Ngoài hệ thống phòng đợi khang trang, nhà ga còn được bố trí hệ thống bảng điện tử tra cứu thông tin chuyến đi, chuyến về. Không gian ngầm được chú trọng, giảm thiểu tình trạng ùn tắc mà nhiều nhà ga đang gặp phải.
Ga Hà Nội là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Thủ đô. Bước vào nhà ga, bạn sẽ cảm nhận được một không khí nhộn nhịp, hối hả của dòng người qua lại liên tục. Xen giữa tiếng cười nói râm ran là những hồi còi tàu rền rĩ, vang vọng khắp một khoảng sân ga.
Vào những ngày giáp tết, nhà ga lại trở nên rộn ràng và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Đồng hành cùng những gương mặt hồ hởi về quê đón tết là cành đào đỏ thắm, nhấp nhô theo từng nhịp bước chân người. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo nên một bức tranh sống động, như gợi nhắc về một thời xa vắng.
Người đến tham quan Ga Hà Nội không chỉ là để ngắm nghía kiến trúc Pháp cổ kính mà còn là để đắm mình trong một không gian đầy hoài niệm. Tiếng xình xịch khi tàu vào ga, tiếng rao lảnh lót của những người bán hàng rong đều đẹp đến kỳ lạ. Ngoài ra, đây còn là background check – in cực hot dành cho giới trẻ trong thời gian gần đây.
Ga Hàng Cỏ hay ga Hà Nội nằm tại trung tâm thành phố, nơi có nhiều địa điểm tham quan không những thú vị mà còn ý nghĩa. Để tìm hiểu về lịch sử cũng như truyền thống văn hóa của Việt Nam, bạn có thể ghé qua những địa điểm sau:
Gần khu vực Ga Hà Nội có khá nhiều hàng quán cho bạn lựa chọn. Muốn thưởng thức đồ ăn ngon với mức giá phải chăng, du khách có thể ghé đến các địa chỉ sau:
Quán Lẩu – nướng đường tàu nằm ở số 298 Lê Duẩn, quận Đống Đa, nổi tiếng với các món lẩu và nướng. Quán nằm trên tầng thượng nên cực kỳ mát mẻ, chất lượng đồ ăn tốt, menu đa dạng. Giá các món ăn dao động trong khoảng từ 50.000 – 390.000 VND.
Thêm một món ăn ngon gần Ga Hà Nội nữa để bạn thưởng thức, đó chính là xôi sắn Ngô Sĩ Liên. Quán xôi sắn nằm ở số 40 đường Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, hút khách nhờ món xôi dẻo, thơm, sắn mềm. Các món xôi đặc trưng ở đây gồm có xôi sắn giò, xôi sắn mỡ hành, xôi sắn thịt băm tóp mỡ… Mỗi hộp xôi ở đây có giá từ 10.000 – 15.000 VND.
Bún chả là một trong những món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cửa hàng bún chả tại ngõ đầu đường Hàng Quạt đã tồn tại lâu đời và luôn ghi điểm với suất ăn đầy đặn, phần thịt nướng xém cạnh thơm mềm và nước chấm chuẩn vị. Nguồn nguyên liệu chế biến bún chả được lựa chọn tươi ngon mỗi ngày, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn đặc sản giá rẻ được nhiều người yêu thích.
Kem Tràng Tiền là cửa hàng kem lâu đời và là thương hiệu nổi tiếng tại khu vực Hồ Gươm, Hà Nội. Cửa hàng gây thương nhớ với những que kem mát lạnh, thơm ngon mang hương vị truyền thống. Bạn có thể lựa chọn kem vani, sữa dừa, đậu xanh... tùy theo sở thích và khẩu vị của mình. Cầm trên tay một cây kem mát lạnh, đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm đã trở thành trải nghiệm khó quên với nhiều du khách.
Nếu ai muốn ăn chè đúng mùi vị của Hà Nội xưa thì quán chè này là một điểm đến không thể tuyệt vời hơn. Ra đời từ năm 1978 ở Hà Nội nên quán có nét cổ xưa hơn so với những quán chè mới mọc lên thời gian gần đây, tuy chỉ có những quán chè quen thuộc như chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè bưởi… nhưng vẫn có sức hút kì lạ. Quán có tên là Mười Saú chỉ đơn giản là do nằm ở số 16 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng.
Chè ngon Hà Nội nhà Suzy chỉ tập trung 04 loại chè đặc trưng như: chè khoai dẻo ngon Hà Nội, chè bưởi truyền thống, chè khúc bạch và sữa chua phô mai hoa quả. Trong đó, món chè khúc bạch ở đây vẫn được lòng thực khách nhất.
Hương vị đặc trưng của chè khúc bạch nhà Suzy chính là miếng phomai béo ngậy, topping khúc bạch cắn ngập răng cùng vị hạnh nhân thơm phức. Một ly chè nhiều ú ụ nhưng giá chỉ có 25.000 VND. Đến Hà Nội vào mùa hè thì đừng bỏ lỡ địa chỉ này nhé!
Lưu ý cần biết khi đến ga Hà Nội:
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Justfly đã cung cấp cho bạn về ga Hà Nội. Nếu bạn đang có dự định du lịch Hà Nội thì việc di chuyển bằng xe lửa hoàn toàn là sự lựa chọn thú vị đáng để thử.
4 reviews
Ga Hà Nội ở đâu?
Ga nằm ngay tại trung tâm thành phố, ở số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, được chia thành 2 khu là khu A và khu B. Khu A chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất, nằm tại đường Lê Duẩn. Khu B thuộc địa phận của phố Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Cách di chuyển tới ga Hà Nội?
Ga Hà Nội ở đường Lê Duẩn chỉ cách trung tâm thành phố chừng 2 km, bạn có thể đến đây bằng các loại phương tiện như xe máy, ô tô, xe ôm công nghệ hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô tuyến đường đến Ga Hà Nội ngắn nhất là Lê Thái Tổ - Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn. Ngoài ra bạn có thể đến bằng cách đi xe bus số 32, 40,49.
Nếu muốn đến ga Trần Quý Cáp thì bạn cũng có thể chọn các loại phương tiện tương tự. Đặc biệt, ga Trần Quý Cáp nằm ở khu vực trung tâm và là nơi luân chuyển hành khách liên tục nên có khá nhiều tuyến xe buýt dừng đỗ tại ga cũng như các khu vực gần đó. Các tuyến xe buýt có điểm dừng gần phố Trần Quý Cáp là tuyến số 01, số 32, số 34 và số 45.
Tàu hoả có nhà vệ sinh không?
Ở mỗi toa tàu sẽ có nhà vệ sinh riêng để phục vụ hành khách, do đó du khách không cần quá lo lắng về vấn đề này khi di chuyển bằng tàu hỏa.
Tàu hoả có bán đồ ăn không? Có đảm bảo an toàn vệ sinh không?
Ở trên tàu sẽ phục vụ các đồ ăn đa dạng như bánh, mì ăn liền, nước uống hay cơm, mì,... để du khách có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý xem xét thực phẩm kỹ càng trước khi mua, không nên mua các loại thức ăn có dấu hiệu để lâu ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đi tàu hoả được mang hành lý tối đa bao nhiêu kg?
Trọng lượng hành lý tối đa khi đi tàu hỏa thường sẽ là 20kg và chiều dài không vượt quá 0,8m, chiều rộng không quá 0,5m và thể tích không quá 0,16m3. Do đó, hành khách cần lưu ý khi sắp xếp hành lý để có chuyến đi thuận lợi nhất.