Top 10 công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất Hồng Kông

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Hồng Kông được biết đến là một thành phố năng động, hiện đại bậc nhất Trung Hoa, là nơi hội tụ và giao thoa giữa lối kiến trúc truyền thống Trung Quốc, những tòa nhà chọc trời siêu cấp và các tòa nhà thuộc địa mang đậm phong cách phương Tây. Các công trình ở Hồng Kông đang ngày một phát triển, đáp ứng điều kiện cho mật độ dân số dày đặc và nhu cầu phát triển của các công ty lớn. Dưới đây là 10 công trình kiến trúc vĩ đại bạn nên chiêm ngưỡng khi đến với thành phố này.

Nôi dung

  • 1. Trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
  • 2. Sân bay quốc tế Hong Kong
  • 3. Trung tâm tài chính quốc tế
  • 4. Tháp ngân hàng Trung Quốc
  • 5. Trung tâm Lippo
  • 6. Trung tâm văn hóa Hồng Kông
  • 7. Ni viện Chí Liên
  • 8. Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông
  • 9. Tong Lau
  • 10. Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Hồng Kông được biết đến là một thành phố năng động, hiện đại bậc nhất Trung Hoa, là nơi hội tụ và giao thoa giữa lối kiến trúc truyền thống Trung Quốc, những tòa nhà chọc trời siêu cấp và các tòa nhà thuộc địa mang đậm phong cách phương Tây. Các công trình ở Hồng Kông đang ngày một phát triển, đáp ứng điều kiện cho mật độ dân số dày đặc và nhu cầu phát triển của các công ty lớn. Dưới đây là 10 công trình kiến trúc vĩ đại bạn nên chiêm ngưỡng khi đến với thành phố này.


1. Trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

Trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

Quá trình xây dựng công trình được thực hiện từ năm 1979 đến năm 1986 và cho đến nay, nó là một trong những tòa nhà có ý nghĩa quan trọng bậc nhất với Hồng Kông thời kỳ đương đại. Foster + Partners đã thành công trong việc xác định lại các tòa tháp chung bằng cách chọn một thiết kế kết hợp bản sắc, văn hóa và đặc điểm của Hong Kong. Các kiến trúc sư đã xem xét các yếu tố phong thủy của tòa nhà cũng như các trải nghiệm của các chủ ngân hàng đối với công trình này. Hội trường của tòa nhà và không gian bên trong được thiết kế mở, giúp mang ánh sáng mặt trời tự nhiên đến từng ngóc ngách của tòa nhà. Các mô-đun đúc sẵn và cấu trúc treo hình thành ba tòa tháp riêng biệt ở các độ cao khác nhau ( 29, 36 và 44 tầng), tạo nên khoảng không gian rộng rãi cho vườn và sân thượng.

Foster + Partners là công ty về kiến trúc được đánh giá cao trên toàn thế giới với những người đã nhiều năm trực tiếp chỉ đạo những kiến trúc của mình, hướng tới những giá trị đạo đức trong nghề và ưu tiên những cách tiếp cận bền vững. Được thành lập lần đầu tiên vào năm 1967, Foster + Partners đã giành được các giải thưởng quốc gia và quốc tế, và những ứng dụng của họ tiếp tục là công cụ để định hình nguyên tắc trong lối kiến trúc đương đại.


2. Sân bay quốc tế Hong Kong

Sân bay quốc tế Hong Kong

Là điểm nhập cảnh chính vào Hồng Kông, Sân bay Quốc tế Hồng Kông được thiết kế bởi Foster + Partners và hoàn thành vào năm 1998. Foster và Partners đã giấu đi tất cả thiết bị kỹ thuật khỏi tầm nhìn và đặt chúng bên dưới những con đường. Điều này đã đơn giản hóa phần không gian chính ở bên trong và giải phóng các phương án thiết kế, tạo nên cấu trúc mái vòm nhẹ. Với những luồng ánh sáng tự nhiên tràn qua mái nhà và khoảng không bao la, rộng lớn, quãng đường di chuyển không bị cản trở và trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế, việc đi lại trên khoảng cách dài cũng phần nào giảm bớt sự căng thẳng.

Hiện nay, Foster + Partners vẫn đang liên tục nâng cấp sân bay và đã hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp tầng 1 và những phòng chờ kinh doanh. Nội thất được thiết kế với những buồng riêng sang trọng. Với điều này, các kiến trúc sư mong muốn rằng sân bay này không chỉ đơn thuần là một điểm chuyển tiếp.


3. Trung tâm tài chính quốc tế

Trung tâm tài chính quốc tế

Trong khi kiến trúc đương đại chứng kiến sự cạnh tranh của các kiến trúc sư cho những danh hiệu tòa nhà cao nhất và những công trình đua nhau vươn tới những đám mây, thì thuật ngữ “tòa nhà chọc trời” đơn giản là không còn đủ nữa. Chính vì vậy, tòa nhà “voi ma mút” này đã được hình thành, gọi là các tòa nhà chọc trời siêu lớn. Trung tâm thương mại quốc tế (ICC) cũng chính là một phần của nhóm những công trình ưu tú ấy. Tòa nhà này có độ cao 484 mét và được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Argentina, César Pelli.

Với hướng nhìn ra biển, Trung tâm thương mại quốc tế nằm ở ga Cửu Long mới sẽ sớm trở thành một phần của Khu văn hóa Tây Cửu Long (WKCD) - một sáng kiến cho sự tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật Hồng Kông. Bên cạnh đó, bảo tàng M+ cũng sẽ là một điểm mới làm nên sức hút cho khu vực này, với xu hướng tập trung vào nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc của thế kỷ 20 và 21. WKCD chính là một khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa lâu dài của thành phố, bởi nó sẽ đa dạng hóa văn hóa cũng như tạo ra một trung tâm năng động, nơi mọi người có thể tụ họp và giao lưu.


4. Tháp ngân hàng Trung Quốc

Tháp ngân hàng Trung Quốc

Tháp ngân hàng I.M.Pei của Trung Quốc là một trong những tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông. Có thể nói, ấn tượng mạnh mẽ nhất của tòa nhà này chính là hình dạng góc cạnh được tạo nên bởi những khung giằng chéo và khung hình tam giác của tòa nhà. Công trình gây dấu ấn đậm nét bởi cử chỉ biểu tượng một bàn tay đưa ra cho thuộc địa của Anh - một phép ẩn dụ trực quan đề cập đến hướng đi của tương lai Trung Quốc.

Điểm nổi bật của công trình này chính là những tấm gương phản chiếu bao quanh tòa nhà, tạo nên sự liên kết giữa bối cảnh của thành phố với Tháp Ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, phong thủy phổ biến trong kiến trúc Trung Quốc lại tin rằng các gương này hấp thụ năng lượng tích cực xung quanh và thay vào đó phát ra năng lượng tiêu cực.


5. Trung tâm Lippo

Trung tâm Lippo

Tòa nhà Lippo ở Hồng Kông với 46 tầng này còn được biết đến với biệt danh “tòa nhà gấu Koala” bởi hình dạng của nó giống như một chú gấu Koala đang leo cây. Thiết kế dạng hình học nhô cao của tòa nhà mang đến những chức năng đặc biệt cho các khoảng sân trên cao và các thang máy. Kiến trúc sư Paul Marvin Rudolph - người thiết kế công trình đã khéo léo lựa chọn vị trí cho tòa nhà. Từ trung tâm Lippo nhìn ra, bạn có thể nhìn thấy những cây cầu nối giữa tòa nhà và với phần còn lại của thành phố. Rudolph cũng được biết đến là kiến trúc sư với những thiết kế độc đáo, phá vỡ nguyên tắc của những tòa nhà hình khối lego thông thường. Và trung tâm Lippo cũng chính là sự tiếp nối phong cách của anh ấy, song với sự tiến bộ về các vật liệu, anh ấy sử dụng gương phản chiếu cho mặt tiền của tòa nhà. Sự kết hợp độc đáo của kính phản chiếu và những khối hình độc đáo của mặt tiền tòa nhà đã tạo nên những hiện tượng chuyển động của ánh sáng vô cùng thú vị.


6. Trung tâm văn hóa Hồng Kông

Trung tâm văn hóa Hồng Kông

Trung tâm văn hóa Hồng Kông là nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn, các điệu nhảy, triển lãm, nhạc kịch, buổi hòa nhạc và nhà hát với tác động mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa của Hồng Kông.

Trước đây, tòa nhà được mô tả giống như một đường dốc trượt tuyết khổng lồ và nó đã gặp phải một loạt các ý kiến trái chiều khi nó mở cửa vào năm 1989. Vị trí của nó trên cảng Victoria đã bị phủ nhận và các kiến trúc sư đã thiết kế một cấu trúc không có cửa sổ, ngoại trừ một tấm kính trơn. Được xây dựng trước khi người Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, Trung tâm văn hóa Hồng Kông trở thành một trong những dấu vết của lịch sử thuộc địa.


7. Ni viện Chí Liên

Ni viện Chí Liên

Nằm cạnh các tòa nhà chọc trời siêu cấp, nơi đây vẫn còn giữ nguyên lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc ở Hồng Kông. Được thành lập vào năm 1934, Ni viện Chí Liên được sửa chữa lại theo phong cách kiến trúc nhà Đường vào năm 1990. Quần thể ni viện là một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng với kiến trúc vô cùng độc đáo, bao gồm các đền, tượng, vườn, ao và nhà hàng. Triều đại nhà Đường (618-907) đã hình thành nên Trung Quốc đương đại bởi bản sắc văn hóa, nền kinh tế tiến bộ và hệ thống luật pháp của nó. Tương tự như nền kinh tế, kiến trúc thời đại này cũng vô cùng phát triển. Các tòa nhà được xây dựng bằng các khung gỗ mang đậm những đặc trưng mỹ thuật dễ nhận biết với khung cấu trúc. Phong cách kiến trúc này có thể được tìm thấy trong Ni viện Chí Liên.

Các khu vực truyền thống liên quan khác bao gồm đền Mo Man, Tu viện Phật Mười nghìn và tượng phật lớn trên đảo Lantau. Học sinh sẽ tập trung tại đền Mo Man để thờ thần Man (Thần văn học) và thần Mo (Thần chiến tranh). Được hoàn thành vào năm 1957, tu viện Phật mười nghìn là một tập hợp các ngôi chùa Phật giáo không có tu sĩ thường trú. Trên quãng đường hành hương với hàng trăm bậc thang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật bằng vàng dài vô tận. Mỗi bức tượng lại mang những nét khác nhau, cùng hướng về sảnh chính, nơi lưu giữ hơn mười hai nghìn bức tượng Phật.


8. Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông

Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông

Nằm ở rìa của cảng Victoria, Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông (HKCEC) có hướng nhìn trọn vẹn ra biển. Ban đầu, công trình được xây dựng theo nguyên mẫu thiết kế mang đậm nét truyền thống vào năm 1988. Song, về sau thiết kế này được mở rộng với ý tưởng tạo hình giống như một con chim đang chuẩn bị cất cánh. Nó được xây dựng từ những tấm kính lớn nhất thế giới với mái vòm bằng nhôm. Đây là nơi đã diễn ra Lễ bàn giao lịch sử vào ngày 30 tháng 6 năm 1997 khi Anh trả lại Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cấu trúc tòa nhà bao gồm các phòng triển lãm, phòng hội nghị, nhà hát, nhà hàng và đã được hoan nghênh vì những thiết kế không gian nổi bật. Kiến trúc sư công trình này chính Lary Oltmanns - người đã thực hiện các dự án lớn trong sự nghiệp của mình, bao gồm việc cải tạo nhà ga Euston, London.


9. Tong Lau

Tong Lau

Tong Lau, thường được gọi là nhà ở, là một phong cách kiến trúc được tìm thấy ở các khu vực trên khắp Trung Quốc và Hồng Kông. Điều kiện của các thành phố nhỏ lẻ đã giúp giải mã thiết kế chung cư, làm cho mỗi phong cách phụ thuộc vào khu vực địa phương hóa của nó. Tong Lau thường cao từ ba đến năm tầng, có ban công nhìn ra đường và được xây dựng theo các khối lặp đi lặp lại; đây được xem là một giải pháp phù hợp cho vấn đề bùng nổ dân số.

Cơ quan tái tạo đô thị Hồng Kông gần đây đã đưa ra kế hoạch phá bỏ các Tong Lau và thay thế chúng bằng các tòa nhà hiện đại. Song, các cư dân đã phản đối điều này. Họ tin rằng sự xen kẽ các Tong Lau chính là một bản chất độc đáo và có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với bản sắc Hồng Kông.


10. Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Hồng Kông thuộc quyền quản lý của Anh cho đến năm 1997, khi nó được bàn giao cho Trung Quốc. Hiện nay, nơi đây vẫn còn các địa điểm kiến trúc quan trọng đóng vai trò nhắc nhở trực quan phần lịch sử này. Năm 1912, kiến trúc sư người Anh Sir Aston Webb đã hoàn thành Tòa nhà Lập pháp. Sau khi thiết kế mặt tiền phía đông của Cung điện Buckingham và hỗ trợ Bảo tàng Victoria và Albert ở London, ông vô cùng thông thạo các lối kiến trúc phương Tây và đã mang phong cách đó đến Hồng Kông, Tòa nhà tân cổ điển trang nhã này nổi tiếng với các cột ion thanh lịch.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé thăm các di tích đáng chú ý khác của lịch sử thuộc địa bao gồm Tháp Đồng hồ, Tòa nhà Chính phủ và Sở cảnh sát trung tâm.

Trên đây là 10 kỳ công kiến trúc tuyệt vời ở Hồng Kông. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với thành phố xinh đẹp này nhé!


Nội dung

  • 1. Trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
  • 2. Sân bay quốc tế Hong Kong
  • 3. Trung tâm tài chính quốc tế
  • 4. Tháp ngân hàng Trung Quốc
  • 5. Trung tâm Lippo
  • 6. Trung tâm văn hóa Hồng Kông
  • 7. Ni viện Chí Liên
  • 8. Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông
  • 9. Tong Lau
  • 10. Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn



Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678