Đến gò Đống Đa, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 1 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để dâng hương và tưởng nhớ những chiến công lừng lẫy huy hoàng năm xưa. Du khách muốn tham quan có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Với vị trí của khu di tích gò Đống Đa nằm tại quận Đống Đa là khu vực quận nội thành có đông dân cư, tiện lợi di chuyển nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều cách thức đến đây.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì bạn có thể đi từ vị trí phố Nguyễn Lương Bằng hoặc phố Chùa Bộc rẽ sang khu vực Tây Sơn hướng về Ngã Tư Sở là đã đến khu di tích.
Nếu bạn tìm kiếm các tuyến xe bus đi qua đây, thì có thể tham khảo chuyến 01, 02, 23, 26.
Hiện tại gò Đống Đa miễn phí vé vào cổng cho khách đến tham quan.
Di tích gò Đống Đa được đặt theo tên đội quân của nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Thăng Long (Hà Nội xưa). Vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng 1 năm 1789 Kỷ Dậu, trận đánh oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ đạo đã phá huỷ đồn Khương Thượng của quân Thanh khiến tướng Thanh – Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại cây đa núi Ốc (gần Chùa Bộc ngày nay).
Trận chiến này mở đường cho đại quân của vua Quang Trung từ Ngọc Hồi tiến sâu vào kinh thành Thăng Long. Giặc Thanh chết như ngả rạ. Sau đó, vua đã lệnh thu nhặt tất cả xác giặc để chôn lấp vào 12 cái hố rộng. Tuy nhiên, xác giặc quá nhiều tạo thành những gò cao kéo dài từ Thịnh Quang đến Nam Đồng. Sau này, trên những gò này mọc um tùm đa nên nhân dân gọi là gò Đống Đa.
Năm 1851 – năm Tự Đức thứ 4, ban hành lệnh mở chợ mở đường khu giáp với Nam Đồng và Thịnh Quang. Trong quá trình xây dựng đào xới, có rất nhiều hài cốt giặc chồng chất lên nhau. Người ta thu nhặt và chôn cất lại vào một hố giáp núi Xưa thành gò 13, hiện vẫn còn cho tới ngày nay. Đến năm 1890, 12 gò cũ đã bị thực dân Pháp san phẳng do mở rộng Hà Nội.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dưới sự tác động của chiến tranh, gò Đống Đa cũng bị phá hủy nhiều. Đến năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 200 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, thành phố quyết định thành lập Công viên văn hóa Đống Đa trên nền đất cũ. Đây là một công trình lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Với tổng diện tích hơn 21.000 m2, công viên bao gồm các công trình chính gồm 2 khu vực: tượng đài vua Quang Trung, nhà trưng bày và khu vực gò Đống Đa cũ.
Đây là khu vực có diện tích khoảng 6275m2, có cổng chính nằm trên mặt phố Tây Sơn. Cổng gồm 2 tầng, trên cổng có khắc 3 chữ “Trung Liệt Miếu” bằng chữ Hán. Lỗi dẫn lên gò Đống Đa là các bậc tam cấp với những hàng cây xà cừ cổ thụ xanh mát được trồng hai bên.
Trước kia, trên đỉnh gò được xây dựng ngôi miếu cổ – nơi thờ cúng những linh hồn đã chết trong trận chiến năm đó. Nhưng cho tới nay đã bị phá hủy hoàn toàn.
Khu vực tượng đài được xây dựng nhằm ghi dấu chiến tích lẫy lừng của vua Quang Trung trong trận chiến giành chiến thắng quân Thanh.
Khu vực này có diện tích lớn lên đến 15.000m2. Tượng vua Quang Trung được đúc bằng bê tông cốt thép nặng tới 200 tấn và cao 14,65m. Dưới chân tượng là hai bức phù điêu lớn mô tả lại một cách sinh động trận đánh năm 1789.
Sau khu vực tượng đài chính là nhà trưng bày nơi lưu giữ những gì còn sót lại sau cuộc chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. Khu trưng bày rộng khoảng 100m2, phía trước đặt hai mô hình khẩu pháo thần công được sử dụng trong trận đánh. Bên trong nhà là nơi trưng bày: sa bàn trận đánh Ngọc Hồi Đống Đa, bộ bát xà mâu, mô hình thuyền Đại Hiệu – chiến thuyền cỡ lớn,…
Đặc biệt, trong tòa nhà còn dựng hai bức tượng Quang Trung và đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) được làm bằng tượng thạch, đặt ở hai bên của khu nhà.
Tấm bia nặng 8 tấn là một trong những hiện vật gắn liền với chiến thắng gò Đống Đa, Hà Nội. Năm 1990, tấm bia được đặt tại đỉnh gò, trên có khắc ghi lời hịch khích lệ tinh thần của binh sĩ trước trận đánh của vua Quang Trung.
Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 1 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tới dâng hương và tưởng nhớ những chiến công lừng lẫy huy hoàng của đội quân áo vải trong trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa năm xưa. Không chỉ người dân thủ đô mà người dân ở khắp mọi nơi đều đổ về đây dâng hương tạo ra không khí vô cùng náo nhiệt và hân hoan.
Tại lễ hội, hình ảnh vua Quang Trung đại phá quân Thanh tiến vào thành Thăng Long được tái hiện lại vô cùng sống động. Tất cả làm sống lại không khí Tây Sơn hào hùng năm xưa. Ngày hội gò Đống Đa được chia làm 2 phần chính với các hoạt động như sau:
Phần lễ:
Phần hội:
Một số địa điểm du lịch Hà Nội gần gò mà du khách có thể kết hợp trong hành trình khám phá thủ đô của mình gồm:
Địa chỉ: Số 19C, đường Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00 – 11h30 và 14h00 – 17h00 hàng ngày.
Quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng vào năm 1010 với nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao. Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của hoàng thành sẽ khiến chuyến đi của du khách thêm phần thú vị, đây cũng là một trong những điểm chụp hình nổi tiếng của Hà Nội
Địa chỉ: Số 28A, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: 9h00 – 17h00 hàng ngày
Đây là công trình được xây dựng từ thế kỷ 19 và nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Với vẻ đẹp rêu phong, trầm mặc của mình cột cờ Hà Nội luôn là điểm đến thú vị mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Hà Thành.
Địa chỉ: Số 40, phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00 hàng ngày
Công trình kiến trúc cổ mang tính biểu tượng du lịch của thành phố Hà Nội này sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm nhưng rất đỗi thanh bình. Mỗi dịp lễ lớn trong năm Nhà thờ Lớn Hà Nội như khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu khiến du khách thích thú.
Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày
Tên hán tự Nhất Trụ Tháp hay Chùa Mật là công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, mang tính biểu tượng của thủ đô. Chùa Một Cột cũng là điểm đến nhất định của bất cứ du khách nào khi có dịp ghé thăm thủ đô bởi kiến trúc độc đáo và không gian thanh tĩnh, yên bình ngay giữa lòng thủ đô.
Để trải nghiệm đầy đủ những hoạt động lễ hội sôi nổi cũng như các nghi lễ trang nghiêm khi tới tham quan di tích gò Đống Đa, du khách nên lưu ý một số điều sau đây:
Gò Đống Đa là nơi linh thiêng nên du khách cần chú ý mặc những trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc. Ngoài ra, nên chọn những trang phục có màu sắc đơn giản, trung tính.
Nên đi giày thể thao để vừa êm ái, vừa thuận tiện di chuyển. Thoải mái vận động sẽ giúp du khách tham quan và trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị.
Có rất nhiều cách để di chuyển đến gò Đống Đa. Du khách có thể lựa chọn các phương tiện công cộng như xe bus, taxi, xe ôm công nghệ. Ngoài ra, để trải nghiệm hết những vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, du khách nên lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe máy để có thể chủ động đi lại và ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành.
Nên tham quan di tích gò Đống Đa vào dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt vào ngày 5/1 Âm lịch để vừa có thể tham quan, vừa có thể tham gia những hoạt động lễ hội sôi động.
Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, gò Đống Đa vẫn luôn là biểu tượng bất khuất và là niềm tự hào của người dân Thủ đô nói riêng cũng như dân tộc Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên đây Justfly hy vọng sẽ giúp bạn có chuyến tham quan ý nghĩa tại di tích hào hùng này.
4 đánh giá
Gò Đống Đa ở đâu?
Địa chỉ: Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Nên tới tham quan gò Đống Đa khi nào?
Đến gò Đống Đa, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 1 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để dâng hương và tưởng nhớ những chiến công lừng lẫy huy hoàng năm xưa. Du khách muốn tham quan có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Cách di chuyển tới gò Đống Đa?
Với vị trí của khu di tích gò Đống Đa nằm tại quận Đống Đa là khu vực quận nội thành có đông dân cư, tiện lợi di chuyển nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều cách thức đến đây.
Xe máy hoặc ô tô: Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì bạn có thể đi từ vị trí phố Nguyễn Lương Bằng hoặc phố Chùa Bộc rẽ sang khu vực Tây Sơn hướng về Ngã Tư Sở là đã đến khu di tích.
Xe bus: Nếu bạn tìm kiếm các tuyến xe bus đi qua đây, thì có thể tham khảo chuyến 01, 02, 23, 26.
Giá vé tham quan gò Đống Đa?
Hiện tại gò Đống Đa miễn phí vé vào cổng cho khách đến tham quan.
Cần lưu ý gì khi tới gò Đống Đa?
Để trải nghiệm đầy đủ những hoạt động lễ hội sôi nổi cũng như các nghi lễ trang nghiêm khi tới tham quan di tích gò Đống Đa, du khách nên lưu ý một số điều sau đây:
Gò Đống Đa là nơi linh thiêng nên du khách cần chú ý mặc những trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc. Ngoài ra, nên chọn những trang phục có màu sắc đơn giản, trung tính.
Nên đi giày thể thao để vừa êm ái, vừa thuận tiện di chuyển. Thoải mái vận động sẽ giúp du khách tham quan và trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị.
Có rất nhiều cách để di chuyển đến gò Đống Đa. Du khách có thể lựa chọn các phương tiện công cộng như xe bus, taxi, xe ôm công nghệ. Ngoài ra, để trải nghiệm hết những vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, du khách nên lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe máy để có thể chủ động đi lại và ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành.
Nên tham quan di tích gò Đống Đa vào dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt vào ngày 5/1 Âm lịch để vừa có thể tham quan, vừa có thể tham gia những hoạt động lễ hội sôi động.