Chùa Kim Liên, Hà Nội

08:00 - 17:00(Đang đóng cửa)

Phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Linh Nguyễn

Linh Nguyễn

15:12 13/02/23

Mình rất thích đến chùa Kim Liên, một nơi cổ kính, yên tĩnh, lắng đọng mọi cảm xúc. Được nghe tiếng chim hót, hoa nở thơm ngát.

Minh Long

Minh Long

09:41 01/02/23

Chùa cổ từ thế kỷ 12. Chánh điện với kiến trúc cổ, có mái thấp nên ánh sáng chỉ hắt vào không nhiều tạo nên cảm giác trầm mặc, uy nghiêm, lành lạnh. Khuôn viên có 2 ao sen 2 bên tả hữu, nhiều cây cối. Ngày thường khá vắng vẻ, tĩnh mịch.

Thuý Vy

Thuý Vy

13:19 29/01/23

Một ngôi chùa cổ, đẹp, nằm giữa một hồ sen, khuôn viên rộng và yên tĩnh. Đặc biệt cổng tam quan cũng như kiến trúc trong chùa đều bằng gỗ thể hiện sự cổ kính và linh thiêng

Trang Tô

Trang Tô

08:15 13/01/23

Ngôi chùa kim liên nằm ở nghi tàm, rộng rãi, sạch sẽ và yên tĩnh. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều rau củ, cây cối, có ao thả hoa súng. Đến đây là ngày đầu năm có cảm giác rất yên bình, tĩnh lặng, chụp ảnh kỉ niệm cũng rất đẹp. Mình có những kỉ niệm rất đẹp với ngôi chùa này.

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đầu tiên được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1962. Công trình mang đậm thiết kế theo phong cách cung đình xưa và nét đẹp cổ kính của Phật giáo miền bắc. Hơn nữa, nơi đây còn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, sở hữu vị trí quan trọng trong lòng người dân Thủ Đô.

Kim Liên Tự được xây dựng từ năm 1443 bên bờ Hồ Tây thơ mộng với tên tiếng Hán “金 蓮 寺”. Theo tích xưa kể lại thì từ thời vua Lý Thần Tông khoảng thế kỷ 12, công chúa Từ Hoa đã cùng các thị nữ tới đây trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Sau khi người mất đi dân chúng đã dựng lên một ngôi chùa trên nền cung điện cũ lấy tên là Đại Bi Tự. Đến năm 1771 chùa được chúa Trịnh Sâm tu sửa và đổi tên thành chùa Kim Liên như ngày nay.

Bạn có thể tham quan chùa Kim Liên vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng.

Chùa tọa lạc tại phố Từ Hoa, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội; nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 4,4km. Du khách có thể lựa chọn một trong hai hình thức di chuyển sau:

Xe bus

Các tuyến xe bus đi qua hoặc có điểm dừng chân tại chùa Kim Liên gồm 33, 31, 41, 86, 146…

Xe máy hoặc ô tô

Từ hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo hướng Lý Thái Tổ, rẽ phải vào phố Hàng Trống sau đó đi theo các cung đường: Hàng Gai - Cầu Gỗ - Hàng Tre - Trần Nhật Duật và rẽ tại ngõ 1 Âu Cơ sẽ đến chùa.

Hiện tại chùa Kim Liên không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Lịch sử chùa Kim Liên

Theo sử sách, chùa được người dân cho xây dựng khoảng những năm 1128 – 1138 thế kỷ XII dưới thời vua Lý Thần Tông nhằm tưởng nhớ công đức của công chúa Từ Hoa – người đã truyền nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa cho người dân. Vào thời đó chùa được biết đến với cái tên là Đại Bi Tự.

Đến năm 1771 chúa Trịnh cho tu sửa lại chùa và đổi tên thành Kim Liên Tự. Đến năm 1792 vua Quang Trung tiếp tục cho tu sửa, mở rộng chùa Kim Liên để có được diện mạo như hiện tại. Chùa hiện sở hữu nhiều hiện vật mang đậm giá trị văn hóa lịch sử như: bia đá dựng năm 1443, chuông đồng, các chi tiết chạm khắc rồng mang đậm văn hóa thời Lý.

Chùa Kim Liên: Chiêm ngưỡng lối kiến trúc ấn tượng

Kim Liên tự sở hữu thiết kế ấn tượng với những chi tiết chạm khắc rồng mang đậm phong cách thời kỳ nhà Lý. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dưới mưa bom bão đạn chùa vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc vốn có, toát lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính. Đừng từ xa du khách dễ dàng bị thu hút bởi phần mái chùa Kim Liên cong vút, tô điểm bởi những chi tiết rồng mây uốn lượn tựa dáng mũi hài.

Mái được lợp từ ngói đỏ, dưới tác động của thời gian dần ngả sang màu nâu đỏ đặc trưng như chìm giữa không gian xanh mát của những gốc cây cổ thụ giúp không gian càng thêm phần tĩnh lặng.

Cổng tam quan chùa Kim Liên hiện ra trước mắt, toát lên vẻ đẹp cổ kính, kiêu hãnh khi sử dụng chất liệu chính là gỗ, tên chùa chữ hán tự viết bằng thủ pháp “sơn son thếp vàng” toát lên vẻ đẹp trang nghiêm. Phần mái cổng được thiết kế thu hẹp ở phía trên, phía dưới các góc được làm đua rộng, công mềm mại với chi tiết chạm khắc đầu rồng hoặc vân mây mềm mại.

Cả Hậu Cung và Tiền Đường đều thiết kế 5 gian, trung đường gồm 3 gian chính vừa rộng, vừa sâu. Sân chùa Kim Liên Hà Nội được lát gạch vuông màu đỏ. Du khách có thể dễ dàng cảm nhận phong cách kiến trúc cung đình thời Lý một cách rõ nét qua từng chi tiết chạm khắc, mái chùa cong mũi hài,…

Cả ba tòa nhà tiền đường, trung đường và hậu đường của chùa Kim Liên đều được thiết kế dạng 2 tầng chồng diêm, 8 mái lợp ngói vảy. Ba tòa nhà chạy song song với nhau như dáng chữ tam trong tiếng hán “三”. Khu vực đầu hồi của ba tòa nhà đều được trổ cửa sổ tròn thấm đượm triết lý “sắc sắc không không”, hai bên trung đường sẽ có ngách thông ra sân sau, nhà Ni, nhà Tổ.

Hiện vật đang được trưng bày tại chùa Kim Liên

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, mang đậm văn hóa cung đình thời Lý mà chùa còn là nơi lưu trữ nhiều di vật quý hàng trăm năm tuổi như:

  • Bức hoành phi có tên “Hoằng Ẩn” được chế tác từ những năm 1870 hay bức hoành phi “Liên Hoa Hải Hội” được làm từ năm 1930.
  • Các pho tượng Phật tại chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội mang đậm nghệ thuật điêu khắc giai đoạn thế kỷ 18 – 19. Đặc biệt, là bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, bộ tượng Tam Thế, bộ tượng Đại Thế Chí hay tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm Tống Tử, tượng công chúa Từ Hoa,… Đặc biệt, bức tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề cao 1,2m với các cánh tay & bàn tay xếp so le nhau.
  • Tấm bia đá cổ tại chùa Kim Liên được dựng từ năm 1443 tức năm Thái Hòa Thứ nhất đặt tên chùa Đại Bia Tự. Những chi tiết chạm khắc hoa cúc, hoa sen trên bia đá cũng là một trong những tài liệu quan trọng để nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc thời nhà Lý, được đánh giá cao.

Những địa điểm tham quan gần chùa Kim Liên

Ngoài chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa để tăng thêm trải nghiệm cho chuyến đi. Bạn có thể tham khảo một vài địa điểm dưới đây:

Du khách nên chú ý một số điểm sau:

  • Trang phục: Nên chuẩn bị trang phục kín đáo, nhẹ nhàng, lịch sự. Tốt nhất nên mặc trang phục đi lễ chùa. Du khách sẽ phải bỏ giày dép khi vào lễ trong tiền đường, chính điện,… Do đó, du khách nên đi dép lễ để tiện di chuyển.
  • Nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm lễ bái. Tham khảo mâm cúng chùa Kim Liên gồm: hương hoa, trà quả, phẩm oản,…
  • Không tự ý chụp ảnh các khu vực trong chùa khi không được nhà sư cho phép.
  • Không làm hư, tổn hại cảnh quan và kiến trúc của chùa.
  • Không hút thuốc, cắm hương lung tung tại các chậu kiểng, tượng thờ.
  • Đến chùa bằng sự thành tâm, kính cẩn, thể hiện văn hóa của người đi lễ.

Chùa Kim Liên không chỉ mang nét đẹp cổ xưa mà còn là nơi thờ tự linh thiêng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều nhiều di vật có giá trị của cha ông. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Justfly sẽ giúp du khách hiểu hơn về ngôi chùa cổ hơn 500 tuổi này. Nếu có dịp về với Thủ đô Hà Nội, du khách hãy ghé thăm chùa để cảm nhận sự thanh tịnh, tĩnh lặng và vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.

justfly chua kim lien hanoi

Chùa Kim Liên, Hà Nội

Giờ mở cửa

08:00 - 17:00(Đang đóng cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: Phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Giờ mở cửa của chùa Kim Liên: 8h00 – 17h00

Bạn có thể tham quan chùa Kim Liên vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng.

Chùa tọa lạc tại phố Từ Hoa, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội; nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 4,4km. Du khách có thể lựa chọn một trong hai hình thức di chuyển sau:

  • Xe bus: Các tuyến xe bus đi qua hoặc có điểm dừng chân tại chùa Kim Liên gồm 33, 31, 41, 86, 146…

  • Xe máy hoặc ô tô: Từ hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo hướng Lý Thái Tổ, rẽ phải vào phố Hàng Trống sau đó đi theo các cung đường: Hàng Gai - Cầu Gỗ - Hàng Tre - Trần Nhật Duật và rẽ tại ngõ 1 Âu Cơ sẽ đến chùa.

Hiện tại chùa Kim Liên không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)