Chùa Trăm Gian, Hà Nội

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)

Thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Vu Thi Hai

Vu Thi Hai

15:15 05/03/23

Chùa trăm gian Là ngôi chùa linh thiêng , có bề dày lịch sử Là nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp Là nơi có nhiều loại hình trò chơi dân gian vẫn được bảo tồn

Nguyen Thao

Nguyen Thao

09:14 07/02/23

Chùa Trăm Gian nổi tiếng là một trong những chùa đẹp nhất Hà Tây. Chùa nằm trên đồi cây xanh mát và có hồ sen phía dưới.

Việt Dũng

Việt Dũng

08:15 25/01/23

Nên đi vào sáng sớm, khuôn viên chùa có nhiều cây thông có ao sen nhỏ.

Hoa Nguyễn

Hoa Nguyễn

09:32 07/05/22

Một ngôi chùa cổ thanh tịnh

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Trăm Gian hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Quảng Nghiêm hay chùa Tiên Lữ, được xếp vào một trong “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”. Đây là một ngôi chùa cổ kính có từ thời nhà Lý, chùa tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 50m, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Chùa Trăm Gian được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1185, dưới thời vua Lý Cao Tông, gắn liền với truyền thuyết về đức Thánh Bối. Do tác động của thời gian, ngôi chùa đã được trải qua nhiều lần trùng tu và mang dáng vẻ như ngày nay. Chùa có tất cả 104 gian, được chia thành 3 cụm kiến trúc chính, có lẽ vì thế mà chùa mang cho mình cái tên Trăm Gian.

Ngôi chùa Trăm Gian gắn liền với truyền thuyết về đức Thánh Bối. Tương truyền rằng, vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có người phụ nữ mộng thai thấy Đức Phật rồi sinh ra một cậu con trai. Bố mẹ mất khi tuổi còn nhỏ, cậu con trai vào tu tại chùa Đại Bi trong làng. Trong quá trình học đạo tại chùa trên núi, cậu đã tinh tường nhiều phép linh thông. Sau khi được vua Trần sắc phong làm Hòa Thượng tại kinh đô, ngài xin vua về làng dựng lên ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, ngài ngồi vào một cái khảm gỗ siêu thoát. Sau 100 ngày, đệ tử mở khảm gỗ ra thì thấy mùi thơm ngào ngạt cả một vùng. Thấy vậy, dân làng và đệ tử đã cho xây tháp để thờ phụng đức Thánh Bối.

Hiện nay, chùa Trăm Gian được coi là một trong bốn chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất xứ Đoài, bên cạnh chùa Thầy, chùa Trầm và chùa Tây Phương. Với lịch sự và kiến trúc giá trị, chùa Trăm Gian đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Bạn có thể tham quan chùa Trăm Gian vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng.

Đặc biệt đến thăm chùa Trăm Gian vào dịp sau Tết Nguyên Đán hàng năm, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội tưởng nhớ đức thánh Bối với các hoạt động hết sức thú vị như rước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn. Không những vậy, bạn còn được tham gia vào trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, múa rối nước…

Đi bằng xe máy hoặc ô tô

Chùa Trăm Gian cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km. Từ trung tâm thành phố, bạn di chuyển đến quận Hà Đông, đi theo quốc lộ 6 đến thị trấn Chúc Sơn. Từ thị trấn Chúc Sơn đi men theo núi Sở khoảng 3km sẽ đến chùa Trăm Gian.

Đi bằng xe buýt

Ngoài đi phương tiện xe máy, ô tô cá nhân bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt để di chuyển tới chùa Trăm Gian. Có 2 tuyến xe buýt tại nội thành Hà Nội là tuyến 57 (Nam Thăng Long - khu công nghiệp Phú Nghĩa) và tuyến 72 (bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai) có bến xuống cách chùa Trăm Gian 200m đi bộ.

Hiện tại chùa Trăm Gian không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Giá trị kiến trúc lưu dấu năm tháng và hoạt động tham quan tại chùa Trăm Gian

Ngoài mang giá trị về mặt lịch sử thì chùa Trăm Gian còn có giá trị kiến trúc lớn. Với cách tính 4 cột là 1 “gian” thì chùa có tổng cộng 104 gian và chia thành 3 cụm kiến trúc chính.

Cụm thứ nhất

Quang cảnh đầu tiên du khách được chiêm ngưỡng là cầu thang đá rộng đẹp, lan can lài hai tượng rồng đá cổ oai nghiêm với hai bên là hàng cây xanh mát và thơ mộng. Vào đến cổng chùa, ta sẽ bắt gặp bốn cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ khi diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó là nhà giá Giá Ngự nhìn ra hồ sen, nơi đặt kiệu đức Thánh và xem múa rối nước. Chùa trên núi với phía trước là hồ sen thơm ngát tạo ra lối kiến trúc chùa “tiền thủy hậu sơn”.

Cụm thứ hai

Cụm thứ 2 cách cụm thứ nhất khoảng 100 bậc, là tòa gác chuông, gác cao 2 tầng. Gác chuông của chùa Trăm Gian là một trong những gác chuông cổ nhất nước ta còn sót lại cho đến ngày nay, được dựng vào năm 1965, mang dấu ấn nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc độc đáo của kiến trúc thời Lý - Trần. Tháp có 2 tầng với mái đao cong vút được trạm trổ hình mây, lưỡng long chầu nguyệt, phượng chầu lư hương vô cùng tinh xảo. Trông xa, tháp chuông giống như một tòa sen đang vươn mình tỏa ngát hương. Các cột kèo cũng được trang trí hình hoa sen, hình rồng đặc trưng kiến trúc của thời kỳ.

Tầng 2 đặt chiếc chuông có niên đại khoảng 200 năm, được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 là mẫu chuông đồng điển hình của thời Tây Sơn. Đứng trên tháp chuông, du khách có thể phóng tầm mắt ra xe để quan sát toàn bộ khung cảnh yên bình xung quanh ngôi chùa.

Cụm thứ ba

Vượt thêm 27 bậc đá, ta đến cụm thứ ba cũng là phần thờ phụng chính của chùa. Tại khoảng sân gạch rộng rãi của chùa còn lưu giữ một sập đá lớn từng là nơi đặt lư hương. Để vào trong gian chính cần leo thêm 7 bậc đá này rất nhỏ hẹp, chỉ để vừa 1 chân nằm ngang. 7 bậc đá xây như vậy nhằm tránh cho du khách khi đi về quay lưng vào gian chính của chùa.

Trung tâm chùa gồm 3 gian chính là Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng Điện nối với nhau thành chữ “công”. Hành lang dài hai bên bao lấy Tiền Đường và Hậu Đường thành hình chữ “quốc”. Các ban bao gồm ban thờ Phật, thờ Đức Thánh Bội, thờ Quan Âm và gia đình đô đốc Đặng Tiến Đông - tường thời vua Quang Trung, người đã có công tu sửa ngôi chùa.

Gian giữa của thượng điện có đặt một bệ bằng đất nung đỏ lớn được trạm khắc cầu kì hình đài sen, hoa cỏ, muông thú. Trên bệ là tượng Phật tam thế. Hệ thống tượng tại chùa lên tới hơn 150 tượng, trong đó đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn - tượng minh họa thời kì khổ hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật. Các bức tượng, tranh khắc tại chùa Trăm Gian đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của các triều đại. Bên cạnh đó, 4 bức tranh cổ “Thập Điện Diêm Vương” hàng nghìn năm tuổi từng bị lưu lạc 17 năm nay đã được tìm thấy và lưu giữ tại chùa.

Lễ hội đặc sắc không nên bỏ lỡ tại chùa Trăm Gian

Lễ hội chùa Trăm Gian được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội có rước kiệu thánh, thi cỗ chay, trình rối cạn; ngoài ra còn có các trò vui như đánh cờ người, đấu vật, múa rối nước. Vào trước ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập phương về dự.

Giống như khi viếng thăm bất kỳ ngôi chùa nào, khi tới chùa Trăm Gian bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Du khách là dân chúng khi qua cổng chùa (cổng Tam Quan), lúc đến thì đi bên phải, lúc về thì đi bên trái, không được đi cửa chính giữa.

  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự. Không nên mặc váy, quần ngắn và tuyệt đối không mặc các trang phục hở hang.

  • Nên chọn những loại giày êm ái như giày vải, giày thể thao để thuận tiện cho việc leo các bậc thang lên chùa.

  • Ăn nói, đi lại nhẹ nhàng, khấn Phật trong tâm chứ không cần khấn to thành tiếng.

  • Đến chùa khấn Phật nên hướng thiện, cầu xin bình an, sức khỏe, quốc thái dân an.

  • Không chạm tay, sờ vào các tượng, tranh tại chùa. Không tự ý gõ chuông chùa.

  • Sắm lễ thanh tịnh bao gồm các đồ như hương, hoa quả, chè, nến, đồ ăn chay. Không được dâng đồ mặn. Xếp và đặt lễ theo đúng hướng dẫn của nhà chùa.

  • Chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế việc thắp hương bên trong điện gây ám khói, ảnh hưởng đến sức khỏe người trong chùa và hiện trạng của tượng Phật.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá chùa Trăm Gian mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.

justfly chua tram gian hanoi

Chùa Trăm Gian, Hà Nội

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: Thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bạn có thể tham quan Chùa Trăm Gian vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để chứng kiến được trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tâm linh, theo chúng tôi các bạn nên đến tham quan chùa vào các ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng. Đặc biệt đến thăm chùa Trăm Gian vào dịp sau Tết Nguyên Đán hàng năm, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội tưởng nhớ đức thánh Bối với các hoạt động hết sức thú vị như rước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn. Không những vậy, bạn còn được tham gia vào trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, múa rối nước…

Chùa Trăm Gian cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km. Từ trung tâm thành phố, bạn di chuyển đến quận Hà Đông, đi theo quốc lộ 6 đến thị trấn Chúc Sơn. Từ thị trấn Chúc Sơn đi men theo núi Sở khoảng 3km sẽ đến chùa Trăm Gian.

Ngoài đi phương tiện xe máy, ô tô cá nhân bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt để di chuyển tới chùa Trăm Gian. Có 2 tuyến xe buýt tại nội thành Hà Nội là tuyến 57 (Nam Thăng Long - khu công nghiệp Phú Nghĩa) và tuyến 72 (bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai) có bến xuống cách chùa Trăm Gian 200m đi bộ.

Hiện tại Chùa Trăm Gian không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Giống như khi viếng thăm bất kỳ ngôi chùa nào, khi tới chùa Trăm Gian bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Du khách là dân chúng khi qua cổng chùa (cổng Tam Quan), lúc đến thì đi bên phải, lúc về thì đi bên trái, không được đi cửa chính giữa.

  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự. Không nên mặc váy, quần ngắn và tuyệt đối không mặc các trang phục hở hang.

  • Nên chọn những loại giày êm ái như giày vải, giày thể thao để thuận tiện cho việc leo các bậc thang lên chùa.

  • Ăn nói, đi lại nhẹ nhàng, khấn Phật trong tâm chứ không cần khấn to thành tiếng.

  • Đến chùa khấn Phật nên hướng thiện, cầu xin bình an, sức khỏe, quốc thái dân an.

  • Không chạm tay, sờ vào các tượng, tranh tại chùa. Không tự ý gõ chuông chùa.

  • Sắm lễ thanh tịnh bao gồm các đồ như hương, hoa quả, chè, nến, đồ ăn chay. Không được dâng đồ mặn. Xếp và đặt lễ theo đúng hướng dẫn của nhà chùa.

  • Chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế việc thắp hương bên trong điện gây ám khói, ảnh hưởng đến sức khỏe người trong chùa và hiện trạng của tượng Phật.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)