Khám phá toàn cảnh lễ hội Cầu ngư Nha Trang Khánh Hòa

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert12/06/2023

Lễ hội Cầu ngư Nha Trang là lễ hội độc đáo của người dân miền biển nhằm tưởng nhớ công ơn thần biển và cầu mong cho mùa cá về bội thu, dân làng đi biển khơi được thuận buồm xuôi gió. Cùng Justfly khám phá toàn cảnh lễ hội Cầu Ngư Nha Trang Khánh Hoà nhé!

Nôi dung

  • 1. Thuyết minh về lễ hội cầu ngư Nha Trang
  • 2. Những hoạt động đặc sắc trong lễ hội cầu ngư Nha Trang
  • Điểm đến nổi bật

Lễ hội Cầu ngư Nha Trang là lễ hội độc đáo của người dân miền biển nhằm tưởng nhớ công ơn thần biển và cầu mong cho mùa cá về bội thu, dân làng đi biển khơi được thuận buồm xuôi gió. Cùng Justfly khám phá toàn cảnh lễ hội Cầu Ngư Nha Trang Khánh Hoà nhé!


Tour nổi bật


1. Thuyết minh về lễ hội cầu ngư Nha Trang

Lễ hội cầu ngư Nha Trang Khánh Hòa là lễ hội thường được tổ chức vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, mang tính chất thờ phụng, cầu bình an và bảo vệ loài cá voi. Nếu như trên thế giới, hàng loạt các công ước, điều lệ mới được khởi xướng, được đặt ra để bảo vệ loài cá này, thì tại Việt Nam, từ hàng thế kỷ trước, nó đã tồn tại và song song đồng hành cùng cuộc sống người dân.

Truyền thuyết xưa kể rằng, Nguyễn Ánh trong một lần đắm thuyền đã được một con cá voi cứu sống. Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh (lấy hiệu là Gia Long) đã xưng tước cho loài cá voi này là “Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn thì sắc phong lài cá to lớn này là “Đại càng quốc gia Nam Hải”.

Lễ Cầu ngư Nha Trang

Đối với người dân vùng biển Nha Trang, cá voi là loài cá quý hiếm, thường hay giúp đỡ tàu bè, ngư dân trong cơn giông bão của biển cả nên loài cá này được coi như hóa thân của thần biển. Cộng thêm truyền thuyết từ mấy trăm năm, ngư dân Nha Trang lại càng coi việc thờ cúng loài cá này là việc hết sức quan trọng, phải thật thành kính. Họ gọi cá voi là cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Khi cá voi chết sẽ được chôn cất trong lăng mộ riêng gọi là lăng Ông. Xương cá voi trong lăng là Ngọc Cốt.

Người dân hào hứng tham gia lễ hội

Mỗi năm, vào ngày cá voi chết (ngày ông lỵ), hai kỳ xuân tế thu tế, người dân tổ chức lễ hội rất long trọng, một phần để thỉnh với linh hồn Ông Nam Hải, một phần để cúng cầu cho mùa đánh bắt năm nay bội thu, sóng yên biển lặng, thuyền bè ra khơi an toàn. Họ tin rằng, ngoài việc có sức mạnh phi thường, cá voi còn có khả năng thấu hiểu ý nguyện của người dân, luôn giúp đỡ con người và làm điều thiện.


2. Những hoạt động đặc sắc trong lễ hội cầu ngư Nha Trang

Hoạt động lễ hội bắt đầu từ sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Đây là nghi thức vô cùng quan trọng trong cả lễ hội. Người ta sẽ chọn lựa những người khỏe mạnh nhất, rước kiệu Ông Nam Hải đi ra phía biển để lên thuyền rồng ra khơi. Bởi họ tâm niệm, vào ngày này, linh hồn Ông Nam Hải mới hiện lên giữa biển.

Dọc đường, người dân chuẩn bị lễ vật nghênh đón, nhang khói rợp trời. Hai bên kiệu võng là các ghe nhỏ hơn chở bà con và khách khứa đi theo kiệu, ghe nào cũng trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tháp tùng Ông trên biển. Tầm 15 chiếc ghe được lựa chọn cẩn thận, xếp thành hình chữ V như đàn chim trên bầu trời, dong trống mở cờ rộn rã cả một vùng biển.

Đây được coi là dấu hiệu gọi Ông về. Đầu mỗi ghe là mâm lễ vật được chuẩn bị tươm tất. Đoàn rước quay về bến Lăng Ông, dẫn hồn Ông Nam Hải về ngự. Trước cửa lăng đã chuẩn bị hết đoàn múa lân, sư tử để chào đón Ông về rồi.

Rước thuyền

Bên cạnh lễ Nghinh Ông thì lễ sắc phong là đám thu hút đông đảo sự tập trung, tham gia của người dân nhất. Đám rước sắc phong chia làm hai đoàn, một đi từ phía Bắc, một đia từ phí Nam, hai đoàn đều đi hướng về khu Lăng Ông. Dẫn đâu mỗi đoàn là đội mùa lân, sư, rồng. Vừa về huyên náo không khí, lại để trừ tà ma tránh đường theo suy nghĩ của người dân.

Tiếp sau đoàn mua lân là mô hình thuyền lướt sóng trên biển. Một con thuyền treo cờ phấp phới, bên trên là các những ngư dân đang mô phỏng động tác chèo thuyền, hò dô, đẩy lái. Mô hình thuyền này được gánh trên vai hàng chục thanh niên trai tráng khác, mặc quần áo xanh tượng trưng cho biển cả. Một hình ảnh trực quan vô cùng sống động đã được người dân hiện thực hóa theo cách tâm linh khá thú vị.

Đi cuối đoàn rước là các thành viên tham gia lễ rước, mặc quần áo thiết kế theo lối cổ xưa, tay cầm cờ, binh khí chính tề xếp hai hàng đều bước. Rước đoàn đến đâu, cờ trống inh ỏi, rộn rã cả một góc xóm đến đấy. Đoàn rước phải canh giờ sao cho vừa đến cửa Lăng thì cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng của Ông Hải Nam.

Sau khi nhập lăng thì đội múa lân sẽ múa lần cuối, tiếp đến là phần hát bả trạo rồi đến hát chầu. Kết thúc phần lễ thỉnh, báo cáo kết quả năm trước, cầu an cho năm nay thì lại rước Ông ra biển. Lúc này ngoài khơi đã đậu sẵn hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang trí cờ hoa sẵn sàng chờ lệnh Ông rồi.

Lễ sắc phong

Nhìn lại thì trình tự các nghi thức lễ hội khá giống với lễ tế đình làng ở khu vực Bắc Bộ, khác cái là lễ hội cầu ngư Nha Trang có khi kéo dài đến cả tuần. Trong dịp lễ, người dân tạm thời gác công việc sang một bên, mở hội ăn uống, vui chơi chuyện trò, dù là hàng xóm hay là hành khách từ nơi xa tới cũng được tham gia hết.


Lễ hội cầu ngư Nha Trang là một lễ hội văn hóa tâm linh được gây dựng và gìn giữ bao đời. Mỗi lần lễ hội diễn ra lại thấy tình người tràn ngập và đoàn kết vô cùng. Một lễ hội đậm đà thuần phong mỹ tục thế này xứng đáng được kế thừa và phát huy bởi lớp trẻ, để Việt Nam có thể giữ vừng được bản sắc riêng.


Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)