08:30 - 20:00(Đang mở cửa)
116 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Vui chơi & Giải trí
Đến chùa, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội chùa Láng diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Chùa Láng còn được biết đến với tên gọi khác là Chiêu Thiền tự. Ngôi chùa Hà Nội này cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Chùa Láng ở ngay gần trung tâm Thủ đô nên việc di chuyển đến đó rất thuận tiện. Bạn có thể chọn phương tiện như ô tô, xe máy, xe buýt hoặc taxi để đến chùa.
Nếu sử dụng xe buýt, sẽ có các tuyến xe số 09 BCT, 55A, 55B, 26, 28 là có điểm dừng gần chùa Láng.
Trường hợp bạn muốn đi bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đến dốc Cầu Giấy và đi theo đường Láng khoảng 500m là đến cổng chùa.
Địa chỉ: 116 phố Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Giờ mở cửa: 8:30 - 20:00 mỗi ngày. Trong những ngày đặc biệt như rằm, mùng 1 và lễ, Tết, thời gian mở cửa sẽ được kéo dài hơn thời gian bình thường.
Hiện tại chùa Láng không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.
Theo những gì ghi lại trên văn bia, chùa Láng được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175). Tương truyền, Thiền sư Từ Đạo Hạnh là người đầu thai làm con trai của Sùng Hiền hầu, em của vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128). Vua Lý Nhân Tông không có con, nên đã chọn con trai của Sùng Hiền hầu làm thái tử và cho nối ngôi, tức là vua Lý Thần Tông (1128 – 1138).
Về sau, vua Lý Anh Tông đã cho xây Chiêu Thiền tự để thờ vua cha Lý Thần Tông và tiền thân của ông là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu; những lần quan trọng là vào các năm: 1656, 1901 và 1989.
Kiến trúc đền thờ của chùa Láng mang nhiều nét riêng biệt. Ngoài thờ Phật, chùa Láng còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ được nhớ đến là bậc đại thánh, phép thuật cao minh, mà còn là cụ tổ nghề múa rối nước. Hiện nay, ở Hà Nội, chùa Láng và chùa Thầy là hai nơi thờ Ngài.
Theo các tài liệu ghi lại, chùa Láng trước đây có tổng cộng 100 gian, được xây dựng theo phong cách kiến trúc nội công ngoại quốc. Kiểu kiến trúc này đã phổ biến ở Việt Nam từ thời xưa, với đặc điểm là có hai hành lang dài kết nối nhà tiền đường và hậu đường tạo thành một khung hình chữ nhật đóng kín, ở giữa có thể là nhà thiêu hương hoặc nhà thượng điện.
Hiện nay, chùa Láng vẫn giữ được sự uy nghi, bề thế với một quần thể công trình hài hòa và cân đối với không gian xung quanh. Sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc chùa với thiên nhiên, sân vườn và những cây cổ thụ tạo nên một không gian yên bình và tĩnh lặng.
Khi đến tham quan ngôi chùa, du khách sẽ nhìn thấy cổng tam quan đầu tiên. Cổng tam quan của chùa có bốn cột vuông, phía trên là 3 mái vòm gắn liền với sườn cột chứ không phủ trùm lên trên. Kiểu kiến trúc này có sự tương đồng với cổng trong cung của phủ vua chúa.
Bước qua cổng tam quan là một khoảng sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng. Giữa sân có sập đá, chính là nơi đặt kiệu thánh khi thực hiện nghi lễ trong những ngày khai hội. Tam quan nội được xây dựng với kiểu nhà 3 gian, với 2 hàng gạch chống 4 lớp mái song song xếp theo kiểu mái chồng. Khi đi qua tam quan nội là tới con đường dẫn đến chính điện, được lát gạch với hai bên đường được tô điểm bởi hàng muỗm cổ thụ tạo nên không gian vô cùng cổ kính và tĩnh mịch.
Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các câu đối được viết bằng những mảnh sứ màu xanh ở khắp nơi trong khuôn viên chùa, càng làm tăng thêm nét trang nghiêm cho nơi này.
Nhà Bát Giác được xây dựng có mái chồng 2 tầng, 16 mái, trên đầu được đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua Lý. Sau đó là các công trình chính của chùa như Bái Đường, Thượng Điện, nhà thiêu hương, nhà Tổ và Tăng phòng.
Ngoài ra, chùa Láng còn nổi tiếng gần xa khi sở hữu 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá, trong đó có tượng vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và pho tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh là gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều bảo vật quý giá khác như 31 câu đối, 39 bức hoành phi, 15 bia đá…
Qua nhà Bát Giác, du khách có thể đến với phần công viên rộng để chiêm ngưỡng nhiều công trình đẹp như nhà bái đường, thượng điện, nhà thiêu hương,...Ở hai đầu toà tiền đường, phật tử sẽ thấy động Thập Điện Diêm Vương rất đẹp mắt và ấn tượng.
Ở hai đầu toà tiền đường của chùa Láng sẽ có thêm động Thập Điện Diêm Vương. Khu vực này được sử dụng để thể hiện hình phạt ở các tầng địa ngục với các tội danh khác nhau, răn dạy con người ta sống phải lương thiện. Ngoài ra, tổng thể chùa Láng còn có 198 bức tượng, nổi tiếng nhất là Chuẩn Đề, Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương,...
Khi vượt qua lớp cổng thứ hai của chùa Láng, dọc đường thần đạo, phật tử tứ phương sẽ được chiêm ngưỡng hai hàng muỗm căn nguyên sù sì, mỗi gốc phải cỡ vài vòng tay ôm quanh gốc. Thấp thoáng ẩn hiện phía sau là màu trắng tinh khôi của hoa câu cùng những cây đại cằn cỗi, rụng hoa trắng gốc. Đến độ hoa nở, hương bưởi, hương cau trong khuôn viên chùa hoà quyện với nhau, toả hương thơm dịu nhẹ khiến du khách quên đi mỏi mệt mỏi và toan tính đời thường, tâm trở nên thanh tịnh trở lại.
Gần 1000 năm tồn tại, chùa Láng đã lưu giữ rất nhiều hiện vật, từ các pho tượng, hoành phi câu đối đến bia đá, phản ánh sự phát triển của di tích qua từng thời kỳ lịch sử. Trong ngôi chùa, có tổng số 198 pho tượng Phật lớn nhỏ được sắp xếp theo quy định của một ngôi chùa Việt cổ, bao gồm các bộ tượng đẹp và chau chuốt như Tam Thế Phật, Quan Âm Chuẩn Đề, An Nan, Ca Diếp, Tuyết Sơn, Cửu Long …
Ngoài những tượng Phật thần linh, tình cảm tôn kính và đền thờ còn được thể hiện rất rõ qua việc bảo tồn hệ thống di vật liên quan đến “Đức Thánh Láng” tại Chùa Láng. Điển hình như hai pho tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh được làm bằng mây cuộn và phủ sơn thếp và tượng Lý Thần Tông bằng gỗ.
Mỗi năm, vào ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch, người dân tại phường Láng Thượng lại tiến hành tổ chức lễ hội chùa Láng với nghi thức trang trọng. Đây cũng chính là ngày sinh của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động thú vị, nhưng đặc biệt là phần rước kiệu Thánh từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Tại lễ hội, người ta còn tái hiện lại cuộc đấu thần giữa Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên.
Không chỉ có những nghi thức trang trọng, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như “bịt mắt đập niêu”, “thi thổi cơm”… mang đến niềm vui, xây dựng tình đoàn kết cho người dân trong làng cũng như du khách đến dự.
Sau khi tham quan chùa Láng, bạn hãy dành thêm thời gian để khám phá những địa điểm nổi tiếng khác ở gần đó như:
Địa chỉ: 215 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: 21 Ngõ 185 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Ốc luộc được xem là một trong những món đồ ăn chùa Láng mà bạn nhất định phải thử. Những con ốc tươi ngon được luộc chung với các loại nguyên liệu như lá chanh, sả, ớt tạo nên mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, đến với các quán ốc luộc, bạn sẽ được thưởng thức thêm rất nhiều món ăn từ ốc. Chẳng hạn như ốc xào, ốc hấp,…với hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Địa chỉ: 106 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: Đối diện sân bóng Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Giới trẻ Hà Thành chắc chắn không còn xa lạ với món trứng chén nướng. Không những thế, nhiều bạn trẻ còn bị “nghiện” món ăn này vì hương vị quá ngon và ăn hoài không chán. Mặc dù trứng chén nướng được bán ở nhiều địa chỉ tại Hà Nội nhưng các quán ở chùa Láng vẫn được các bạn trẻ yêu thích ghé đến. Bởi ở đây, mọi thứ được nêm nếm rất vừa miệng. Trứng nướng đến đâu ăn đến đó còn nóng hổi và lan tỏa hương thơm vô cùng hấp dẫn.
Địa chỉ: Nem nướng Nha Trang Hắt 2 Ô – 1A, Ngõ 32 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: 50A, Ngõ 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Nem nướng Nha Trang được gọi là món ăn “4 mùa” vì dù ăn vào mùa nào món ăn này cũng đều có hương vị thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt nếu đi qua chùa Láng, bạn chắc chắn không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn này. Nem nướng dai dai, thơm nức kết hợp với bún, rau sống, xoài chua, dưa chuột và hòa quyện với nước chấm vừa ngọt vừa béo, có lẫn chút cay tạo nên một món ăn hoàn hảo.
Địa chỉ: 29 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Nếu nem nướng Nha Trang là món ăn “4 mùa” thì bánh mì muối ớt chính là “chân ái” của các cô cậu học trò và các nàng mỏ khoét ăn vặt. Vì vậy khi lang thang chùa Láng, bạn đừng quên ghé vào quán và thưởng thức món ăn này. Bánh mì nướng giòn bên ngoài, mềm bên trong kết hợp với gia vị và topping ngập tràn, nhìn thôi đã không thể cưỡng lại nổi. Món ăn này uống kèm với một ly trà chanh hoặc một lon cocacola thì tuyệt vời.
Địa chủ: 3A15 Ngõ 33, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ: Ki Ốt 4, 147 Ngõ 1194 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Bánh tráng trộn có thể nói là món ngon phố chùa Láng mà các cô nàng có thể ăn từ ngày này qua ngày khác. Bởi món ăn này kết hợp đủ các hương vị chua cay mặn ngọt từ các nguyên liệu. Từ đó mang đến sự kích thích vị giác, khiến các cô nàng không thể ngừng ăn. Không những thế, bánh tráng trộn không sử dụng dầu mỡ nên khi ăn không bị ngấy. Vì thế mà hội chị em không ngừng thích thú mỗi khi nhắc đến món ăn vặt hấp dẫn này.
Nhiều bạn trẻ thường đùa nhau rằng thịt xiên nướng ở chùa Láng là món thịt xiên nướng “vạn người mê”. Bởi ở chùa Láng, có duy nhất một quán xiên nướng nổi tiếng, đông nghẹt khách mỗi ngày. Đó chính là quán thịt xiên nướng Hoàng Đức. Với công thức ướp thịt riêng biệt và kỹ năng nướng chuyên nghiệp, món thịt xiên nướng ở đây thơm ngon, nóng hổi đến mức khó cưỡng, khiến ai đi qua cũng muốn sà vào thưởng thức ngay lập tức.
Nhắc đến bánh mì chảo, giới trẻ Hà Nội có rất nhiều địa chỉ để lựa chọn. Trong đó quán bánh mì chảo ở chùa Láng là một trong những lựa chọn rất được yêu thích. Món ăn này tuy đơn giản nhưng được nêm nếm rất vừa miệng và được nấu ở mức vừa chín tới. Vì vậy khi ăn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm đà và béo ngậy. Không những thế, món ăn còn được trang trí rất đẹp mắt và hấp dẫn.
Đến chùa Láng nhưng chưa từng thưởng thức món bánh đa trộn ở đây thì thực là thiếu sót lớn của bạn. Bởi món ăn này ở chùa Láng từng được rất nhiều bạn trẻ review và chia sẻ trên các trang mạng xã hội hay các hội nhóm tìm kiếm địa chỉ ăn ngon. Bánh đa trộn chùa Láng có hương vị đặc biệt thơm ngon và đậm đà. Bánh đa được chế biến vừa đủ độ dai, kết hợp với các loại topping tươi ngon khó cưỡng. Thưởng thức một lần biết đâu bạn sẽ ghiền và muốn ghé đến vào lần sau.
Những lưu ý khi đến chùa Láng:
Khi đến viếng thăm, vãn cảnh chùa Láng, bạn cần tuân thủ những quy định chung thường thấy ở những nơi thờ phượng, và các cơ sở tôn giáo.
Du khách được dâng lễ mặn tại một số vị trí trong chùa Láng, vì vậy hãy chú ý đặt sao cho đúng chỗ.
Chủ động bảo quản tư trang cá nhân, trong chùa vào các ngày lễ thường rất đông khách tới, dễ xảy ra tình trạng móc túi, trộm cắp.
Trang phục lịch sự, trang nghiêm phù hợp với không gian thanh tịnh tại chùa.
Chú ý lời nói và cử chỉ nhỏ nhẹ, không nói thô tục, đùa giỡn trong khu vực chùa.
Ngoài ra, một điều siêu hấp dẫn khi đến khu vực chùa Láng – phố chùa Láng đó là “thiên đường ăn vặt” luôn khiến hội “cuồng chân” đứng ngồi không yên.
Phố chùa Láng tuy không lớn nhưng quy tụ ba trường đại học lớn, nên tập trung rất nhiều các món ăn ngon, phù hợp với túi tiền các bạn sinh viên.
Sau khi tham quan chùa Láng có thể tạt qua một trong những con ngõ sau đây để thưởng thức đặc sản Hà Nội nè: ngõ 33, ngõ 67, ngõ 121, ngõ 185.
Như vậy, bài viết này đã hướng dẫn cho mọi người những kinh nghiệm hữu ích khi tham quan chùa Láng - ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Bắc Bộ. Justfly hy vọng sau những chia sẻ trên, mọi người sẽ có được một chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn nhất với những người thân yêu. Đồng thời đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tiếp tục có thêm nhiều mẹo du lịch đến mọi nơi trên tổ quốc.
4 đánh giá
Chùa Láng ở đâu?
Địa chỉ: 116 phố Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Láng mấy giờ mở cửa?
Giờ mở cửa: 8:30 - 20:00 mỗi ngày. Trong những ngày đặc biệt như rằm, mùng 1 và lễ, Tết, thời gian mở cửa sẽ được kéo dài hơn thời gian bình thường.
Nên tới chùa Láng khi nào?
Đến chùa, người dân thường tập trung nhiều nhất vào ngày Lễ hội chùa Láng diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.
Cách di chuyển tới chùa Láng?
Chùa Láng còn được biết đến với tên gọi khác là Chiêu Thiền tự. Ngôi chùa Hà Nội này cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Chùa Láng ở ngay gần trung tâm Thủ đô nên việc di chuyển đến đó rất thuận tiện. Bạn có thể chọn phương tiện như ô tô, xe máy, xe buýt hoặc taxi để đến chùa.
Xe buýt: Nếu sử dụng xe buýt, sẽ có các tuyến xe số 09 BCT, 55A, 55B, 26, 28 là có điểm dừng gần chùa Láng.
Xe máy hoặc ô tô: Trường hợp bạn muốn đi bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đến dốc Cầu Giấy và đi theo đường Láng khoảng 500m là đến cổng chùa.
Cần lưu ý gì khi tới chùa Láng?
Khi đến viếng thăm, vãn cảnh chùa Láng, bạn cần tuân thủ những quy định chung thường thấy ở những nơi thờ phượng, và các cơ sở tôn giáo.
Du khách được dâng lễ mặn tại một số vị trí trong chùa Láng, vì vậy hãy chú ý đặt sao cho đúng chỗ.
Chủ động bảo quản tư trang cá nhân, trong chùa vào các ngày lễ thường rất đông khách tới, dễ xảy ra tình trạng móc túi, trộm cắp.
Trang phục lịch sự, trang nghiêm phù hợp với không gian thanh tịnh tại chùa.
Chú ý lời nói và cử chỉ nhỏ nhẹ, không nói thô tục, đùa giỡn trong khu vực chùa.
Ngoài ra, một điều siêu hấp dẫn khi đến khu vực chùa Láng – phố chùa Láng đó là “thiên đường ăn vặt” luôn khiến hội “cuồng chân” đứng ngồi không yên.
Phố chùa Láng tuy không lớn nhưng quy tụ ba trường đại học lớn, nên tập trung rất nhiều các món ăn ngon, phù hợp với túi tiền các bạn sinh viên.
Sau khi tham quan chùa Láng có thể tạt qua một trong những con ngõ sau đây để thưởng thức đặc sản Hà Nội nè: ngõ 33, ngõ 67, ngõ 121, ngõ 185.