05:00 - 19:00(Open)
Số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Sights & Landmarks
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5 giờ sáng đến khoảng 7 giờ tối. Vào những ngày đầu tháng; ngày rằm, lễ, tết, phủ thường đóng cửa muộn hơn vì lượng du khách đổ về vãn cảnh, cầu may đông gấp nhiều lần so với ngày thường, đặc biệt vào ngày 13/8 và mùng 3/3 âm lịch, ngày lễ bà chúa Liễu Hạnh.
Cũng bởi vẻ đẹp độc đáo và nguồn gốc linh thiêng đó, Phủ Tây Hồ ngày càng nổi tiếng và trở thành điểm đến thường xuyên của người dân Hà thành.
Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Du khách khi ghé thăm Phủ Tây Hồ có thể lựa chọn di chuyển giữa phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.
Phủ Tây Hồ nằm cách trung tâm Hà Nội 14km về phía Tây, mất khoảng 30 phút di chuyển. Ngay bên ngoài cổng Phủ có bãi gửi xe máy với giá 5.000VNĐ/xe/lượt. Tùy vào điểm xuất phát của bạn sẽ có những cung đường khác nhau để di chuyển đến Phủ Tây Hồ. Du khách có thể tham khảo trên ứng dụng Google Maps. Trên con đường dẫn đến Phủ cần đi qua Hồ Tây với khung cảnh vô cùng lãng mạn sẽ khiến chuyến đi của bạn trở nên thú vị.
Du khách có thể di chuyển bằng xe buýt đến Phủ Tây Hồ theo tuyến số 13, 33 hoặc 51. Tuy nhiên, khoảng cách từ điểm xuống xe buýt đến Phủ Tây Hồ khá xa, khoảng 5km. Do vậy, bạn nên di chuyển bằng xe ôm công nghệ để tiết kiệm thời gian. Nếu đi theo nhóm đông người, bạn có thể gọi taxi, chia ra sẽ rất rẻ. Một mẹo để tránh bị “hét giá” khi đi taxi chính là bạn nên lựa chọn những hãng taxi uy tín hoặc xe taxi công nghệ Grab, Bee, Gojek... bởi sẽ hiển thị giá trước khi đi.
Phủ Tây Hồ là địa điểm tham quan du lịch miễn phí vì vậy du khách có thể thoải mái tham quan và checkin chụp ảnh để lưu giữ những bức ảnh kỉ niệm khi ghé thăm Hà Nội.
Mãi cho tới thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa biết được cụ thể Phủ Tây Hồ được xây dựng thời gian nào. Phủ được dự đoán xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng cũng có thể muộn hơn. Trong những cuốn sách đầu tiên về các di tích của Thăng Long cũng không có ghi chép nào về Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ thờ ai là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc. Nơi đây thờ Chúa Liễu Hạnh - người được triều nhà Nguyễn phong là “mẫu nghi thiên hạ”, một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam. Bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là:
Truyền thuyết kể rằng, Chúa Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng, vì làm vỡ ly ngọc quý mà bị đày xuống trần gian. Sau khi ngao du khắp nơi dưới hạ giới, bà bị thu hút bởi vẻ đẹp của Hồ Tây nên quyết định dừng chân tại đây, giúp nhân dân diệt trừ ma quái, tiêu diệt tham quan, bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân.
Trước khi bước vào Phủ, du khách sẽ qua cổng tam quan 2 tầng, có vọng lâu ở trên với những đường nét chạm khắc tỉ mỉ, cẩn thận, mang đậm những nét văn hóa Việt Nam độc đáo. Du khách khi đến Phủ thường dừng chân chụp một bức ảnh trước cổng để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp khi đến tham quan Phủ và chia sẻ cho bạn bè.
Phủ Tây Hồ bao gồm Phủ chính, Điện Sơn Trang và lầu Cô, lầu Cậu.
Phủ Tây Hồ là chốn linh thiêng. Do vậy, khi đi lễ phủ Tây Hồ, du khách cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây.
Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ là nơi cầu sức khỏe, công danh, tài lộc, may mắn vô cùng linh thiêng. Vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu lựa chọn đến Phủ để đi lễ cần chú ý thời gian mở cửa, đóng cửa để không bị lỡ dở công việc.
Để cầu may mắn tại Phủ Tây Hồ, du khách cần chuẩn bị lễ bao gồm:
Thứ tự lễ Phủ Tây Hồ như sau: Phủ chính, Điện Sơn Trang rồi sau đó tới lầu Cô, lầu Cậu.
Gần Phủ Tây Hồ, du khách có thể ghé thăm các địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn khác:
Bánh tôm là món ăn chắc chắn bạn phải thử khi đến Phủ. Bánh tôm có nhân bánh làm từ tôm tươi và được phủ một lớp bột giòn bên ngoài. Khi ăn, bạn chấm kèm với nước mắm chua cay tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Một số địa chỉ bán bánh tôm ngon tại Phủ Tây Hồ:
Đây là món ăn quen thuộc đối với nhiều người nhưng địa chỉ nổi tiếng nhất thì chắc chắn là bún ốc ở phủ Tây Hồ. Nước dùng nấu bún có vị ngọt thanh nhẹ kết hợp với thịt ốc béo ngậy, giòn sần sật cùng đậu, giò... Tất cả tạo nên bát bún ốc ăn 1 lần là nhớ mãi không quên.
Kem Hồ Tây từ lâu đã vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội. Du khách có thể vừa thưởng thức những cây kem mát lạnh, vừa ngắm cảnh Hồ Trúc Bạch thơ mộng. Các loại kem vô cùng đa dạng như kem vani, socola, kem cốm...
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá Phủ Tây Hồ mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.
4 reviews
Phủ Tây Hồ ở đâu?
Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ mấy giờ mở cửa?
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5 giờ sáng đến khoảng 7 giờ tối. Vào những ngày đầu tháng; ngày rằm, lễ, tết, phủ thường đóng cửa muộn hơn vì lượng du khách đổ về vãn cảnh, cầu may đông gấp nhiều lần so với ngày thường, đặc biệt vào ngày 13/8 và mùng 3/3 âm lịch, ngày lễ bà chúa Liễu Hạnh.
Giá vé tham quan Phủ Tây Hồ?
Phủ Tây Hồ là địa điểm tham quan du lịch miễn phí vì vậy du khách có thể thoải mái tham quan và checkin chụp ảnh để lưu giữ những bức ảnh kỉ niệm khi ghé thăm Hà Nội.
Cần lưu ý gì khi tới Phủ Tây Hồ?
Những địa điểm tham quan gần phủ Tây Hồ?
Gần Phủ Tây Hồ, du khách có thể ghé thăm các địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn khác: