Top 8 món ngon ăn đặc sản ở Trùng Khánh

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert10/05/2023

Phố núi Trùng Khánh thực chất là một phần của tỉnh Tứ Xuyên cho đến năm 1997, trước khi được chính phủ Trung Quốc tách ra thành một trong bốn đô thị trực thuộc trung ương do nhà nước trực tiếp điều hành cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Chính vì vậy, ẩm thực Trùng Khánh hiện tại vẫn mang đặc điểm của ẩm thực Tứ Xuyên trứ danh, nổi tiếng với vị cay nồng đậm đà khó quên. Hãy cùng Justfly tìm hiểu về những món ăn hàng đầu cần phải thử tại Trùng Khánh nếu bạn có dịp ghé thăm phố núi độc đáo này.

Nôi dung

  • 1. Gà Kung Pao (gà rim với đậu phộng và ớt khô)
  • 2. Suan La Fen (mì khoai lang chua cay)
  • 3. Mapo tofu (đậu phụ Mapo)
  • 4. Mì Dan Dan (mì sốt thịt lợn, ớt, tỏi và giấm)
  • 5. Shuizhu Yu (cá luộc Tứ Xuyên)
  • 6. Chuan chuan xiang (lẩu xiên)
  • 7. Chuanbei liangfen (thạch đậu sốt ớt)
  • 8. Lẩu Trùng Khánh
  • Bài viết liên quan

Phố núi Trùng Khánh thực chất là một phần của tỉnh Tứ Xuyên cho đến năm 1997, trước khi được chính phủ Trung Quốc tách ra thành một trong bốn đô thị trực thuộc trung ương do nhà nước trực tiếp điều hành cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Chính vì vậy, ẩm thực Trùng Khánh hiện tại vẫn mang đặc điểm của ẩm thực Tứ Xuyên trứ danh, nổi tiếng với vị cay nồng đậm đà khó quên. Hãy cùng Justfly tìm hiểu về những món ăn hàng đầu cần phải thử tại Trùng Khánh nếu bạn có dịp ghé thăm phố núi độc đáo này.


1. Gà Kung Pao (gà rim với đậu phộng và ớt khô)

Gà Kung Pao (gà rim với đậu phộng và ớt khô)

Đây được đánh giá là món ăn cực kỳ gây nghiện với sự kết hợp hoàn hảo của hương vị mặn, ngọt và cay. Món ăn này có thể được coi là một trong những món ăn “thân thiện” với khách du lịch bởi vị cay vừa phải và dễ dàng tìm thấy tại các nhà hàng trên phố.

Cách thức chế biến món này cũng không quá phức tạp, nếu muốn bạn vẫn có thể tự làm tại nhà vẫn được. Đầu tiên, thịt gà sẽ được cắt thành các khối vuông vừa ăn, sau đó lăn qua một lớp bột khô và chiên vàng qua một lần dầu nóng. Sốt Kung Pao mới đích thực là linh hồn của món ăn. Loại sốt bắt mắt này được chế biến từ nước dùng gà, giấm đen, xì dầu, đậu nành lên men, đậu phộng và ớt, thêm một chút rượu vang để tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt, loại gia vị không thể thiếu trong món ăn này chính là hạt tiêu Tứ Xuyên làm dậy lên hương vị đặc trưng của món ăn. Đây cũng là một trong những món ăn chính được Trung Quốc lựa chọn cho định hướng Tây hóa ẩm thực của họ.


2. Suan La Fen (mì khoai lang chua cay)

Suan La Fen (mì khoai lang chua cay)

Món ăn nhẹ đường phố này không chỉ phổ biến ở Trùng Khánh mà còn được ưa chuộng rộng rãi ở khắp nơi trên toàn Trung Quốc. Món ăn đơn giản có phần thanh đạm này đặc trưng bởi vị cay nóng và chua hòa quyện với vị ngọt của sợi mì tươi và màu đỏ bắt mắt của ớt sa tế tạo cảm giác vừa ngon mắt vừa ngon miệng. Thành phần chính của món ăn này là tinh bột khoai lang và đậu Hà Lan. Sau khi trộn hai loại bột này theo tỷ lệ nhất định, người ta sẽ làm sợi mì bằng cách rây bột lỏng vào nước sôi, kích cỡ của sợi mì sẽ phụ thuộc vào đường kính của những lỗ nhỏ trên rây. Cách làm này cũng tương tự như cách làm bún của chúng ta vậy. Gia vị chính tạo nên đặc trưng của món mì này chính là dầu ớt, hạt tiêu Trùng Khánh và giấm có tác dụng làm dậy hương vị món ăn và kích thích vị giác. Hiện nay, sợi mì để chế biến Suan La Fen có 2 loại, một loại sợi mì khô đã được chế biến sẵn tiện dụng và loại còn lại là mì tươi được chế biến tại chỗ. Đa phần các quán mì truyền thống vẫn chọn cách chế biến này để đảm bảo sự tươi ngon của sợi mì, đảm bảo vệ sinh và thu hút thực khách khi vừa thưởng thức món ăn vừa tận mắt xem cách chế biến sợi mì rất thú vị.


3. Mapo tofu (đậu phụ Mapo)

Mapo tofu (đậu phụ Mapo)

Đậu phụ Mapo là món ăn rất phổ biến trong mâm cơm hằng ngày của người dân Trùng Khánh hoặc Tứ Xuyên bởi cách thức chế biến đơn giản nhanh chóng nhưng lại rất đưa cơm. Món này bao gồm đậu phụ được sốt với loại nước sốt đặc biệt làm từ dầu ớt, đậu tương lên men, đậu đen lên men nấu cùng với thịt băm (thông thường người ta sử dụng thịt bò băm cho món này). Một số nghiên cứu cho rằng món này đã xuất hiện từ khoảng năm 1862 tại một vùng ngoại ô Thành Đô thuộc Tứ Xuyên. Chính nhờ sự đơn giản ngon miệng mà nó đã trở nên phổ biến rộng rãi đến ngày nay.

Món đậu phụ Mapo đích thực phải có vị cay mạnh mẽ đặc trưng của Tứ Xuyên kết hợp bởi tương ớt, dầu ớt, ớt khô, tiêu Tứ Xuyên, tỏi và rượu gạo. Món ăn này được biến thể tùy theo khẩu vị thực khách và đôi khi, bỏ qua thịt để phù hợp với những người ăn chay.


4. Mì Dan Dan (mì sốt thịt lợn, ớt, tỏi và giấm)

Mì Dan Dan (mì sốt thịt lợn, ớt, tỏi và giấm)

Tên gọi món ăn này bắt nguồn từ hình ảnh người bán hàng rong sử dụng đòn gánh (dan dan) để gánh theo giỏ chứa mì và nước sốt để bán cho người qua đường. Chính vì hình ảnh gánh hàng và giá cả phải chăng nên dần dần người ta gọi món ăn này thành mì Dan Dan để dễ phân biệt với rất nhiều loại mì khác được bán ở đây.

Các thành phần chính của món ăn này bao gồm sa tế (dầu ớt chế biến sẵn), rau củ ngâm và phủ lên trên bởi thịt lợn băm và hành lá thái nhỏ. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng các loại rau củ ngâm và dầu ớt chuẩn bị cho món này thường được chế biến cầu kỳ bởi sự đa dạng của nguyên liệu và thời gian sơ chế khá lâu, dùng để sử dụng quanh năm.


5. Shuizhu Yu (cá luộc Tứ Xuyên)

Shuizhu Yu (cá luộc Tứ Xuyên)

Shuizhu Yu hoặc Shuizhu Rou Pian ở đây nghĩa là luộc thịt hoặc cá phi lê trước khi chế biến cùng gia vị. Đây là một phương pháp nấu ăn truyền thống của người dân nơi đây. Thịt hoặc cá được phi lê thành lát vừa ăn, ướp với một chút muối sau đó áo qua một lớp bột mì hoặc bột bắp sau đó luộc khoảng 20 phút để làm thịt chín tới trong khi vẫn giữ được độ mềm ngọt nguyên bản của món ăn. Rau ăn kèm sẽ được bỏ dưới đáy tô, thịt hoặc cá sau khi để ráo nước được đặt lên trên cùng với ớt khô băm nhỏ, tiêu Tứ Xuyên, tỏi băm và các loại gia vị cần thiết khác. Khi chuẩn bị bày ra bàn, người ta sẽ phi thơm dầu ăn sao cho vừa tới và rưới trực tiếp lên món ăn. Đặc trưng của món ăn này là có rất nhiều dầu ớt phủ trên bề mặt nên khi bạn gắp một miếng sẽ có một lớp dầu bóng sóng sánh bên ngoài. Sở dĩ người ta chế biến theo cách này nhằm đảm bảo món ăn vừa ngon miệng nhưng vẫn giữ được vị mềm ngọt của thịt hoặc cá, điều mà việc chiên hoặc xào không thể làm được.


6. Chuan chuan xiang (lẩu xiên)

Chuan chuan xiang (lẩu xiên)

Món ăn này thực chất là một biến thể của món lẩu truyền thống trứ danh của Tứ Xuyên. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng lại rất được thực khách yêu thích và là một trong những món ăn phổ biến nhất ở Trùng Khánh hiện tại. Khác với lẩu truyền thống, các thành phần ăn kèm được xiên vào que, từ rau củ cho đến các loại thịt sau đó được nhúng vào sốt ăn kèm nấu trong nồi đất hoặc sắt, giúp cho việc thưởng thức món ăn dễ dàng hơn. Sở dĩ món ăn này được yêu thích chính bởi sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu và hương vị độc đáo của món ăn khiến thực khách quay lại rất nhiều lần để thử thêm những hương vị mới. Có rất nhiều nhà hàng Chuan chuan nằm ở dưới tầng hầm ở một khu chung cư cũ hay lọt trong những con đường ngoằn ngoèo như mê cung nhưng vẫn luôn có một hàng dài thực khách chờ đợi, chứng tỏ sức hút của món ăn này lớn đến mức nào.


7. Chuanbei liangfen (thạch đậu sốt ớt)

Chuanbei liangfen (thạch đậu sốt ớt)

Một món ăn nhẹ đơn giản nhưng rất được ưa chuộng tại Trùng Khánh vào mùa hè chính là món thạch đậu được phủ một lớp dầu ớt cùng với nước tương, giấm và tỏi. Sở dĩ món ăn này được yêu thích chính bởi vị thanh mát và ngọt dịu hòa quyện với vị cay nồng đặc trưng của ẩm thực Trùng Khánh cực phù hợp với khí hậu ẩm và có phần ngột ngạt của vùng đất này.


8. Lẩu Trùng Khánh

Lẩu Trùng Khánh

Nhắc đến ẩm thực Trùng Khánh chắc chắn không thể bỏ qua món lẩu trứ danh ở đây. Đặc trưng bởi vị cay nồng đậm đà, lẩu Trùng Khánh còn có sự đa dạng bởi nguyên liệu dùng kèm phù hợp với tất cả mọi người. Một món lẩu đặc trưng của Trùng Khánh sẽ không thể thiếu ba thành phần gồm dạ dày bò, lòng vịt và gân lợn hoặc bò. Tất cả các nguyên liệu cùng rau củ sẽ được nấu trong nồi nước dùng đậm đà bởi vị cay và mỡ bò béo ngậy.

Món lẩu truyền thống Trùng Khánh thông thường sẽ được phục vụ trong một loại nồi có ngăn. Có thể là 2, 4, hoặc 9 ngăn tùy theo nhu cầu của khách hoặc số lượng người tham dự bữa ăn. Cùng với sự nổi tiếng và phát triển của các nhà hàng lẩu, nước dùng cũng được chế biến đa dạng gồm loại cay đậm đà truyền thống, cay vừa hoặc không cay để tất cả mọi người đều sử dụng được.

Có thể thấy ẩm thực Trùng Khánh đặc trưng bởi vị cay nồng ấn tượng. Hầu như tất cả các món ăn đều được phủ bởi một lớp dầu ớt cùng vô số loại gia vị cay đi kèm khiến cho những thực khách không quen ăn cay phải kiêng dè đôi chút. Tuy nhiên, vị cay lại chính là loại gia vị kích thích vị giác hàng đầu, khiến món ăn trở nên đậm đà hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nếu có dịp đến Trùng Khánh, bạn đừng ngại thử qua những món ăn phong phú đa dạng ở đây biết đâu khi về bạn lại trở thành tín đồ của các món ăn cay không chừng.


Nội dung

  • 1. Gà Kung Pao (gà rim với đậu phộng và ớt khô)
  • 2. Suan La Fen (mì khoai lang chua cay)
  • 3. Mapo tofu (đậu phụ Mapo)
  • 4. Mì Dan Dan (mì sốt thịt lợn, ớt, tỏi và giấm)
  • 5. Shuizhu Yu (cá luộc Tứ Xuyên)
  • 6. Chuan chuan xiang (lẩu xiên)
  • 7. Chuanbei liangfen (thạch đậu sốt ớt)
  • 8. Lẩu Trùng Khánh
  • Bài viết liên quan

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678