Chùa Hương, Hà Nội

06:00 - 18:00(Đang mở cửa)

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

https://chuahuong.org.vn/

Nhận xét mới nhất

Nga Linh

Nga Linh

09:05 17/04/23

Cảnh đẹp. Phù hợp đi chơi vận động cả ngày. Vé tính ra cũng không đắt: vé tham quan 80k, vé đò 50k đi ghép. Điểm trừ là là cô lái đò cứ mở miệng là đòi bồi dưỡng , đòi thêm tiền. Quá mệt mỏi :((

Hà Thu Bùi

Hà Thu Bùi

15:07 02/04/23

Địa điểm linh thiên. Nên đi vào mùa xuân hoặc thu đông. Mùa hè khá nắng và sốc nhiệt. Cảnh cũng không được đẹp nhưng vắng du khách khỏi chen chúc. Giá vé khá bình ổn. Mỗi tội đi xuồng chèo tay hơi lâu hơi xa. Cần leo bậc thang nhiều

Anh Thắng

Anh Thắng

17:16 16/02/23

Non nước hữu tình cảnh đẹp trải nghiệm thật tuyệt, đường bộ đi rất dễ mình đi khoảng 30 phút là tới động hương tích

Ngô Yến

Ngô Yến

09:12 10/02/23

Để đi đến chùa Hương, phải đi đò chèo tay tầm 1 tiếng. Cảnh sông nước, hai bên là núi rất hữu tình. Ngồi trên đò, ngắm cảnh núi hai bên, nghe tiếng khua của tay chèo, giúp tâm của mình thoải mái, tịnh... trước khi đến chùa. Nhưng mà để đi thăm hết các chùa thì mệt lắm nha. Dù có cáp treo, nhưng vẫn phải leo rất nhiều. Bậc thang cao, dốc, vừa leo vừa thở hổn hển, muốn đứt hơi. Nhưng bù lại thì cảnh tự nhiên của động Hương Tích thì quá đẹp, nên mình cảm thấy rất xứng đáng để đổ mồ hôi nè.

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Hương được mệnh danh là "vùng đất thiêng" với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc đền chùa độc đáo. Không chỉ là nơi linh thiêng mà hình ảnh chùa Hương còn có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động vui chơi, giải trí và lễ hội đặc sắc.

Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Hương Sơn, là một quần thể danh lam thắng cảnh tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể chùa Hương được du khách thập phương phong cho danh hiệu “Biệt chiếm nhất Nam thiên”, là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây xưa kia được coi là biểu tượng tín ngưỡng Phật giáo của thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

Có một số người nhầm lẫn giữa chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội và chùa Hương ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đây lại là hai ngôi chùa hoàn toàn khác nhau. Chùa Hương, Hà Tĩnh hay còn được gọi là chùa Hương Tích thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh nơi có khung cảnh nước non hùng vĩ và được chia thành ba khu chính là am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Điện. Trong khi đó, chùa Hương, Hà Nội là quần thể gồm nhiều đền, chùa như: Động Hương Tích, Chùa Thiên Trù, Đền Trình, Chùa Giải Oan,…

Mỗi mùa ở chùa Hương đều có vẻ đẹp riêng nên bạn có thể tham quan nơi này quanh năm. Nếu đi lễ thì bạn nên đến khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch, đây là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đặc biệt thời gian cao điểm nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đi vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng của những hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội.

Tuy nhiên, nếu mục đích là vãn cảnh thì bạn nên tránh khoảng thời gian cao điểm của lễ hội vì lúc này du khách thập phương hành hương lễ Phật sẽ vô cùng đông đúc nên khó tránh khỏi tình trạng xô bồ chen lấn, các dịch vụ bị đội giá và chặt chém.

Vào tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm hoa gạo hai bên bờ suối Yến bắt đầu nở rộ. Nếu đến chùa Hương vào thời điểm trên, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của hệ thực vật đầy sắc màu tại đây.

Hoặc vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng là thời điểm khá lý tưởng để ghé thăm chùa Hương, đi thuyền trên dải suối Yến khi hoa súng nở rực rỡ cùng cánh đồng lau bất tận sẽ là khung cảnh thơ mộng rất thích hợp cho bạn vãn cảnh và lưu lại những hình ảnh đẹp.

Địa chỉ chùa Hương nằm bên bờ sông Đáy, thuộc X. Hương Sơn, H. Mỹ Đức, cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 55km. Để đến chùa Hương từ trung tâm Hà Nội sẽ có nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn:

Xe bus

Hiện nay có một số chuyến xe bus về chùa Hương vô cùng thuận tiện cho du khách như:

  • Tuyến bus 75 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Hương Sơn)

  • Tuyến bus 78 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)

  • Tuyến bus 103 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Hương Sơn)

  • Tuyến bus 211 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)

  • Tuyến bus 215 (xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi Hương Sơn)

Xe máy

Với tuyến đường này bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng 55.5km và hết 1 giờ 50 phút.

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi. Từ đây, bạn tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được 1.8km thì bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu.
  • Từ đường Tô Hiệu bạn tiếp tục lần lượt rẽ vào đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn Kéo Dài. Từ đây, bạn chạy xe theo hướng đường dẫn đến ĐT427B được 650m thì rẽ phải 4km nữa rồi rẽ trái là tới Quốc lộ 21B. Từ đường Quốc lộ này, bạn đi khoảng 19.6km nữa thì vào Tỉnh lộ 76. Đến đây, bạn cứ chạy thẳng đến vòng xuyến tại Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa. Đi khoảng 10.7 km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn. Từ đây, bạn phải gửi xe và di chuyển bằng thuyền để ghé qua chùa Hương.

Xe ô tô

Nếu chọn tuyến này bạn sẽ đi qua ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ với khoảng 65km và hết 1 giờ 30 phút:

  • Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt. Sau đó, bạn đi khoảng 37.1km đường cao tốc này rồi đi theo lối ra về hướng QL38. Qua đoạn này bạn sẽ mất phí cầu đường nên hãy chuẩn bị tiền trước nhé. Đến đây, bạn tiếp tục chạy thẳng Quốc lộ 38 rồi rẽ phải vào quốc lộ 21B. Từ đây, bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn như ở tuyến đường đi bằng xe máy là tới được chùa Hương.

Giờ mở cửa: Chùa Hương bắt đầu đón khách từ 6:00 - 18:00 chiều. Nếu muốn tận hưởng không khí trong lành buổi sáng, bạn hãy đi xe từ Hà Nội đến bến thuyền sớm.

Giá vé tham quan chùa Hương: Bao gồm vé tham quan thắng cảnh là 80.000 VNĐ/khách và vé đò là 50.000 VNĐ/khách.

Cần lưu ý rằng:

  • Giá vé trên chỉ áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Hương Tích (khởi hành từ bến Đục Chùa Hương).
  • Giá vé đò chùa Hương cho tuyến Tuyết Sơn, Long Vân là 35.000 VNĐ/khách.

Giá vé đi cáp treo:

  • Giá vé cáp treo chùa Hương cho người lớn là 150.000 VNĐ/vé một chiều và 220.000 VNĐ/vé khứ hồi.

  • Giá vé cáp treo chùa Hương cho trẻ em dưới 1,2m là 100.000 VNĐ/vé một chiều và 150.000 VNĐ/vé khứ hồi.

Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn.

Hành khách về chùa Hương lễ phật, thắng cảnh ngày 23/11 (ngày di sản), ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên Đán, ngày 15/4 (ngày lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí 100% vé.

Chùa Hương được xây dựng khi nào? Chùa Hương thờ ai?

Vào khoảng cuối thế kỷ 17, ngôi chùa chính thức được xây dựng. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947, chùa đã bị tàn phá nặng nề. Sau đó, nhờ sự chỉ dạy và hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân, hòa thượng Thích Viên Thành đã phục dựng lại chùa vào năm 1988.

Mỗi đền, chùa trong quần thể này sẽ có tín ngưỡng thờ cúng khác nhau, cụ thể:

  • Động Hương Tích thờ tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được chạm khắc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
  • Đền Trình chùa Hương thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã góp công đánh giặc ngoại xâm phò tá vua Hùng Vương thứ VI.
  • Đền Cửa Võng (đền Vân Song) thờ bà Chúa rừng có danh hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
  • Chùa Thiên Trù (chùa Trò), chùa Ngoài là một thiền viện lớn, nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ các tài liệu kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập.
  • Các công trình khác như Chùa Bắc Đài, đình Quân, chùa Cả, chùa Tuyết Sơn thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Sự tích chùa Hương, Hà Nội

Chùa Hương gắn với tín ngưỡng thờ Phật Bà trong dân gian. Tương truyền, tại vùng “núi thiêng đất lành” này có công chúa Diệu Thiện, còn gọi là Bà Chúa Ba, đã đáp lời kêu gọi của Quán Thế Âm Bồ tát và tu hành theo đạo Phật 9 năm, cuối cùng thành Phật vào đúng ngày Phật đản (19 tháng 2 âm lịch). Tháng 3 năm Canh Dần (1770), chúa Trịnh Sâm đã đi thắp hương và ngắm cảnh ở động Hương Tích. Ông còn cho khắc dòng chữ “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời nam) lên tảng đá bên ngoài cửa động.

Chúa Trịnh Sâm được xem là người đã đưa động Hương Tích trở thành di tích lịch sử vĩ đại, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương sau này. Từ khi chúa Trịnh Sâm đặt chân đến động Hương Tích, cứ mỗi độ xuân về, du khách thập phương lại kéo về đây rất đông để dâng hương và tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh chùa Hương nên thơ, hữu tình.

Trước đây, lễ hội chùa Hương thường được tổ chức sau lễ khai sơn của làng Yên Vỹ vào ngày 6 tháng Giêng (ÂL). Cho đến nay, lễ hội chùa Hương vẫn diễn ra hàng năm vào ngày này.

Kiến trúc chùa Hương, Hà Nội

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến và được chia làm bốn khu chính:

  • Khu Hương - Thiên gồm 08 di tích: động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa Tiên Sơn, chùa Hinh Bồng, động Đại Binh. Đây là khu vực trung tâm, đặc biệt là chùa Thiên Trù (còn gọi là chùa Ngoài hay chùa Trò) và động Hương Tích (tức chùa Trong hay chùa Chính).

Chùa Ngoài nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Còn chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

  • Khu Thanh Hương gồm 02 di tích: chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.

  • Khu Long Vân gồm 04 di tích: chùa Long Vân, động Long Vân, động Cây Khế, hang Thánh Hóa.

  • Khu Tuyết Sơn gồm 04 di tích: chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Ngư Trì (chùa Cá), đền Trình Phú Yên.

Chiêm bái các điểm đến đẹp ở chùa Hương

Dưới đây là những địa điểm tham quan mà bạn nên ghé thăm một lần khi đến chùa Hương - một trong những ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng bậc nhất khu vực miền Bắc:

Bến Đục chùa Hương

Điểm xuất phát đầu tiên của chuyến hành hương là bến Đục. Thông thường, việc di chuyển từ Hà Nội đến bến Đục mất hơn 2 giờ đồng hồ. Đối với nhiều du khách, việc đi thuyền trên Suối Yến Vĩ từ bến Đục mang đến một trải nghiệm đặc biệt và trở thành nguồn truyền cảm hứng cho nhiều nhà thơ nổi tiếng sáng tác nên những bài thơ lãng mạn đi vào lòng người.

Suối Yến chùa Hương

Khi tham quan Suối Yến, du khách sẽ được tận mắt nhìn ngắm những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, những ngọn núi đá vôi hiểm trở trải dài đến tận chân núi Hương. Từ trên thuyền, bạn có thể dễ dàng quan sát bên trái là núi Phượng Hoàng và núi Đôi Chèo có hình dáng giống một con trăn Ấn Độ. Núi Ngũ Nhạc và đền Trình nằm về phía bên phải, là địa điểm du khách thường dừng chân để thắp hương cầu nguyện với Thần Núi.

Đền Trình chùa Hương

Đền Thượng Quan, còn gọi là Đền Trình, nằm cách bến Đục khoảng 300m và là điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình đến chùa Hương. Đền được xây dựng ngay dưới chân núi Ngũ Nhạc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào thế kỷ 20, đền đã bị phá hủy nghiêm trọng và được phục dựng lại vào năm 1992.

Động Long Vân

Từ bến Long Vân, bạn cần phải leo lên độ cao khoảng 150m để đến được chùa Long Vân, sau đó tiếp tục đi một đoạn qua eo núi nữa là sẽ tới động Long Vân. Động Long Vân có không gian rộng rãi, mát mẻ và thoáng đãng.

Động Tuyết Sơn

Tuy động nằm giữa núi nhưng đường đi đến đây lại khá dễ dàng. Động Tuyết Sơn gây ấn tượng với du khách khi sở hữu nhiều nhũ đá mang hình thù độc đáo, quyến rũ lạ thường.

Động Hương Tích

Động Hương Tích là điểm đến chính của các đoàn hành hương khi tới quần thể chùa Hương bởi nơi đây có “Chùa Trong” hay còn gọi là chùa Hương. Nhìn từ xa, hang động có hình dáng giống như một con rồng đang mở miệng. Trên tường động miệng còn khắc dòng chữ Việt cổ: “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, có từ năm 1770, được dịch là “Động Cực Nhất của Nam Giới”.

Bên trong chùa, du khách sẽ được ngắm nhìn nhiều bức tượng Phật, Quán Thế Âm và các vị thần Phật khác được chế tác từ đá xanh, trong đó tượng Phật Bà Quan Âm là ấn tượng nhất. Động Hương Tích còn có nhiều nhũ đá và măng đá tự nhiên. Sau nhiều năm, một số nhũ đá đã trở nên nhẵn nhụi. Một số người tin rằng nếu được sờ và xoa vào, những điều may mắn và phép màu sẽ đến với cuộc sống của họ.

Có hai hình thức du khách có thể lựa chọn để đến Động Hương Tích là leo núi hoặc đi cáp treo. Hành trình leo núi đòi hỏi sức khỏe và thể lực tốt vì phải vượt qua hàng nghìn bậc đá có độ dốc cao, kéo dài một giờ đồng hồ.

Chùa Thiên Trù

Sau khi thuyền của bạn cập bến, điểm đến đầu tiên bạn sẽ ghé thăm là chùa Thiên Trù, còn được gọi là chùa Ngoài hoặc bếp trời. Đây là một trong những địa điểm quan trọng của khu phức hợp, cũng như đóng vai trò là nơi tổ chức lễ khai mạc của lễ hội chùa Hương. Bên cạnh giá trị tôn giáo và kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Trù còn có ngôi Bảo tháp Viên Công, nơi an táng người đã lập nên ngôi chùa này - thiền sư Viên Quang.

Chùa Bảo Đài

Chùa có vị trí nằm ngay dưới chân núi, được thiết kế theo phong cách kiến trúc nhà Nguyễn đặc trưng.

Chùa Giải Oan

Chùa được xây dựng trên con đường đi đến động Hương Tích, chỉ cách tầm 2,5km trên núi Long Tuyền. Ngắm nhìn chùa, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm rất bình yên.

Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn có cửa vào từ cả hai phía sông và núi, tạo ra một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ. Đây là một trong những ngôi chùa thể hiện nét đặc trưng của tín ngưỡng Việt Nam.

Hang Sũng Sàm

Hang Sũng Sàm nằm ở độ cao khoảng 100m, chiều rộng trung bình 15m và cửa hang hướng về phía Tây Nam.

Hòa vào không khí nhộn nhịp của lễ hội chùa Hương dịp đầu năm

Lễ hội chùa Hương được coi là một trong những sự kiện tôn giáo lớn bậc nhất ở miền Bắc nước ta sau dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, thu hút hàng triệu Phật tử và du khách đến từ khắp nơi. Đây cũng là lễ hội kéo dài nhất tại Việt Nam, diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng (ÂL) đến ngày 6 tháng 3 (ÂL), nhưng lễ hội chính được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 2 (ÂL).

Lễ hội sẽ thực hiện các nghi thức, sự kiện tâm linh như lễ dâng hương, lễ rước và lễ thiền. Lễ hội này dành cho ba tôn giáo chính ở Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều người đã hành hương đến chùa để cầu nguyện cho một năm mới an khang và thịnh vượng. Tất cả mọi người tham gia lễ hội đều cố gắng vượt qua những chặng đường khó khăn để đến được Động Hương Tích với niềm tin mãnh liệt rằng các vị thần có thể nhìn thấu lòng thành của họ và điều ước của họ sẽ trở thành hiện thực.

Đi cáp treo chùa Hương thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình từ trên cao

Đi đến cổng vào Động Hương Tích bằng cáp treo chỉ mất khoảng 10 - 15 phút. Ngồi bên trong cabin, bạn có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp lãng mạn của cảnh quan bên dưới, từ núi rừng xanh bạt ngàn cho tới các ngôi chùa, đình tuyệt đẹp nơi ven đường.

Nếu bạn muốn tránh mệt mỏi và có thêm nhiều trải nghiệm, bạn có thể mua vé một chiều để lên núi bằng cáp treo rồi sau đó đi bộ xuống núi.

Ngoài ra, để lắp đầy “chiếc bụng đói” sau một ngày tham quan, bạn có thể lựa chọn những nhà hàng gần khu vực chùa, với nhiều món ngon hấp dẫn với giá cả phải chăng như:

  • Nhà hàng Mai Lâm: Số 4 Thiên Trù, chùa Hương
  • Nhà hàng Thịnh Khang: Bến Yến - Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội
  • Nhà hàng Xuân Dung: Núi Soi, Suối Yến, Hương Sơn

Một số đặc sản chùa Hương mà bạn có thể mua để làm quà tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp:

Rau sắng

Rau sắng thường được sử dụng để nấu canh với cá hay thịt. Tuy nhiên, giá của rau này khá đắt do khó trồng.

Mơ chùa Hương

Mơ chùa Hương được trồng nhiều ở các sườn núi hay thung lũng. Loại mơ này có quả nhỏ, màu vàng hoặc có chỗ có màu đỏ hồng với một lớp lông tơ phủ bên ngoài vỏ. Mơ chùa Hương có vị chua nhẹ, có thể dùng làm thức uống giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức.

Chè lam

Chè lam là một loại bánh rất nổi tiếng và được xem là đặc sản của Hà Nội. Bánh có vị dẻo thơm và cay cay của gừng, tạo nên một món bánh có hương vị ngon khó cưỡng.

Đặc sản từ củ mài

Củ mài khá giống củ khoai mỡ nhưng xù xì thô ráp hơn. Củ mài có rễ cắm sâu dưới lòng đất đá nên muốn lấy được củ mài, người ta phải rất vất vả lên núi để đào. Củ được mài ra nấu chè, làm bánh. Chè củ mài đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội

Bánh củ mài là loại bánh siêu phổ biến trên khắp đường đi tại chùa Hương. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ. Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức và tặng bạn bè, người thân.

Những lưu ý khi đi chùa Hương:

  • Khi du lịch chùa Hương, bạn nên đi theo nhóm khoảng 5 – 7 người sẽ tốt hơn là đi đơn lẻ vì sẽ tiết kiệm tiền đò, bạn cũng nên chủ động đổi tiền lẻ trước khi xuất phát nhé. Nên nhớ, trang phục đi lễ chùa cần đứng đắn, trang nhã.

  • Để đảm bảo sức khỏe và sử dụng thời gian tối ưu cho chuyến đi, bạn nên lựa chọn lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của vùng non nước.

  • Khi đi lễ chùa thì việc chuẩn bị đồ cúng lễ rất quan trọng, tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn ở nhà để vừa chủ động thời gian lại có thể vừa tiết kiệm tiền bạc. Bạn không nên mang lễ mặn mà hãy dâng lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo cùng tiền lẻ. Nếu chưa chuẩn bị trước ở nhà thì bạn có thể mua ở khu vực suối Yến vì càng đi sâu vào trong càng có nhiều hàng bày bán đồ cúng nhưng giá khá đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi.

  • Các bạn cũng chú ý tuyệt đối không nghe theo lời “cò” mời chào, câu kéo nhé. Để tránh bị lừa đảo hoặc chặt chém, bạn nên mua vé tại điểm bán vé ở ngay cổng khu di tích của Ban tổ chức với giá vé 80.000 đồng/người. Khi đi đò, nếu đi 1-2 người, bạn nên đến suối Yến để tìm đò đi ghép và trước khi xuống đò cũng không được quên thỏa thuận giá cả rõ ràng với chủ đò, tránh trường hợp bị nhồi nhét thêm người hay tăng tiền. Giá đò hiện tại đi tuyến Hương Tích là 35.000 đồng/ người.

  • Bạn cũng cần cảnh giác với dịch vụ bói toán và các trò đỏ đen, đây là những tệ nạn khá phổ biến diễn ra ở hầu hết các lễ hội chứ không chỉ ở chùa Hương. Đồng thời, do mỗi mùa cao điểm của lễ hội ở chùa Hương lại tập trung rất nhiều người nên không ít kẻ gian đã lợi dụng sự đông đúc này để tranh thủ móc trộm điện thoại, ví của du khách nên bạn cần hết sức cảnh giác và cẩn thận để bảo vệ tài sản của mình.

  • Để tránh trường hợp bị chặt chém hay hét giá gấp nhiều lần, bạn nên hỏi rõ giá trước quyết định mua bất kỳ một món hàng nào. Một số đặc sản ở chùa Hương như mơ rừng hay rau sắng nếu mua ở gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

  • Bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống khi du lịch chùa Hương nên hãy luôn nhớ vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ nhé.

  • Vì sẽ di chuyển nhiều nên thay vì giày cao gót, bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao hoặc giày đế mềm để đi lại thuận tiện nhé.

  • Do đây là nơi chốn tâm linh nên các bạn nên chọn trang phục kín đáo, không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động, ngoài ra nên mang theo ô dù.

  • Không làm ồn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật.

Với nét đẹp huyền bí, hoang sơ cùng yếu tố tâm linh đặc sắc, chùa Hương là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua để khám phá sự đa dạng của văn hóa và tôn giáo tại đất nước Việt Nam. Hy vọng rằng, bài thuyết minh về chùa Hương này của Justfly đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có một chuyến đi suôn sẻ và đáng nhớ.

justfly chua huong hanoi

Chùa Hương, Hà Nội

Giờ mở cửa

06:00 - 18:00(Đang mở cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

4,8 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Giờ mở cửa: Chùa Hương bắt đầu đón khách từ 6:00 - 18:00 chiều. Nếu muốn tận hưởng không khí trong lành buổi sáng, bạn hãy đi xe từ Hà Nội đến bến thuyền sớm.

Mỗi mùa ở chùa Hương đều có vẻ đẹp riêng nên bạn có thể tham quan nơi này quanh năm. Nếu đi lễ thì bạn nên đến khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch, đây là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đặc biệt thời gian cao điểm nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đi vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng của những hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội.

Tuy nhiên, nếu mục đích là vãn cảnh thì bạn nên tránh khoảng thời gian cao điểm của lễ hội vì lúc này du khách thập phương hành hương lễ Phật sẽ vô cùng đông đúc nên khó tránh khỏi tình trạng xô bồ chen lấn, các dịch vụ bị đội giá và chặt chém. Vào tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm hoa gạo hai bên bờ suối Yến bắt đầu nở rộ. Nếu đến chùa Hương vào thời điểm trên, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của hệ thực vật đầy sắc màu tại đây.

Hoặc vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng là thời điểm khá lý tưởng để ghé thăm chùa Hương, đi thuyền trên dải suối Yến khi hoa súng nở rực rỡ cùng cánh đồng lau bất tận sẽ là khung cảnh thơ mộng rất thích hợp cho bạn vãn cảnh và lưu lại những hình ảnh đẹp.

Địa chỉ chùa Hương nằm bên bờ sông Đáy, thuộc X. Hương Sơn, H. Mỹ Đức, cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 55km. Để đến chùa Hương từ trung tâm Hà Nội sẽ có nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn:

Xe bus: Hiện nay có một số chuyến xe bus về Chùa Hương vô cùng thuận tiện cho du khách như:

  • Tuyến bus 75 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Hương Sơn)

  • Tuyến bus 78 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)

  • Tuyến bus 103 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Hương Sơn)

  • Tuyến bus 211 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)

  • Tuyến bus 215 (xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi Hương Sơn)

Xe máy: Với tuyến đường này bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng 55.5km và hết 1 giờ 50 phút.

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi. Từ đây, bạn tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được 1.8km thì bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu.
  • Từ đường Tô Hiệu bạn tiếp tục lần lượt rẽ vào đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn Kéo Dài. Từ đây, bạn chạy xe theo hướng đường dẫn đến ĐT427B được 650m thì rẽ phải 4km nữa rồi rẽ trái là tới Quốc lộ 21B. Từ đường Quốc lộ này, bạn đi khoảng 19.6km nữa thì vào Tỉnh lộ 76. Đến đây, bạn cứ chạy thẳng đến vòng xuyến tại Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa. Đi khoảng 10.7 km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn. Từ đây, bạn phải gửi xe và di chuyển bằng thuyền để ghé qua chùa Hương.

Xe ô tô: Nếu chọn tuyến này bạn sẽ đi qua ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ với khoảng 65km và hết 1 giờ 30 phút

  • Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt. Sau đó, bạn đi khoảng 37.1km đường cao tốc này rồi đi theo lối ra về hướng QL38. Qua đoạn này bạn sẽ mất phí cầu đường nên hãy chuẩn bị tiền trước nhé. Đến đây, bạn tiếp tục chạy thẳng Quốc lộ 38 rồi rẽ phải vào quốc lộ 21B. Từ đây, bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn như ở tuyến đường đi bằng xe máy là tới được chùa Hương.

Giá vé tham quan chùa Hương: Bao gồm vé tham quan thắng cảnh là 80.000 VNĐ/khách và vé đò là 50.000 VNĐ/khách.

Cần lưu ý rằng:

  • Giá vé trên chỉ áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Hương Tích (khởi hành từ bến Đục Chùa Hương).
  • Giá vé đò chùa Hương cho tuyến Tuyết Sơn, Long Vân là 35.000 VNĐ/khách.

Giá vé đi cáp treo:

  • Giá vé cáp treo chùa Hương cho người lớn là 150.000 VNĐ/vé một chiều và 220.000 VNĐ/vé khứ hồi.
  • Giá vé cáp treo chùa Hương cho trẻ em dưới 1,2m là 100.000 VNĐ/vé một chiều và 150.000 VNĐ/vé khứ hồi.

Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn.

Hành khách về Chùa Hương lễ phật, thắng cảnh ngày 23/11 (ngày di sản), ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên Đán, ngày 15/4 (ngày lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí 100% vé.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)