Chùa Hà, Hà Nội

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)

Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Hồng Phúc

Hồng Phúc

16:45 04/11/23

Địa điểm cầu duyên có tiếng nhất Hà Thành =))) Đầu tháng rất đông nam thanh nữ tú ghé chùa Khuôn viên nhỏ thôi, vãn cảnh thì đi 1 vòng không mất nhiều thời gian.

Thanh Hương

Thanh Hương

09:10 30/08/23

Chùa là nơi cầu tình duyên, công danh, sự nghiệp nổi tiếng ở Hà Thành!

Hieu Trung

Hieu Trung

15:25 06/02/23

Ngôi chùa có kiến trúc đẹp, được biết đến là nơi rất linh thiêng để cầu tình duyên ở Hà Nội!

Tú Phan

Tú Phan

10:05 27/01/23

Địa điểm tâm linh cho các cặp đôi cầu khấn cho tình yêu đẹp đẽ của mình, cho những người độc thân đến để cầu cho nửa kia của mình đến. Các bạn đến nên chuẩn bị lễ để lễ trong chùa. Chúc các bạn có trải nghiệm vui vẻ

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Hà là ngôi chùa Việt Nam nổi tiếng, được biết đến như một nơi linh thiêng, mang lại sự may mắn trong chuyện tình cảm cho những ai thành tâm đến đây cầu nguyện.

Với kiến trúc độc đáo và đầy tinh tế, chùa Hà còn là địa điểm tâm linh lý tưởng để du khách tìm thấy sự yên bình giữa đời sống hiện đại xô bồ.

Chùa Hà là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, còn được biết đến với tên gọi Thánh Đức tự, là một phần của khu di tích Đình – chùa Hà bao gồm cả Đình Bối Hà. Trước đây, chùa Hà nằm trong làng Dịch Vọng, hiện nay chùa thuộc phố Chùa Hà, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử và thời gian, chùa Hà vẫn giữ được vẻ đẹp bề thế và linh thiêng như trước đây.

Vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.

Du khách có thể ghé thăm chùa Hà bằng xe máy, xe bus hoặc xe ô tô riêng.

Xe bus

Nếu đi xe bus, bạn có thể tham khảo những tuyến xe có điểm dừng gần chùa Hà như sau:

  • Tuyến 07: Cầu Giấy - Nội Bài
  • Tuyến 16: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Nước Ngầm
  • Tuyến 20A: Cầu Giấy - Bến xe Phùng
  • Tuyến 20B: Cầu Giấy - Bến xe Sơn Tây
  • Tuyến 26: Mai Động - Sân vận động Quốc gia
  • Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát - Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn
  • Tuyến 34: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 49: Trần Khánh Dư - KĐT Mỹ Đình II

Xe máy hoặc ô tô

Từ hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo các tuyến đường sau: Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Trần Phú - Sơn Tây - Đào Tấn - Đường Bưởi - Cầu Giấy - Phố Chùa Hà.

Giờ mở cửa của chùa Hà là từ 8:00 đến 18:00 hàng ngày. Trong những ngày đặc biệt như mùng 1, rằm và các ngày lễ, chùa sẽ mở cửa đón khách hành hương sớm hơn và đóng cửa muộn hơn.

Hiện tại chùa Hà không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Chùa Hà thờ ai?

Ngôi chùa Hà Nội này được chia thành nhiều khu, trong đó có các ban thờ dành riêng cho Thánh Mẫu. Hiện nay, chùa Hà cũng thờ rất nhiều vị Phật, chẳng hạn như Tam Tòa Thánh Mẫu, Đức Ông, Đức Thánh Hiền và nhiều vị khác.

Du khách có thể ghé thăm Đình Bối Hà, nằm ngay bên cạnh sau khi dâng hương và tham quan chùa Hà. Tại đình này, có một ban thờ Thành Hoàng nhằm tưởng nhớ đến Triệu Chí Thành – một vị tướng vĩ đại đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc Lương vào thời Triệu Việt Vương (năm 550 thế kỷ VI).

Câu chuyện về lịch sử chùa Hà, Hà Nội

Chùa Hà có nguồn gốc từ hai truyền thuyết khác nhau. Theo truyền thuyết thứ nhất, trong thời kỳ của vua Lý Thánh Tông, ông đã đến thăm một ngôi chùa để cầu tự và sau đó vua đã được toại nguyện và có con trai là Thái tử Càn Đức. Trên đường đi, vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và đã tài trợ để trùng tu chùa này, sau đó được đổi tên thành Thánh Đức tự (hay chùa Hà ngày nay).

Truyền thuyết thứ hai kể rằng, dưới thời vua Lê Thánh Tông, chùa Hà được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí và Đinh Liệt đã giúp ông lên ngôi năm 1460. Vào năm 1680, chùa Hà vẫn được lợp lá gồi và tường được xây bằng gạch vồ, nên dân gian gọi là chùa Vồi.

Sau nhiều lần bị phá hủy, chùa Hà đã được xây dựng lại bằng gạch ngói vào thời vua Lê Hy Tông. Công đức của hai lái buôn người làng Thổ Hà đã giúp ngôi chùa được tu bổ và phát triển, hai làng Thổ Hà và Vòng đã cùng nhau kết mối tâm giao, đặt tên làng có chùa là Bối Hà còn tên nôm của ngôi chùa này là chùa Hà.

Cụm di tích cổ có kiến trúc độc đáo

Chùa Hà được xây dựng hướng về phía Tây, với thiết kế theo dạng chữ Đinh, bao gồm Tiền Đường, Thượng Điện và năm gian Tam Bảo. Có thể nói, đây là một công trình kiến trúc đẹp mang nét văn hóa đặc trưng của thời đại.

Cổng Tam Quan của chùa bao gồm hai tầng với hệ thống cầu thang ở phía bên trái. Tầng trên được xây dựng theo phong cách chồng diêm, trang trí bằng hình ảnh mặt trời lửa đặt trên một hố phù, hai đầu rồng đuôi xoắn ở hai bên miệng ngậm bờ nóc cùng mái lợp giả ngói, tạo nên nét cổ kính độc đáo cho ngôi chùa.

Trong khuôn viên chùa, có một chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7. Quan sát từ cổng Tam Quan, du khách có thể thấy cảnh quan thiên nhiên xanh mát bên trong với hệ thống cây xanh, hồ Bán Nguyệt, cây đa và sân chùa.

Cạnh hồ Bán Nguyệt có một bia đá mới được phục chế với bốn mặt khắc Thánh Đức tự. Ba trong số đó được khắc với văn tự chữ Hán có nội dung tương tự như nội dung lưu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Mặt còn lại được khắc bằng chữ quốc ngữ. Ở phía bên phải trước cửa chùa, có đặt 18 tấm bia hậu được làm vào cuối thời kỳ Nguyễn để ghi lại việc tu sửa và gửi hậu tại chùa.

Công trình Tòa Phật Điện của chùa được thiết kế theo nhiều lớp, với tầng trên cùng là ba pho Tam Thế đại diện cho sự hiện diện của Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tầng tiếp theo là các tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Tầng dưới cùng là tượng A Nan Bà và Đức Ông. Bên ngoài chính điện, gần với đại bái là tượng Thích Ca sơ sinh. Cuối cùng, ở tầng thượng của nhà bái đường, có tượng Thiên Tướng Hộ Pháp cao lớn mặc áo giáp vàng nổi bật. Hai bên đầu hồi bố trí 8 vị Thần Vương Hộ pháp.

Sau chính điện của chùa là Điện Mẫu, phía trước là phương đình còn phía sau là Thần điện. Bên trong phương đình có đỉnh hương và hai hạc lớn. Phía sau là nhà bái đường được xây theo kiểu năm gian cổ điển. Gian giữa có Mẫu Thượng Thiên mặc trang phục màu đỏ, bên trái là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh, bên phải là Mẫu Thủy mặc trang phục màu trắng.

Bên trái của hồi là bức phù điêu Bát Tiên, phía dưới cùng của Điện Mẫu là bàn thờ Ngũ Hổ thần quan với năm mãnh hổ có màu sắc khác nhau.

Với những tòa kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật độc đáo, chùa Hà đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh cũng như điểm check in Hà Nội hấp dẫn, được nhiều du khách từ khắp nơi tìm đến. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn đừng quên dành thời gian ghé qua chùa để cảm nhận không gian linh thiêng, thanh tịnh của nơi này.

Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng bậc nhất Thủ đô

Không phải tình cờ mà người dân Hà Nội thường nói nhau rằng, muốn cầu công danh, sự nghiệp thì đến phủ Tây Hồ, cầu bình an, sức khỏe thì đến chùa Trấn Quốc còn cần cầu duyên thì phải tới chùa Hà.

Hình ảnh chùa Hà gắn liền với rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc cầu tình duyên và được cho là nơi “mở đường” giúp các đôi nam nữ đến bên nhau. Nhiều bạn nam thanh nữ tú đã tới đây cầu nguyện và được như ý. Một số người còn khẳng định rằng, sau khi đi lễ ở chùa Hà một tháng sau là đã có người yêu, có người thì nửa năm sau họ đã cưới được người mình mong đợi.

Chùa Hà – nơi diễn ra các lễ hội đặc sắc

Nếu muốn tham gia các lễ hội thú vị được tổ chức ở chùa Hà, bạn nên đến đây vào những thời điểm sau:

  • 11/01 âm lịch: lễ kỷ niệm ngày sinh tưởng nhớ Thành hoàng Triệu Chí Thanh.
  • 12/02 âm lịch: lễ hội cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, sức khỏe và tiền tài.
  • 12/08 âm lịch: kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng Triệu Chí Thanh.

Bên cạnh trải nghiệm các nghi thức lễ long trọng, bạn sẽ còn được hòa vào không khí sôi động, náo nhiệt tại đây với các hoạt động vui chơi, giải trí, nghệ thuật đặc sắc như thi kéo co, xem múa lân, thưởng thức hát cửa đình, chơi cờ người…

Đi chùa Hà cần chuẩn bị những gì? Cách sắm lễ đi chùa Hà

Để cầu nhân duyên tại chùa Hà, người trẻ thường chuẩn bị rất kỹ càng. Theo truyền thống, khi đi lễ tại chùa Hà, người ta thường mang theo 3 mâm lễ để đặt tại 3 bàn thờ quan trọng trong chùa, đó là:

  • Lễ đặt ban Tam Bảo: đây là nơi tôn kính Phật, do đó không để lễ mặn và tiền vàng. Thay vào đó, người đi lễ cần chuẩn bị bánh kẹo chay, hoa quả, hoa tươi, nhang, nến và sớ đã viết để dâng lên Tam Bảo.
  • Lễ đặt ban Đức Ông: mâm lễ ban này cho phép người đi lễ để các món ăn mặn, kèm theo đó là tiền vàng, trà, rượu, thuốc và sớ để dâng lên Đức Ông.
  • Lễ đặt ban thờ Mẫu: đây là mâm lễ quan trọng nhất, bên cạnh tiền vàng, bánh kẹo và sớ, người đi lễ còn cần chuẩn bị 5 bông hồng đỏ tươi, trầu cau và tiền công đức để dâng lên Mẫu.

Thứ tự thắp hương và khấn lễ tại chùa Hà

Sau khi dâng lễ xong, bạn thắp 5 nến và cắm nến rồi vái 3 vái tại mỗi ban thờ. Tiếp theo, bạn bắt đầu khấn lễ bằng cách khấn tại ban Đức Ông để cầu công danh tài lộc, tới ban Tam Bảo để cầu bình an và ban thờ Đức Thánh để cầu sức khỏe.

Sau đó, bạn vái hai Đức Hộ Pháp ở hai bên trái và phải, hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên và tiếp tục vái 3 vái. Sau khi hoàn thành lễ ở gian thờ chính, bạn cần thực hiện lễ cầu duyên ở ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Bạn cần bỏ giày dép, quỳ lạy trước ban thờ Mẫu, chắp tay và hướng mặt về phía ban thờ Mẫu và khấn theo bài. Bài văn khấn chùa Hà có thể học thuộc hoặc chép tay ra giấy để đọc. Khi lễ kết thúc, bạn cần hóa luôn tờ giấy ghi bài khấn.

Những địa điểm tham quan gần chùa Hà

Thời gian tham quan, dâng hương tại chùa Hà thường chỉ mất khoảng nửa ngày. Vì vậy, để có một ngày nghỉ ý nghĩa với nhiều trải nghiệm thú vị, bạn đừng bỏ qua những địa điểm tham quan gần chùa Hà dưới đây:

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi làm lễ cầu duyên, cầu bình an, may mắn tại chùa Hà:

  • Khi làm lễ hoặc khấn xin, hãy thành tâm mong cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, tài đức, chung thủy, vị tha, thấu hiểu;
  • Khi đi lễ ở chùa Hà, bạn nên đi 1 mình, soạn lễ đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng phải thành tâm. Hãy mặc trang phục nghiêm túc với áo kín cổ, quần dài khi làm lễ ở chốn linh thiêng;
  • Không nói những lời báng bổ tại chùa chiền;
  • Tắt chuông điện thoại, không khấn quá to, không làm ồn tại chùa;
  • Chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Đi lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm là tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà rất đông nên cũng hơi khó khăn khi bạn làm lễ;
  • Đi lễ cầu duyên ở chùa Hà quan trọng nhất là sự thành tâm. Khi bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới những đấng tối cao, các ngài sẽ chứng giám cho lòng thành của bạn, ban may mắn, se duyên cho người đang mong cầu.

Trên đây là những chia sẻ về chùa Hà với vẻ đẹp của khung cảnh thanh bình và lối kiến trúc độc đáo. Justfly mong rằng bạn sẽ có những phút giây thư giãn khi vãn cảnh chùa vào dịp gần nhất.

justfly chua ha hanoi

Chùa Hà, Hà Nội

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Giờ mở cửa của chùa Hà là từ 8:00 đến 18:00 hàng ngày. Trong những ngày đặc biệt như mùng 1, rằm và các ngày lễ, chùa sẽ mở cửa đón khách hành hương sớm hơn và đóng cửa muộn hơn.

Vào các ngày rằm trong tháng, ngày mùng 1 âm lịch, hay dịp đầu năm mới, người dân thường ghé thăm để thắp hương và cầu nguyện. Du khách muốn vãng cảnh cầu an có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần.

Du khách có thể ghé thăm chùa Hà bằng xe máy, xe bus hoặc xe ô tô riêng.

Xe bus: Nếu đi xe bus, bạn có thể tham khảo những tuyến xe có điểm dừng gần chùa Hà như sau:

  • Tuyến 07: Cầu Giấy - Nội Bài
  • Tuyến 16: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Nước Ngầm
  • Tuyến 20A: Cầu Giấy - Bến xe Phùng
  • Tuyến 20B: Cầu Giấy - Bến xe Sơn Tây
  • Tuyến 26: Mai Động - Sân vận động Quốc gia
  • Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát - Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn
  • Tuyến 34: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 49: Trần Khánh Dư - KĐT Mỹ Đình II

Xe máy hoặc ô tô: Từ hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo các tuyến đường sau: Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Trần Phú - Sơn Tây - Đào Tấn - Đường Bưởi - Cầu Giấy - Phố Chùa Hà.

Hiện tại chùa Hà không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678