Bạn có thể đến tham quan Tháp Rùa – Hồ Gươm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên theo chúng tôi thời điểm đẹp nhất để tham quan nơi này là vào mùa thu.
Mùa thu khi tiết trời Hà Nội trong lành dịu mát, khi mùi hương hoa sữa nồng nàn khắp phố phường, khi những gánh hàng trong trở đầy cốm non thơm lừng xanh mát, khi các hàng cây cổ thụ ven hồ man mác lá vàng rơi có lẽ bạn sẽ có được cảm nhận tuyệt vời nhất khi đến thăm Tháp Rùa, đến thăm Hà Nội.
Hồ Gươm tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất thuận lợi để di chuyển, có nhiều loại phương tiện mà bạn có thể chọn như:
Tháp Rùa Hồ Gươm là địa điểm tham quan du lịch miễn phí vì vậy du khách có thể thoải mái tham quan và checkin chụp ảnh để lưu giữ những bức ảnh kỉ niệm khi ghé thăm Hà Nội.
Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất rộng 350m2, theo sử sách tên gọi Tháp Rùa ra đời là do tháp được xây dựng trên gò rùa - nơi mà khi xưa thường được rùa tại Hồ Gươm bò lên phơi nắng hoặc đẻ trứng. Theo sử sách gò rùa có từ thời vua Lê Thánh Tông và là nơi vua dựng Điếu Đài để câu cá. Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò rùa nhưng qua thời nhà Nguyễn thì không còn nữa.
Khi Pháp xâm chiếm Hà Nội vào năm 1883, ông Nguyễn Ngọc Kim khi ấy được cử làm trung gian giữa người Pháp và Việt Nam, sau đó được chính quyền mới tín nhiệm, trở nên giàu có và được gọi là Bá hộ Kim. Đến năm 1886, do thấy gò rùa có vị trí hợp phong thuỷ nên ông Kim đã xin phép xây dựng một ngọn tháp trên gò rùa để chôn cất hài cốt thân phụ.
Chính vì thế mà ban đầu Tháp Rùa còn có tên là Tháp Bá hộ Kim, sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, tháp được đổi tên thành Tháp Rùa theo truyền thuyết mượn gươm của vua Lê Lợi. Vậy là mặc dù Tháp Rùa chỉ mới được xây dựng cách đây từ khoảng hơn 130 năm, thế nhưng việc xây tháp trên gò rùa đã diễn ra từ thời vua Lê Thái Tông ở những năm 1435, tức là khoảng 500 đến 600 năm trước.
Tháp Rùa Hồ Gươm có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Gothic châu Âu và phong cách đền đài truyền thống Việt Nam. Tòa Tháp có chiều cao từ nền đất gò Rùa lên đến đỉnh là 8,8m và bao gồm 4 tầng:
Sự giao thoa giữa nghệ thuật kiến trúc Pháp và phong cách truyền thống đã tạo nên một Tháp Rùa với vẻ đẹp độc đáo và thu hút riêng biệt. Cộng với vị trí đẹp giữa Hồ Gươm, tòa tháp đã trở thành biểu tượng đặc biệt và thân quen của Thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, kiến trúc Tháp Rùa Hồ Gươm vẫn nhận một số ý kiến trái chiều và không được giới chuyên môn đánh giá cao.
Nếu ví Hồ Gươm như một đóa hoa tươi rực rỡ giữa lòng thủ đô thì Tháp Rùa chính là bông hoa tươi đẹp và ngát hương nhất của đóa hoa này. Hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm luôn đi đôi với nhau như hình với bóng, mặt hồ yên ả soi bóng Tháp Rùa bên dưới tạo nên một khung cảnh nên thơ yên bình.
Đến với Hồ Gươm Tháp Rùa, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh bình yên tĩnh của không gian nơi đây, Tháp Rùa cổ kính nhuốm màu thời gian lững lỡ giữa mặt hồ nhẹ nhàng trong xanh, những tán lá cây như tô vẽ thêm cho bức tranh thêm sinh động. Bức họa phong cảnh Tháp Rùa luôn khiến người ta phải thẫn thơ trước vẻ đẹp lãng mạn của nó.
Và nhất định một điều rằng bạn phải check in Tháp Rùa Hà Nội vì nhiều người cho rằng nếu đến Hà Nội mà chưa ghé Tháp Rùa là coi như chưa đặt chân đến thủ đô. Với phong cảnh hữu tình như vậy chắc chắn sẽ là một background tuyệt vời dành cho bộ sưu tập hình ảnh của bạn.
Ngoài chụp ảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp Tháp Rùa Hồ Gươm, bạn hãy kết hợp khám phá những điểm đến nổi tiếng lân cận để gia tăng trải nghiệm trong hành trình dạo chơi ở Hà Nội.
Một trong những điểm đến yên bình giữa lòng thành phố nhộn nhịp đó chính là Vườn hoa Lý Thái Tổ. Nơi đây có không gian thoáng đãng, mát mẻ vì vậy trở thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí của Thủ đô. Người dân Hà thành cũng thường xuyên lựa chọn địa điểm này để tập thể dục, vui chơi, check in với không gian xanh của những vườn hoa rực rỡ.
Từ vườn hoa Lý Thái Tổ bạn chỉ cần đi về hướng tay phải bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều các hoạt động trên phố đi bộ nếu đi vào cuối tuần. Lúc này đừng quên ghé thăm Tháp Bút, Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn. Đây đều là những công trình văn hóa nổi tiếng của Hà thành nhất định phải ghé thăm trong hành trình tham quan Hà Nội.
Tháp Hòa Phong nằm sát bên bờ Đông Hồ Gươm là di tích cổ hiếm hoi còn lại của chùa Báo Ân sau khi bị chính quyền Pháp phá hủy để làm bưu điện. Tòa tháp được xây dựng uy nghiêm với ba tầng, trong đó tầng thứ nhất có ô cửa thông bốn hướng. Đây là công trình đại diện cho một thời lịch sử oanh liệt của dân tộc và cũng là chứng tích cho lịch sử, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật. Với vẻ đẹp cổ kính, tháp Hòa Phong là điểm check in được nhiều người yêu thích khi đến Hồ Gươm.
Đền Bà Kiệu tọa lạc tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, trước mặt đền là Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và gần với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là công trình thờ các vị nữ thần bao gồm: hai thị nữ Quế Hoa – Quỳnh Hoa, công chúa Liễu Hạnh. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay, công trình vẫn giữ được nét đẹp hoài cổ và phong cách kiến trúc độc đáo.
Nhà Hát Lớn Hà Nội được biết đến là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tuyệt tác nghệ thuật đặc trưng từ hàn lâm đến cổ điển. Đây cũng là một trong những điểm check in tuyệt đẹp, là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.
Nhà hát Múa rối Thăng Long là địa điểm tuyệt vời để bạn thưởng thức loại hình nghệ thuật múa rối nước dân gian của Việt Nam. Mỗi ngày, nhà hát có khoảng 6 suất diễn với những tiết mục múa rối nước đặc sắc được dàn dựng tài tình, công phu. Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay, nhà hát đã mang đến cho khán giả hàng nghìn vở diễn với đa dạng các thể loại, hình thức khác nhau. Đặc biệt, nhà hát luôn sáng tạo những điều mới mẻ nhưng không làm mờ nhạt đi tinh hoa văn hóa Việt Nam, tôn vinh những giá trị cao đẹp của nghệ thuật múa rối nước.
Đền thờ Vua Lê nằm ở bờ phía Tây hồ Gươm, gần đình Nam Hương. Ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ vua Lê Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều đại Lê. Khuôn viên đền thờ có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên một trụ cao, tay nâng thanh kiếm như đang chuẩn bị trao lại gươm cho Rùa thần trong hồ. Đây là một trong những tượng đài cổ nhất tại Thủ đô và là di tích quan trọng trong quần thể danh thắng Hồ Gươm. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, khuôn viên của đền thờ còn có nhiều cây xanh, có một đàn bồ câu sống tự do tạo nên sự bình yên, thư thái cho du khách khi ghé thăm.
Chợ Đồng Xuân là khu chợ sầm uất bậc nhất ở miền Bắc. Đây là nơi du khách lựa chọn để thỏa sức mua sắm, khám phá nét đẹp trong đời sống sinh hoạt của người dân Hà thành. Đến với chợ Đồng Xuân, bạn còn có thể khám phá “thiên đường ẩm thực” với nhiều món ăn ngon như: bún riêu sườn sụn, bánh tôm, chè, bún chả que tre, bánh rán mặn…
Phố cổ Hà Nội cũng là lựa chọn tham quan của nhiều du khách. Những dãy nhà cổ kính nằm san sát nhau tạo nên một bức tranh hoài niệm, nhuốm màu thời gian. Dọc theo các tuyến phố cổ Hà Nội, bạn có thể thoải mái mua sắm các mặt hàng lưu niệm hay thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Hà thành.
Nếu đã lỡ tham quan Hồ Gươm vào buổi tối cuối tuần bạn đừng quên ghé khu chợ đêm phố cổ. Đây là khu chợ phiên đầy màu sắc và vô cùng nhộn nhịp ngay cạnh Hồ Gươm. Đến đây bạn có thể thoải mái mua sắm đồ lưu niệm hay những món đồ yêu thích bạn cũng có thể thưởng thức một số đặc sản của Hà Nội ở xung quanh khu này như hoa quả dầm ở phố Tô Tịch, nộm bò khô ở phố Đinh Tiên Hoàng.
Phố Đinh Lễ được ví như “thiên đường sách” của Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm. Dãy phố tập trung nhiều cửa hàng sách, nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng loại sách từ triết học, lịch sử, văn hóa, kinh tế, khoa học xã hội cho đến những sách chuyên ngành… Con phố này được ví như là "thiên đường tri thức" của chốn Hà thành, vì vậy, đây còn là nơi các tác giả trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, đàm thoại về sách.
Tràng Tiền Plaza là một khu phức hợp mua sắm và giải trí nổi tiếng tọa lạc cạnh hồ Hoàn Kiếm. Công trình này được xây dựng bởi Pháp vào năm 1901, trải qua thời gian, đây là địa chỉ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, trở thành trung tâm thương mại cao cấp bậc nhất của cả nước. Đến với Tràng Tiền Plaza, bạn sẽ được thấy kiến trúc sang trọng, bắt mắt với tone màu chủ đạo là màu vàng và trắng. Đây cũng là nơi được nhiều thương hiệu cao cấp lựa chọn để bày trí sản phẩm của mình.
Cầu Long Biên là kiệt tác kiến trúc, gắn với lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc. Ngày nay, chiếc cầu là địa điểm thu hút đông đảo du khách tìm đến hóng mát, ngắm nhìn vẻ đẹp xưa cũ và chiêm ngưỡng cảnh quan thơ mộng của 2 bờ sông Hồng. Không gian hoài niệm, thoáng đãng nơi đây sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình yên, phần nào xua tan những ưu phiền, bộn bề cuộc sống.
Quán bún thang Bà Đức ở phố Cầu Gỗ thu hút đông đảo thực khách nhờ danh tiếng lâu năm và hương vị thơm ngon khó cưỡng. Bát bún thang Hà Nội của quán có thịt gà, giò lụa, tôm khô, trứng non, nấm hương, hành, mùi tàu... Tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên hương vị thơm ngon đậm đà. Với người dân Hà Nội, đây không chỉ là món ăn mà còn là tinh hoa ẩm thực bởi dư vị của nó vô cùng tinh tế, mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực Hà thành.
Kem Tràng Tiền là cửa hàng kem lâu đời và là thương hiệu nổi tiếng tại khu vực Hồ Gươm, Hà Nội. Cửa hàng gây thương nhớ với những que kem mát lạnh, thơm ngon mang hương vị truyền thống. Bạn có thể lựa chọn kem vani, sữa dừa, đậu xanh... tùy theo sở thích và khẩu vị của mình. Cầm trên tay một cây kem mát lạnh, đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm đã trở thành trải nghiệm khó quên với nhiều du khách.
Chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu đời và quy mô lớn nhất ở Hà Nội. Đây còn là điểm đến để bạn thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng như: bún chả, bún ngan, bánh tôm, bún ốc, thịt xiên, chè và nhiều món khác với mức giá bình dân.
Bún chả là một trong những món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cửa hàng bún chả tại ngõ đầu đường Hàng Quạt đã tồn tại lâu đời và luôn ghi điểm với suất ăn đầy đặn, phần thịt nướng xém cạnh thơm mềm và nước chấm chuẩn vị. Nguồn nguyên liệu chế biến bún chả được lựa chọn tươi ngon mỗi ngày, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn đặc sản giá rẻ được nhiều người yêu thích.
Địa chỉ:
Số 23 Hồ Hoàn Kiếm, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Số 51 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Giá tham khảo: 30.000 - 45.000 VNĐ/phần
Nếu bạn đang tìm kiếm những món ăn nhẹ thì hãy ghé qua quán nộm bò khô Hà Nội tại địa chỉ 51 Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây không chỉ có nộm mà còn phục vụ nhiều món ngon khác như chả giò, bánh bột lọc... Tuy nhiên, nộm vẫn là món ăn được ưa chuộng nhất tại đây bởi độ tươi giòn của đu đủ kết hợp với hương vị đậm đà của nước mắm và gan bò khô.
Nếu ai muốn ăn chè đúng mùi vị của Hà Nội xưa thì quán chè này là một điểm đến không thể tuyệt vời hơn. Ra đời từ năm 1978 ở Hà Nội nên quán có nét cổ xưa hơn so với những quán chè mới mọc lên thời gian gần đây, tuy chỉ có những quán chè quen thuộc như chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè bưởi… nhưng vẫn có sức hút kì lạ. Quán có tên là Mười Saú chỉ đơn giản là do nằm ở số 16 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng.
Chè ngon Hà Nội nhà Suzy chỉ tập trung 04 loại chè đặc trưng như: chè khoai dẻo ngon Hà Nội, chè bưởi truyền thống, chè khúc bạch và sữa chua phô mai hoa quả. Trong đó, món chè khúc bạch ở đây vẫn được lòng thực khách nhất.
Hương vị đặc trưng của chè khúc bạch nhà Suzy chính là miếng phomai béo ngậy, topping khúc bạch cắn ngập răng cùng vị hạnh nhân thơm phức. Một ly chè nhiều ú ụ nhưng giá chỉ có 25.000 VND. Đến Hà Nội vào mùa hè thì đừng bỏ lỡ địa chỉ này nhé!
Quán ốc nóng ở số 1 Đinh Liệt luôn đông đúc khách nhờ chất lượng ngon tuyệt hảo. Bát ốc ở quán được phục vụ nhanh chóng, nóng hổi với thịt ốc tươi giòn, béo ngọt, ăn kèm nước chấm đậm đà. Chủ quán tại đây có công thức chế biến ốc sạch, thơm ngon, kèm theo đó là việc chế biến nước chấm cũng rất đậm đà, để lại dư vị khó quên với thực khách.
Kem Thủy Tạ cũng là một trong những thương hiệu kem nổi tiếng và có nhiều cửa hàng trên khắp Hà Nội. Đến đây, bạn có thể lựa chọn và thưởng thức nhiều loại kem có hương vị khác nhau. Mức giá bán của thương hiệu này cũng khá rẻ, bạn có thể yên tâm lựa chọn mà không lo bị chặt chém. Nhân viên phục vụ cũng rất nhiệt tình, có thể hỗ trợ bạn lựa chọn nếu bạn lần đầu thưởng thức món kem này.
Nhắc tới mùa thu Hà Nội thì bạn không thể không nhắc tới món cốm làng Vòng. Cốm thường được bọc trong những chiếc lá sen, thơm thoang thoảng. Hạt cốm ngọt nhẹ, dẻo bùi. Ngồi bên những người bạn nhẹ nhàng thưởng thức từng chút cốm, hay mang cốm tươi về làm quà là một gợi ý không tệ khi tới mảnh đất rồng bay.
Nếu không thể tới Hà Nội vào mùa thu, du khách vẫn có thể lựa chọn những thức quà làm từ cốm như bánh cốm, xôi cốm, cốm xào hay chả cốm… Tuy nhiên những thức quà này thường không có chất bảo quản, vì vậy hạn sử dụng rất ngắn.
Nếu phải lựa chọn một chút phong vị Hà Nội để làm quà thì ô mai là một sự lựa chọn tuyệt vờii, bởi đây chính là tinh hoa ẩm thực của Hà Thành với đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Ô mai Hà Nội rất đa dạng, nhiều loại với nhiều hương vị khác nhau, lại bảo quản được lâu, giá thành hợp lý nên được rất nhiều du khách chọn mua làm quà.
Con phố Hàng Đường là nơi bán rất nhiều các loại ô mai. Du khách có thể dừng chân tại đây để nếm thử tất cả các loại ô mai và lựa chọn loại ưng ý nhất để đem về làm quà.
Đến Hà Nội mà không uống trà sen chính là bỏ lỡ một nét văn hóa đẹp tại đây. Trà sen được chế biến qua nhiều công đoạn, tỉ mỉ, cầu kì nên mang trong nó hồn cốt của đất trời. Thưởng thức trà sen, du khách sẽ cảm nhận được sự đậm đà lan toả trong từng ngụm nhỏ. Nếu không đến Hà Nội vào đúng dịp hè để thưởng thức chè tươi, du khách có thể tìm mua chè khô để làm quà.
Lạc rang húng lìu nổi tiếng với rất nhiều tiệm nhỏ bày bán loại lạc thơm bùi này dọc quãng đường chỉ tầm 200 m trên phố Bà Triệu, Hà Nội.
Lạc rang húng lìu nổi tiếng bởi cách chế biến tỉ mỉ. Những hạt lạc mẩy đều chuyển về từ Bắc Giang, Nghệ An – loại lạc được trồng trên đất pha cát mới là loại lạc được chọn lựa. Lạc được ngâm tẩm với đường, muối và “tứ vị hương” bao gồm quế, hồi, thảo quả, đinh hương để rang cho vị không mặn cũng không ngọt quá. Khi rang cũng thì phải rang thủ công bằng tay và phải chú ý dùng loại cát vàng đãi sạch phơi khô, đun thật nóng rồi mới tới lượt lạc được thả vào. Người rang phải khéo léo giữ lửa thật tốt để lạc chín om đều mà không làm lớp vỏ mỏng màu đỏ bong ra khiến cát len vào khe hở giữa hai nửa hạt lạc. Sau bao kỳ công ấy sẽ là những mẻ lạc giòn tan thơm bùi vô cùng quyến rũ.
Để có trải nghiệm tham quan tốt nhất khi đến hồ Gươm, bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích như sau:
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích về hành trình khám phá Tháp Rùa Hồ Gươm mà Justfly muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu như các bạn có cơ hội đến thăm Thủ đô thân yêu thì đừng bỏ qua điểm đến tuyệt vời này. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và có những trải nghiệm tuyệt vời ở Hà Nội.
7 评价
Tháp Rùa Hồ Gươm ở đâu?
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên một gò đất nhỏ rộng khoảng 350m2 nằm giữa Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Với vị trí đắc địa đó, rất thuận lợi để bạn di chuyển từ các điểm khác nhau ở Hà Nội đến với tháp.
Nên tới Tháp Rùa Hồ Gươm khi nào?
Bạn có thể đến tham quan Tháp Rùa – Hồ Gươm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên theo chúng tôi thời điểm đẹp nhất để tham quan nơi này là vào mùa thu.
Mùa thu khi tiết trời Hà Nội trong lành dịu mát, khi mùi hương hoa sữa nồng nàn khắp phố phường, khi những gánh hàng trong trở đầy cốm non thơm lừng xanh mát, khi các hàng cây cổ thụ ven hồ man mác lá vàng rơi có lẽ bạn sẽ có được cảm nhận tuyệt vời nhất khi đến thăm Tháp Rùa, đến thăm Hà Nội.
Cách di chuyển tới Tháp Rùa Hồ Gươm?
Cách di chuyển đến Tháp Rùa Hồ Gươm
Hồ Gươm tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất thuận lợi để di chuyển, có nhiều loại phương tiện mà bạn có thể chọn như:
Xe máy: Du lịch Hà Nội, bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ thuê xe để khám phá Thủ đô. Trong trường hợp bạn không biết đường đi có thể tham khảo ứng dụng chỉ đường Google Maps, sau đó trải nghiệm khám phá nhiều cung đường đẹp và địa chỉ vui chơi thú vị của Hà Nội. Phương tiện này được xem là lựa chọn chủ động, phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất cho khách du lịch.
Xe Bus: Bạn có thể đi các tuyến bus như 08, 04, 09, 40, 23, 31, 18, 14, 11, 36, 34 để đến hồ Gươm. Trong đó có 2 tuyến là 09 và 14 là có khu bãi đỗ ngay sát hồ Gươm nên rất tiện.
Xe Taxi: Muốn nhanh hơn thì bạn nên chọn Taxi, tại Hà Nội có rất nhiều hãng xe uy tín như Taxi Group, Mai Linh, Ba Sao, Thành Công,...
Cách di chuyển tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm
Đi bộ: Tham quan Hồ Gươm tốt nhất là nên đi bộ. Bởi đi bộ dạo quanh hồ mới khiến cho chúng ta dễ dàng tham quan, cảm nhận tốt nhất về Hà Nội.
Đi bằng xích lô hoặc xe điện: Tuy nhiên nếu mệt hoặc muốn có một trải nghiệm khác biệt, bạn cũng có thể lựa chọn đi xe xích lô hoặc xe điện để tham quan xung quanh Hồ Gươm và khu phố cổ.
Đi xe buýt 2 tầng Hà Nội: Ngắm nhìn toàn cảnh thành phố với xe buýt 2 tầng Hà Nội, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh của thành phố, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc nổi tiếng và các địa danh lịch sử, văn hóa của Thủ đô như: nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà hát Lớn Hà Nội…
Giá vé tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm?
Tháp Rùa Hồ Gươm là địa điểm tham quan du lịch miễn phí vì vậy du khách có thể thoải mái tham quan và checkin chụp ảnh để lưu giữ những bức ảnh kỉ niệm khi ghé thăm Hà Nội.
Cần lưu ý gì khi tới Tháp Rùa Hồ Gươm?
Để có trải nghiệm tham quan tốt nhất khi đến hồ Gươm, bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích như sau: