07:30 - 17:30(开放)
Số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Danh lam thắng cảnh
02438452917
http://vanmieu.gov.vn/
Bạn có thể tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, tuyệt vời nhất vẫn là mùa hè hoặc mùa thu bởi không khí lúc này cực kỳ dễ chịu và mát mẻ.
Di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa đón khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần và lễ tết.
Mùa nóng (từ 15/04 – 15/10): từ 7h30 – 17h30.
Mùa lạnh (từ 16/10 – 14/04): từ 8h – 17h.
Đặc biệt chương trình trải nghiệm tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ban đêm mở từ 19 đến 22 giờ.
Quần thể di tích nằm ngay giữa 4 con phố chính là Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Nguyễn Thái Học. Để đến được đây, du khách có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện sau:
Ở Hà Nội có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần với Văn Miếu. Tùy theo nơi ở mà bạn có thể bắt các tuyến xe như:
Xe buýt 2 tầng là một loại phương tiện khá mới mẻ tại Hà Nội, phù hợp cho các chuyến tham quan Văn Miếu - Quốc Từ Giám và nhiều địa điểm khác ở Thủ đô. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tour du lịch nội thành bằng xe đạp của các đơn vị lữ hành để có trải nghiệm thú vị hơn.
Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến Văn Miếu khá đơn giản. Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý quan sát biển báo giao thông, bởi các cung đường xung quanh Văn Miếu đều là đường một chiều.
Lộ trình như sau: xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm, men theo đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải vào Tràng Thi. Chạy thẳng đường Tràng Thi đến đường Điện Biên Phủ và rẽ trái để vào Trần Phú. Từ Trần Phú tiếp tục rẽ trái vào Chu Văn An, rẽ phải qua Nguyễn Thái Học sẽ đến Văn Miếu.
Giá vé tham quan Văn Miếu ban ngày là 30.000 VND/ lượt, miễn phí vé hoặc giảm giá 50% cho một số đối tượng đặc biệt.
Giá vé tham quan tour đêm là 199.000 VND/ lượt. Trẻ em cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé vào cửa.
Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông (tháng 8 năm 1070), vừa là nơi thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho vừa là trường học hoàng gia dành cho Hoàng thái từ. Thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông chính là học trò đầu tiên của ngôi trường này.
Sau khi lên ngôi, vua Lý Nhân Tông đã cho lập trường Quốc Tử Giám ngay bên cạnh Văn Miếu. Đây là ngôi trường chỉ dành riêng cho con cái các bậc vua quan, quyền quý lúc bấy giờ. Năm 1253, dưới thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện, thu nhận cả con em nhà thường dân học giỏi.
Từ năm 1300 – 1357, tức thời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời nhậm chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, tương ứng với chức vụ hiệu trưởng ngày nay. Ông là người quản lý các hoạt động liên quan đến Quốc Tử Giám, bao gồm cả việc dạy học cho Thái tử Trần Vượng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành 5 khu vực, bố cục Nho giáo đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Các khu vực Nội Tự được ngăn cách với nhau bằng sân đình, hồ nước hoặc lối đi. Hệ thống cửa 1 chính, 2 phụ được trang trí theo phong cách kiến trúc phương đông cổ - đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Các công trình nổi bật trong quần thể di tích này gồm có:
Hồ Văn còn có tên gọi khác là hồ Minh Đường hay hồ Giám, là điểm tham quan nằm ngay trước cổng Văn Miếu. Theo ghi chép của sử liệu, hồ Văn là công trình hồ rộng lớn, rộng đến một vạn chín trăm thước. Giữa lòng hồ là gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy Đường. Phán Thủy Đường cũng chính là nơi diễn ra các buổi bình văn của nho sĩ kinh thành xưa.
Văn Miếu Môn là cổng tam quan bên ngoài di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tổng thể cổng tam quan có 3 cửa và 2 tầng, tầng trên đề 3 chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ. Phía trước Văn Miếu Môn là 2 tấm bia Hạ mã nằm 2 bên và tứ trụ nghi môn ở giữa.
Tương truyền, khi đi qua Văn Miếu, dù là công hầu hay khanh tướng thì đều phải xuống ngựa, hạ võng đi bộ, ít nhất là từ tấm bia Hạ mã này đến tấm bia Hạ mã bên kia. Điều này cho thấy, Văn Miếu là một công trình mang tính trang trọng, tôn nghiêm và có ý nghĩa lớn lao đối với các Vương triều phong kiến.
Đại Trung Môn là lớp cổng thứ 2 của Văn Miếu, qua Văn Miếu Môn. Công trình gồm 3 gian, được xây dựng trên nền gạch cao, lợp ngói mũi hài theo kiểu mái đình thời xưa.
Trước và sau Đại Trung Môn là một không gian rộng lớn với những con đường song song nối dài, hồ nước, cây cỏ. Tất cả tạo nên một Văn Miếu - Quốc Tử Giám đầy uy nghiêm nhưng cũng không kém phần tĩnh mịch, thanh nhã chốn “văn vật sở đô”.
Khuê Văn Các là công trình được xây dựng bởi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành vào năm 1805, dưới thời nhà Nguyễn. Đây là lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 9 thước. Công trình nằm trên một nền nền đất vuông, chiều dài mỗi cạnh chừng 6,8 m.
Khuê Văn Các gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc dạng cổ lầu cực kỳ độc đáo. Tầng dưới có 4 trụ gạch vuông được chạm trổ hoa văn tinh xảo, làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên. Tầng trên là kiến trúc sơn son thếp vàng với 2 lớp mái ngói đỏ chồng lên nhau tạo thành công trình 8 mái đặc biệt. Tường gác nổi bật với các ô cửa sổ tròn, được ví như mặt trời hay ngôi sao khuê đang tỏa sáng.
Đây là 2 công trình mà du khách không thể bỏ qua khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Giếng Thiên Quang có dạng hình vuông, ngụ ý tượng trưng cho mặt đất, được đặt ngay phía sau Khuê Văn Các. Giếng Thiên Quang và Khuê Văn Các là đại diện cho tinh hoa đất trời quy tụ về trung tâm văn hóa – giáo dục Đế đô Thăng Long xưa.
Bên cạnh Giếng Thiên Quang chính là 2 dãy bia đá lớn – bia Tiến sĩ. Mỗi tấm bia là một tác phẩm điêu khắc, vừa mang tính nghệ thuật, vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh. 82 tấm bia Tiến sĩ được đặt trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh. Trên bia đá là thông tin của 82 thủ khoa trong các kỳ khoa cử qua từng triều đại phong kiến Việt Nam.
Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đại Thành Môn cũng có cấu trúc tương tự như Đại Trung Môn. Qua khỏi Đại Thành Môn, du khách sẽ đến với một khoảng sân rộng lát đá Bát Tràng, dẫn tới khu điện thờ Đại Bái Đường – khu vực trung tâm của Quốc Tử Giám.
Đại Bái Đường có tổng cộng 9 gian, 2 tường hồi 2 bên, mặt trước và sau để trống. Trong Đại Bái Đường chỉ có án hương thờ ở gian chính giữa, các gian còn lại đều bỏ không. Khu điện thờ này được dùng làm nơi hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.
Đền Khải Thánh là công trình nằm ở vị trí sau cùng của khu di tích. Đền là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Từ là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Trước đây, nơi này từng là khu cư xá hay khu Thái Học với 150 gian phòng dành cho các giám sinh.
Đến năm 1946, công trình bị phá hủy hoàn toàn sau một trận bắn phá đại bác của thực dân Pháp. Sau đó, Đền Khải Thánh được xây mới và bảo tồn cho đến tận hôm nay.
Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Toàn bộ không gian di tích được biến hóa bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping, tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo, nhiều cảm xúc.
Mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế của một khu di sản vốn được coi như ngôi trường quốc học đầu tiên của Việt Nam. Tất cả các hạng mục hứa hẹn sẽ mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ.
Chương trình trải nghiệm tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào ban đêm chính thức mở cửa, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Khung giờ phục vụ kéo dài từ 19-22 giờ. Giá vé cho 1 người là 199.000 VND/ lượt. Trẻ em cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé vào cửa.
Ngay khi vào cổng chính của di tích, du khách được chiêm ngưỡng một không gian lung linh, huyền ảo qua kỹ thuật trình diễn ánh sáng kết hợp cùng ảnh động, tạo ra hiệu ứng 3D trên bề mặt phẳng. Lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan. Du khách tương tác bằng tay với cảm biến không chạm, di chuyển từ trái qua phải hoặc ngược lại, để khám phá nội dung của các cuốn sách tại khu di tích.
Điểm khác biệt của tour trải nghiệm Đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là sử dụng công nghệ và ánh sáng, không dùng hình thức sân khấu hóa. Từ cổng chính tới nhà Thái Học, mỗi khu vực đều có câu chuyện gắn với đạo học Việt Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám sở hữu bề dày văn hóa truyền thống cùng giá trị lịch sử thú vị. Nơi đây trở thành điểm đến siêu quyến rũ với nhiều hoạt động vui hết nấc:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi khen tặng những học sinh xuất sắc. Vào ngày Tết, tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động truyền thống, dân gian, giúp lưu giữ văn hóa cổ truyền.
Tọa lạc ở vị trí trung tâm của Thủ đô, do đó sau khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách có thể kết hợp khám phá thêm nhiều địa danh nổi tiếng ở gần khu di tích lịch sử này. Dưới đây là gợi ý một số địa điểm gần Văn Miếu mà bạn có thể tham khảo:
Cột cờ Hà Nội cách 1,1km
Hoàng Thành Thăng Long cách 1,2km
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cách 1,6km
Bảo tàng Hồ Chí Minh cách 1,7km
Di tích Nhà tù Hỏa Lò cách 1,9km
Các vấn đề cần lưu ý khi đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ là điểm đến hấp dẫn, không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về các giá trị văn hóa – lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng sẽ là trải nghiệm thú vị trong hành trình tham quan, khám phá Thủ đô xinh đẹp. Hi vọng với những thông tin mà Justfly vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về di tích đầy ý nghĩa này.
5 评价
Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể di tích nằm ở số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa – lịch sử nghìn năm văn hiến.
Nên tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi nào?
Bạn có thể tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, tuyệt vời nhất vẫn là mùa hè hoặc mùa thu bởi không khí lúc này cực kỳ dễ chịu và mát mẻ.
Thời gian mở cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám?
Di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa đón khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần và lễ tết.
Mùa nóng (từ 15/04 – 15/10): từ 7h30 – 17h30.
Mùa lạnh (từ 16/10 – 14/04): từ 8h – 17h.
Đặc biệt chương trình trải nghiệm tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ban đêm mở từ 19 đến 22 giờ.
Giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám?
Giá vé tham quan Văn Miếu ban ngày là 30.000 VND/ lượt, miễn phí vé hoặc giảm giá 50% cho một số đối tượng đặc biệt.
Giá vé tham quan tour đêm là 199.000 VND/ lượt. Trẻ em cao dưới 1m sẽ được miễn phí vé vào cửa.
Cần lưu ý gì khi tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám?
Các vấn đề cần lưu ý khi đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám: