Hướng dẫn tham quan chùa Hoằng Pháp, Sài Gòn từ A - Z

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert28/02/2021

Sau một tuần làm việc mệt mỏi, căng thẳng, bạn cần tìm một nơi có không gian yên tĩnh, thoáng đãng để thanh tịnh tâm hồn. Có lẽ chùa Hoằng Pháp là một gợi ý không tồi cho bạn. Đây là một trong những địa điểm thu hút các tín đồ Phật giáo Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và trải nghiệm các khóa tu. Đừng chần chờ mà hãy đến nay ngôi chùa này để tìm hiểu thêm về nó nhé.

Nôi dung

  • 1. Cách đến chùa Hoằng Pháp?
  • 2. Vài nét về lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp
  • 3. Kiến trúc chùa Hoằng Pháp
  • 4. Các hoạt động được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp
  • 5. Một số điều chú ý khi đến chùa Hoằng Pháp
  • Điểm đến nổi bật

Sau một tuần làm việc mệt mỏi, căng thẳng, bạn cần tìm một nơi có không gian yên tĩnh, thoáng đãng để thanh tịnh tâm hồn. Có lẽ chùa Hoằng Pháp là một gợi ý không tồi cho bạn. Đây là một trong những địa điểm thu hút các tín đồ Phật giáo Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và trải nghiệm các khóa tu. Đừng chần chờ mà hãy đến nay ngôi chùa này để tìm hiểu thêm về nó nhé.


Khu nghỉ dưỡng gần Sài Gòn


1. Cách đến chùa Hoằng Pháp?

Tọa lạc tại số 8 đường Lê Lợi, xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm quận 1 về phía tây Bắc khoảng chừng 20 km, là quãng đường không quá xa, vì thế bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều cung đường và phương tiện khác nhau.

Đầu tiên, nếu ở tỉnh bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, xe khách, tàu hỏa,... để đến thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, từ trung tâm thành phố bạn có thể bắt taxi, xe ôm hoặc xe bus để tới chùa Hoằng Pháp. Di chuyển bằng phương tiện công cộng thì có những lộ trình xe bus cho bạn tham khảo:

  • Từ chợ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp: bus 24 -> bus 74.

  • Từ Aeon Mall Tân Phú: bus 16 -> bus 32.

  • Từ SMS Tower, quận 12: bus 24 -> bus 74.

  • Từ TMA Building, quận 12: bus 24 -> bus 74.

  • Từ Bến xe An Sương, Hóc Môn: bus 74.

  • Từ CGV Cinemas Celadon Tân Phú: bus 16 -> bus 32.

  • Từ Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12: bus 24 -> bus 74.

  • Từ chung cư Gia Phú, Tân Bình: bus 48 -> bus 74.

Những ga ở gần chùa Hoằng Pháp nhất là:

  • Doanh trại Quân đội cách 880 mét, mất 12 phút đi bộ.

  • Ngã ba Hồng Châu cách 1028 mét, mất 14 phút đi bộ.

  • Bãi xe buýt 19/5 cách 113 mét, mất 15 phút đi bộ.

Ngoài tuyến buýt số 74 thì cũng có một số tuyến buýt khác dừng gần chùa Hoằng Pháp như: tuyến 04, tuyến 14, tuyến 94.

Ngoài ra, nếu bạn là khách du lịch thì cũng có thể sử dụng dịch vụ thuê xe tự túc với giá từ 50.000 - 180.000 VND/xe/ngày để có thể tự do tham quan mà không phải phụ thuộc vào ai cả. Bạn lựa chọn xe máy để di chuyển từ trung tâm thành phố đến chùa Hoằng Pháp thì có thể đi theo đường Nguyễn Văn Trỗi -> Cộng Hòa -> Trường Chinh -> đi dọc quốc lộ 22 thì ngôi chùa nằm ngay phía bên phải đường.


2. Vài nét về lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp có tổng diện tích khoảng 6 hecta, thuộc hệ phái Bắc tông và do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập vào năm 1957. Nơi đây xưa kia là một cánh rừng chồi. Sau hai năm khai phá, năm 1959 ông mới bắt đầu xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay về hướng Tây Bắc.

Toàn cảnh chùa Hoằng Pháp

Năm 1965 chiến tranh diễn ra tại Đồng Xoài, Thuận Lợi, hòa thượng trụ trì đã đón nhận 60 gia đình về nuôi dưỡng trong vòng 8 tháng, mua đất xây 55 căn nhà cho đồng bào định cư.

Năm 1968, hòa thượng thành lập viện Dục Anh, tiếp nhận hơn 365 em nhỏ về nuôi dạy, nhờ những việc làm từ thiện mà Phật tử đến đây ngày một đông hơn.

Năm 1971, Ngộ Chân Tử đã cho xây dựng thêm mặt tiền chánh điện dài 28 mét để đáp ứng đủ chỗ cho các Phật tử trong việc lễ bái, học đạo.

Sau 30/04/1975 số trẻ em lại được thân nhân nhận về nên viện Dục Anh lại được dùng để nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn vì gia cảnh khó khăn.

Năm 1995 chùa xây lại khu cánh điện.

Từ năm 1999 đến nay chùa luôn tổ chức các khóa tu dành cho các Phật tử xa gần, thu hút được nhiều người quan tâm và đến chiêm bái.

Chùa Hoằng Pháp trong đêm hoa đăng

3. Kiến trúc chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp đã tồn tại qua nửa thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm với nhiều giai đoạn nâng cấp, kiến thiết nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét riêng vốn có từ thuở ban đầu.

Từ cổng ngoài đi vào bạn phải đi qua tổng Tam quan, tên cổng được đắp bằng chữ quốc ngữ, cổng chính có đề chữ “Chùa Hoằng Pháp”, hai bên cổng phụ bên trái đề chữ “Từ Bi”, bên phải đề chữ “Trí Tuệ”. Mỗi tên cổng đều có một ý nghĩa riêng nhưng đều hướng con người tới những điều tốt đẹp, những lẽ thiện, việc lành. Cổng chùa có các đường cong được cách điệu có nét góc cạnh chứ không uốn lượn mềm mại, mái cổng có hai tầng, lợp ngói, uốn cong ở mỗi đầu đao, các bức tự, câu đối hay câu hoành đều được viết bằng tiếng Việt chứ không phải bằng Hán tự. Vật liệu xây dựng ngôi chùa cũng được làm từ những vật liệu hiện đại chắc chắn. Vì vậy, chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa kết hợp giữa nét kiến trúc truyền thống và hiện đại tạo nên sự độc đáo tại Sài Gòn.

Chùa Hoằng Pháp lung linh về đêm

Qua cổng tiến vào khuôn viên chùa là một không gian thoáng đãng, bát ngát cây xanh bao phủ với cách tạo hình cuốn hút. Nhìn từ đằng xa, ta sẽ thấy tòa đại điện với mái đỏ nổi bật gồm 2 tầng, 8 mái được đỡ bởi hệ thống cột cái, cột quân vững chắc. Phía ngoài cửa vào hàn cột hiên cao lớn hơn bình thường, mở lối vào rộng thênh thang. hai bên thềm tam cấp có trang trí hai con sư tử dũng mãnh màu vàng, giữa lối đi lại đặt một đỉnh đồng lớn với họa tiết bắt mắt.

Kiến trúc chùa Hoằng Pháp

Trong công cuộc kiến thiết năm 1993, khu vực chánh điện của chùa đã được nới thêm chiều dài và chiều rộng, nâng tổng diện tích chùa lên đến 756m2, kiến trúc theo hình chữ công. Toàn bộ nền, móng, đà, mái, cột, trần,... đều được đúc bê tông kiến cố, tráng men, mặt trong sơn nước. Toàn bộ cánh cửa, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ tinh vi. Hai bên của chánh điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang vẻ mặt cương nghị, thân hình khỏe mạnh mang dáng dấp của người lực sĩ. Nội điện gồm tiền Phật hậu Tổ.

Tiền điện thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen cao 4,5 mét trong tư thế thiền định. Phía chung quanh vách tường là 7 bức phù điêu chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện tượng Phật là hai hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy - Pháp Luân Thường Chuyển”. Hậu Tổ thờ cố hòa thượng Ngộ Chân Tử, Tổ khai sơn chùa Hoằng Pháp, bên trên cũng có hai bức phù điêu miêu tả cuộc đời tu hành của Ngài. Hai bên tả hữu là bàn thờ chư hương linh.

Khuôn viên của chùa có khá nhiều cây xanh

Điểm đặc sắc của chùa Hoằng Pháp là tháp Nhị Nghiêm nằm phía bên trái của chính điện. Tháp được xây dựng vững chắc, móng tròn rộng, thu hẹp dần vòng trong khi lên cao. Đỉnh tháp đặt biểu tượng chữ “vạn”, một biểu tượng đầy bí ẩn được nhiều tổ chức, hội nhóm dùng từ lâu đời.

Cách một khoảng là các tháp tưởng niệm các vị Ni cô của chùa đã quá cố. Tiếp đến là nhà ăn rộng rãi, thoáng mát có hòn non bộ nằm trên một hồ nước cao 10 mét, rộng 20 mét, giữa hồ có bức tượng Quan Thế m Bồ Tát được làm bằng đá cẩm thạch trắng cao tới 5 mét. Song song là nhà dưỡng lão, phía cuối là nhà tù. Ngoài ra, tại chùa còn có tháp Phổ Độ, nơi để tro cốt của thập phương bá tánh; Tăng đường, nơi được dùng để làm giảng đường.


4. Các hoạt động được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp

4.1. Các khóa tu

Chùa Hoằng Pháp đã tổ chức rất nhiều khóa tu thu hút hàng nghìn Phật tử từ mọi nơi đổ về. Trong 7 ngày tu tại chùa bạn sẽ học được rất nhiều điều, nhiều văn hóa trong cuộc sống đạo Phật như: cách lễ bái, cách chắp tay, xá chào, cách lễ lạy, tu tâm, tu tính và đặc biệt là hiểu được ý nghĩa cao xa của những hoạt động này, bên cạnh đó còn có những hoạt động rèn luyện sức khỏe, tu tâm tính, an nhiên tâm hồn.

Ngoài ra, chùa còn tổ chức các khóa tu hè cho các bạn học sinh, sinh viên, các bạn thiếu nhi nhỏ tuổi trải nghiệm hình thức tụ tập sinh hoạt trong chùa.

Rất nhiều phật tử tham gia các khóa tu

4.2. Chờ hoa Vô Ưu rụng cầu may mắn

Chờ hoa Vô Ưu rụng cầu may mắn

Ngoài hoạt động tổ chức các khóa tu, những buổi thiện nguyện, chùa Hoằng Pháp còn nổi tiếng nhờ cây hoa hoa Vô Ưu may mắn. Cây Vô Ưu hay còn được gọi là cây Sa La, cây Đầu Lân, cây Ngọc Lân, môt loại cây cổ thụ có hoa rũ, mọc theo chùm, cánh hoa dày, cứng cáp màu đỏ vô cùng đẹp mắt, là loại cây thường được trồng trong khuôn viên chùa. Có truyền thuyết rằng Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây Vô Ưu, lúc bà lên cơn đau thì có một cành cây chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh, thật diệu kỳ phải không? Lúc đó không phải mùa hoa nở rộ nhưng khi đức Phật nằm nghỉ thì toàn cây bỗng nở hoa đỏ rực và rơi quanh đức Phật như mưa sa. Do đó, vào những ngày rằm lớn, khách thập phương thường kéo nhau về chùa cúng dường, cầu nguyện bên gốc cây Vô Ưu để cầu mong vận may, mong ước thành hiện thực.


5. Một số điều chú ý khi đến chùa Hoằng Pháp

  • Chùa Hoằng Pháp mở cửa từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày, mọi người tự do đến tham quan, cúng bái, cầu nguyện và niệm phật, chùa vào cửa tự do.

  • Khi đến chùa xin bạn nên chú ý giữ yên lặng và thanh tĩnh để không làm phiền mọi người xung quanh.

  • Đây là địa điểm trang nghiêm, vì vậy khi tham quan bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sự, hông nên mặc áo sát nách, hở vai, quần váy. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn cho việc tham quan chốn linh thiêng này, bạn nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái khi viếng chùa.

Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Hoằng Pháp được coi là trung tâm tu học Phật Pháp, trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam. Bạn có thể đến để lễ Phật, cầu may, thanh tịnh tâm hồn, tận hưởng sự bình yên mỗi khi căng thẳng, bế tắc trong công việc. Có thành ắt sẽ được đáp đền.

Hình ảnh hàng ngàn ngọn nến lung linh trong đêm hoa đăng

Nội dung

  • 1. Cách đến chùa Hoằng Pháp?
  • 2. Vài nét về lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp
  • 3. Kiến trúc chùa Hoằng Pháp
  • 4. Các hoạt động được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp
  • 5. Một số điều chú ý khi đến chùa Hoằng Pháp
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)