Hướng dẫn tham quan chùa bà Thiên Hậu, Sài Gòn

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Đã từ lâu Sài Gòn được mệnh danh là một thành phố đông đúc, nhộn nhịp và sống về đêm. Nhưng không phải lúc nào Sài Gòn cũng vội vã, đông đúc như vậy. Giữa những nhịp sống sôi động của Sài Gòn vẫn có những nơi bình yên để người dân tìm về sau những bon chen, tấp nập của cuộc sống mưu sinh. Đó là chùa bà Thiên Hậu. Chùa bà Thiên Hậu là điểm đến tâm linh quen thuộc của người Sài Gòn mỗi khi cảm thấy trống vắng. Ngôi chùa không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả những du khách quốc đến để khám phá chốn thanh tịnh bình yên này.

Nôi dung

  • 1. Vị trí của chùa bà Thiên Hậu, Sài Gòn
  • 2. Sự tích về bà Thiên Hậu
  • 3. Thời gian thích hợp để đi tham quan chùa bà Thiên Hậu
  • 4. Nét kiến trúc độc đáo của chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn
  • 5. Các lễ hội diễn ra tại chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn
  • 6. Các địa điểm du lịch gần chùa Bà Thiên Hậu
  • Điểm đến nổi bật

Đã từ lâu Sài Gòn được mệnh danh là một thành phố đông đúc, nhộn nhịp và sống về đêm. Nhưng không phải lúc nào Sài Gòn cũng vội vã, đông đúc như vậy. Giữa những nhịp sống sôi động của Sài Gòn vẫn có những nơi bình yên để người dân tìm về sau những bon chen, tấp nập của cuộc sống mưu sinh. Đó là chùa bà Thiên Hậu. Chùa bà Thiên Hậu là điểm đến tâm linh quen thuộc của người Sài Gòn mỗi khi cảm thấy trống vắng. Ngôi chùa không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả những du khách quốc đến để khám phá chốn thanh tịnh bình yên này.


Khu nghỉ dưỡng gần Sài Gòn


1. Vị trí của chùa bà Thiên Hậu, Sài Gòn

Vị trí của chùa bà Thiên Hậu, Sài Gòn

Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa với phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu rồi. Khi đến tham quan chùa bà Thiên Hậu chắc chắn bạn sẽ có những cảm nhận thú vị và vô cùng tuyệt vời.

Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP. HCM. Nơi đây được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa ở Việt Nam.

Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Chùa luôn mang nét cổ kính

2. Sự tích về bà Thiên Hậu

Sự tích về bà Thiên Hậu

Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ khi những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc. Điều này góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Trong đó, các tín ngưỡng thờ phụng thần linh tuy cầu kỳ, nhuốm màu huyền sử nhưng lại đặc sắc hơn cả.

Vào thế kỷ thứ XVII, chùa bà Thiên Hậu được xây dựng và là nơi để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vậy bà Thiên Hậu là ai? Vì sao người dân Trung Hoa lại thờ cúng và sùng bái bà ấy? Đây là một câu hỏi mà không phải ai cũng biết câu trả lời. Bởi đây là một nhân vật có thật vào thời nhà Tống trên đất Trung Quốc.

Theo học giả Vương Hồng Sển thì Bà Thiên Hậu vốn có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23/3/1044, tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà được mẹ mang thai tới 14 tháng mới sinh bà ra đời. Điều này được xem là một chuyện vô cùng lạ lùng trên đảo. Càng lạ lùng hơn là sau khi ra đời ít lâu, những năm tháng tuổi còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình ở lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng.

Trong một lần, khi đang cùng cha và hai anh trên thuyền để đi bán muối ở tỉnh Giang Tây, nửa đêm đó thuyền của gia đình Lâm Mặc Nương gặp nạn, cha bà và hai anh bị sóng biển cuốn trôi. thế nhưng trong lúc ngủ, nhận thấy nguy hiểm bà liền xuất thần để cứu cha và các anh của mình. Không may mắn là bà chỉ cứu được hai anh, còn cha thì bị cuốn đi mất dạng. Kể từ khi đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm này của Lâm Mặc Nương đã loan đi xa bà vô tình trở thành vị nữ thần được nhiều ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyên khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.

Chùa thu hút nhiều phật tử
Không gian yên tĩnh

3. Thời gian thích hợp để đi tham quan chùa bà Thiên Hậu

Để hòa vào không khí vui tươi của lễ hội tại chùa bà Thiên Hậu thì bạn nên đến đây vào ngày 22 đến 24/3 âm lịch. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm một chốn an yên và thành tâm thắm hương chiêm bái trong sự tĩnh lặng của chốn cửa phật thì nên đến vào khoảng thời gian còn lại. Tuy vẫn có người lui tới đây để thắp hương cầu nguyện nhưng vẫn vắng vẻ hơn ngày lễ rất nhiều. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm khó quên khi bạn đến thăm Sài Gòn.

Những đường nét nhuốm màu thời gian

4. Nét kiến trúc độc đáo của chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn

Từ cuối thế kỷ XVII, khi rời Trung Quốc sang xứ ta lập nghiệp ở Đề Ngạn (sau này gọi là Chợ Lớn), người Hoa đã biến khu vực này thành nơi tập trung sinh sống của họ cho đến ngày nay. Vì vậy, không lạ gì khi những kiến trúc đặc trưng của người Hoa đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Sài Gòn Gia Định xưa. Trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở chợ lớn lúc đó phải kể đến chùa bà Thiên Hậu.

Năm 1960. chùa bà Thiên Hậu được người dân chợ lớn quyên góp tiền xây dựng nhằm tỏ lòng biết ơn đối với bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà đã có công trong việc bảo vệ sự bình yên và an toàn cho họ khi đến vùng đất mới.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền đặc trưng của người Hoa, mang đậm phong cách Á Đông với lối kiến trúc tam quan, cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang hai bên.

Kiến trúc độc đáo của chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn

Du khách dễ dàng nhận ra dáng vẻ trầm mặc của ngôi chùa khi vừa đặt chân đến phía cổng. Mọi thứ dường như đã được thời gian ươm màu để không gian thêm phần cô tịch, bước chân người đi qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa thân thuộc lại có phần bí ẩn.

Chùa bà Thiên Hậu mang đậm kiến trúc của đất nước Trung Quốc, bao gồm ba tòa: Tiền Điện, trung Điện và hậu Điện.

  • Tiền điện có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương Tả. Có các bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước.

  • Trung điện đặt bộ lư “Phát lan” đúc vào năm 1886 ở thời vua Quang Tự, hai bên là chiếc kiệu cổ và chiếc thuyền rồng cổ được sơn son thếp vàng.

  • Cuối cùng là hậu điện. Hậu điện gồm có 3 gian, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.

Cấu trúc độc đáo trong chùa
Không gian mang tính cổ điển

Suốt chiều dọc của ngôi chùa là phần kiến trúc chính, cũng là nơi dành cho các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa là khoảng trống như giếng trời để vừa lấy ánh sáng, khí trời vừa để cho hương nhang theo đó mà bay lên cao, tránh khói mù cho bên dưới. Hai bên là lối đi được phân cách rõ ràng, giúp cho người viếng dễ dàng di chuyển hơn, nhất là vào các dịp lễ hội hay ngày rằm.

Đặc biệt, phần mái nhà của chùa bà Thiên Hậu được trang trí bằng rất nhiều bức tượng có kích thước lớn nhỏ và hình thù khác nhau. Tuy vậy, tất cả đều vô cùng hài hòa, đẹp mắt. Ngắm kỹ từng đường nét, người lữ hành sẽ hiểu được sự tinh tế, kỳ công của người tạo nên nó đã dùng hết tâm huyết của mình thế nào.

Đi đến điện chính giữa của chùa được trang trí các hình bởi các hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối. Với hai gam màu sắc chủ đạo là màu đỏ và vàng tạo sự sang trọng, ấm áp và huyền bí. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi hình các con vật "tứ linh" là long ly quy phượng. Trên nóc chùa và mái hiên, vách tường có gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo các điển tích của Trung Quốc.

Chùa có nhiều không gian đẹp chụp hình

Ngoài ra, chùa bà Thiên Hậu cũng có các đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch... Do người Hoa hoàn thành nên vô cùng quý hiếm và mang đậm giá trị về mặt tinh thần. Khu vực giữa các tòa nhà là giếng trời - một dạng kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa Trung Quốc thời xưa, tạo không gian thoáng đãng với nguồn ánh sáng tự nhiên. Đi tới đây, du khách sẽ cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của bầu không khí và sự bình yên trong tâm hồn.

Một trong những điểm nhấn tạo nên nét riêng ở chùa bà Thiên Hậu không lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào khác đó chính là toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những bức phù điêu lớn đến phần tượng nhỏ, từ cây gỗ quý đến bát lư hương tròn đầy. Kết hợp với đó là lối kiến trúc độc đáo của người Trung Hoa.Tất cả những điều này chứng tỏ được chùa bà Thiên Hậu hết sức quan trọng đối với người Hoa ở Sài Gòn nói riêng và trên cả nước nói chung.

Với kiến trúc chùa khá độc đáo với những bó nhang cuộn tròn xoắn ốc được treo lơ lửng và bảng sớ màu hồng bắt mắt là điểm đến thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây du xuân.

Từng góc nhỏ đều được thiết kế tỉ mỉ

5. Các lễ hội diễn ra tại chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng lễ khá đông. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, thời điểm đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ v.v… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn. Với ý nghĩa cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 m lịch được xem là ngày hội chính trong dịp Lễ hội chùa bà Thiên Hậu.

Vào những ngày này, không chỉ có Hoa mà ngay cả những người Việt Nam và du khách nước ngoài cũng bị lôi cuốn bởi sức hút của chùa bà Thiên Hậu. Có người đến cầu duyên, cầu tài, cầu lộc, cũng có người đơn giản là cầu bình an, cho một đời được an nhiên cùng gia đình.

Hàng ngày, những lư hương lúc nào cũng đầy khói nhang, nghi ngút. Ấy thế nên những người làm công quả cũng tất bật chẳng kém để lấy bớt phần nhang đã cháy nhiều, nhường chỗ cho người sau đến viếng. Mùi nhang thơm thoảng trong gió, tan vào hư không, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng, miên man chốn tâm linh, chẳng muốn giã từ. Cứ vào tháng 3 âm lịch hằng năm, chùa Bà Thiên Hậu tổ chức long trọng lễ vía Bà Thiên Hậu với các nghi lễ truyền thống như: lễ tắm Bà; múa lân, sư, rồng; biểu diễn nhạc dân tộc... Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham dự và thắp nhang trong chùa.


6. Các địa điểm du lịch gần chùa Bà Thiên Hậu

Về với đất Nam Bộ là về với vùng đất thiêng liêng thờ Bà Chúa Thiên Hậu, nơi có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng thể hiện một đời sống văn hóa tinh thần vô cùng đặc sắc nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên, nơi đây còn rất nhiều những địa điểm du lịch khác mà du khách không thể bỏ qua.

6.1. Chùa Kim Sơn Cà Mau

Chùa Kim Sơn Cà Mau

Chùa Kim Sơn Cà Mau hiện nằm ở địa phận khóm 8, phường 6, TP.Cà Mau. Ngôi chùa đã được xây dựng cách đây một thế kỉ. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi am nhỏ nằm giữa những lũy tre làng. Nhưng qua thời gian, chùa Kim Sơn được cải tạo và trở thành một trong những địa điểm du lịch ở Cà Mau có phong cảnh như chốn tiên cảnh bồng lai.

Chùa Kim Sơn Cà Mau hiện nằm ở địa phận khóm 8, phường 6, TP.Cà Mau. Ngôi chùa đã được xây dựng cách đây một thế kỉ. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi am nhỏ nằm giữa những lũy tre làng. Nhưng qua thời gian, chùa Kim Sơn được cải tạo và trở thành một trong những địa điểm du lịch ở Cà Mau có phong cảnh như chốn tiên cảnh bồng lai.

Trụ trì chùa Kim Sơn Cà Mau hiện nay là sư cô Thích Nữ Diệu Chánh. Từ khi sư cô trở thành trụ trì của chùa, chùa Kim Sơn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu Phật giáo. Đặc biệt, hàng năm, chùa đều mở những lớp giảng giải đạo lý Phật Giáo và những lớp tu hành cho tăng ni, Phật tử.


6.2. Chùa Từ Quang

Chùa Từ Quang

Chùa Từ Quang nằm ven quốc lộ 1 đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Vào dịp đầu năm, Chùa Từ Quang phải đón tiếp hàng nghìn lượt khách một ngày, họ đều là những người dân tứ xứ ở nhiều vùng miền như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang... Những người đến chùa cầu tự đa phần đều là những bà mẹ hiếm muộn đã qua chạy chữa nhưng mãi không thành, họ đến đây dâng hương và cầu khấn, mong thần linh phù hộ sẽ sớm có cơ hội thụ thai.

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đến vài ngàn người, đứng kín cả sân.


6.3. Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam .Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam năm 1988.

Xưa kia, chùa có tên là Sơn Can trong đó từ “Sơn” có nghĩa là núi, từ “Can” có nghĩa là gò nông, sau này người đời thường gọi là Cẩm Sơn bởi chùa nằm trên gò Cẩm Sơn. Vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Chùa đã được người Minh Hương và cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng.

Hãy thử một lần đặt chân đến Chùa Bà Thiên Hậu để cảm nhận được tín ngưỡng thiêng liêng của Trung Hoa ngay giữa lòng Sài Gòn. Với những chia sẻ từ Justfly.vn, mong rằng bạn sẽ không bỏ lỡ những nét đẹp văn hoá tại chùa Bà Thiên Hậu.


Nội dung

  • 1. Vị trí của chùa bà Thiên Hậu, Sài Gòn
  • 2. Sự tích về bà Thiên Hậu
  • 3. Thời gian thích hợp để đi tham quan chùa bà Thiên Hậu
  • 4. Nét kiến trúc độc đáo của chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn
  • 5. Các lễ hội diễn ra tại chùa bà Thiên Hậu Sài Gòn
  • 6. Các địa điểm du lịch gần chùa Bà Thiên Hậu
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678