Hướng dẫn tham quan chùa Xá Lợi, Sài Gòn

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert28/02/2021

Nổi tiếng với tháp chuông cao thứ hai Sài Gòn, chùa Xá Lợi không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà đây còn là ngôi chùa thiêng với lịch sử hơn 50 năm tuổi đời. Trong bài viết này, Justfly sẽ hướng dẫn các bạn tham quan Chùa Xá Lợi nhé!

Nôi dung

  • 1. Giới thiệu chung về chùa Xá Lợi
  • 2. Cách di chuyển đến chùa Xá Lợi
  • 3. Lịch sử ra đời của chùa Xá Lợi
  • 4. Nét đẹp kiến trúc văn hoá
  • 5. Một số hoạt động thường niên và các hoạt động đặc biệt của chùa Xá Lợi
  • 6. Những lưu ý khi đến tham quan
  • Điểm đến nổi bật

Nổi tiếng với tháp chuông cao thứ hai Sài Gòn, chùa Xá Lợi không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà đây còn là ngôi chùa thiêng với lịch sử hơn 50 năm tuổi đời. Trong bài viết này, Justfly sẽ hướng dẫn các bạn tham quan Chùa Xá Lợi nhé!


Khu nghỉ dưỡng gần Sài Gòn


1. Giới thiệu chung về chùa Xá Lợi

Được xem là di tích cấp thành phố Hồ Chí Minh, chùa Xá Lợi từ lâu đã trở thành nơi hành hương quen thuộc của người dân Sài Gòn. Nơi đây có khuôn viên rộng khoảng 2.500 mét vuông, có sức chứa lên đến 200 người.

Góc nhìn bên ngòa của chùa Xá Lợi
  • Địa chỉ: Toạ lạc tại 89B góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • *Giờ mở cửa: *

Sáng: 7 giờ sáng – 11 giờ sáng

Chiều: 2 giờ chiều – 5 giờ chiều

Tối: 6 giờ tối - 7 giờ tối.

( Đối với những ngày đặc biệt, chùa sẽ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. )


2. Cách di chuyển đến chùa Xá Lợi

Xe máy hoặc xe ô tô cá nhân

Đây là phương tiện phù hợp nếu bạn sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước khi đi, bạn cần kiểm tra xăng xe và động cơ để đảm bảo an toàn. Có hai tuyến đường bạn có thể lựa chọn để đi:

Tuyến đường Cộng Hòa và Hoàng Sa: Bạn hãy đi theo đường Trường Chinh và Cộng hòa đến Út Tịnh tại phường 4. Sau đó rẽ trái tại Lotteria Hoàng Sa vào Hoàng Sa. Rồi bạn tiếp tục lái xe đến phố Bà Huyện Thanh Quan tại phường 7 sẽ thấy chùa phật học Xá Lợi.

Tuyến đường Trường Chinh và Hoàng Sa: Bạn hãy đi theo đường Trường Chinh và Hoàng Sa đến Rạch Bùng Binh tại phường 9. Tiếp theo bạn lái xe đến Bà Huyện Thanh Quan tại phường 7 là tới chùa Xá Lợi.

Xe bus

Xe bus là phương tiện tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất để bạn di chuyển. Nếu bạn lựa chọn phương tiện này, bạn nên bắt xe bus số 54, xe bus sẽ di chuyển từ bến xe Miền Đông tới bến xe Chợ Lớn. Bạn sẽ mất khoảng 30 phút để tới quận 3 Chùa Xá Lợi.

Xe taxi

Nếu bạn đi theo nhóm hoặc phải mang theo nhiều đồ đạc, đi taxi là cách di chuyển hợp lí. Tuy nhiên, chi phí di chuyển sẽ cao hơn so với các dịch vụ khác, bạn có thể đặt xe taxi qua một số hệ thống app để biết trước chi phí và có nhiều ưu đãi giảm giá như: Grab, Bee, Vietgo,..

Nếu bạn di chuyển từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến chùa Xá Lợi sẽ mất khoảng 20 vì khoảng cách di chuyển hơn 6 km


3. Lịch sử ra đời của chùa Xá Lợi

Vào ngày 5 tháng 8 năm 1956, Chùa Xá Lợi được khởi công xây dựng thời Đệ nhất Cộng Hoà Việt Nam dựa trên bản vẽ của kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Hai kỹ sư xây dựng công trình này là Dư Ngọc Ánh và Hồ Tuấn Thuận. Chùa Xá Lợi bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 2 tháng 5 năm 1958. Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ vì vậy ban đầu chùa có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi. Do đó, sau khi khánh thành, hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.

Chùa Xá Lợi nổi tiếng và nhiều người biết đến
Không gian ở bên trong chùa

Chùa Xá Lợi gắn liền với sự kiện lịch sử hào hùng khi tu sĩ Phật giáo Đại thừa Việt Nam Thích Quảng Đức đã tự thiêu đến chết để phản đối cuộc đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm trong chiến tranh Việt Nam. Thi hài của ông đã được hoả táng và thờ tại chùa cho đến khi cuộc đấu tranh kết thúc. Sau đó, vào rạng sáng ngày 8 tháng 8 năm 1963, Chính phủ Diệm đã đột kích tấn công bắt gần 250 nhà sư và phá huỷ Chùa hoàn toàn. Mãi cho đến năm 1999-2001 ngôi chùa mới được trùng tu lại.

Khu vực để phật tử dâng lễ

Từ năm 1951 đến năm 1981, chùa Xá Lợi là trụ sở chính của Hội Phật học Việt Nam. Chùa cũng là nơi giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh trong 2 năm 1964 và 1966. Từ năm 1981 đến tháng 5 năm 1993, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đặt trụ sở tại đây.


4. Nét đẹp kiến trúc văn hoá

Có thể nói Xá Lợi là một trong những ngôi chùa đầu tiên tại Sài Gòn xây dựng theo cấu trúc mới với trên bái đường, dưới là giảng đường. Nếu bạn đi từ phía cổng đường Bà Huyện Thanh Quan, bạn sẽ thấy một giảng đường lớn được trang trí với một số bức tranh Phật và một số bức tượng của các nhà sư nổi tiếng như Thích Quảng Đức. Tượng đều được đắp tạo do trường Mỹ Nghệ Biên Hoà và được coi là mẫu mực cho nhiều tượng Phật các chùa sau này. Vào năm 1969, tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng.

Kiến trúc độc đáo và ấn tượng

Hướng lên phía trên đỉnh giảng đường, bạn sẽ nhìn thấy sảnh lễ. Hướng sang phía bên trái bạn cũng sẽ nhìn thấy một tháp chuông 7 tầng cao 32 mét - ngôi tháp được xây dựng vào năm 1961. Ở trên đỉnh tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc chuông nặng 2 tấn, được đúc theo mô hình của Thiên Hạt Muồng. Tháp chuông sảnh lễ chính là nét đặc trưng độc đáo của chùa Xá Lợi. Ngoài ra, khi nhìn sang bên phải của sảnh lễ, bạn sẽ thấy cây Bồ Đề được mang sang từ Colombo, Sri Lanka và bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 6 mét được đúc năm 1958.

Trong chùa có nhiêu tượng phật vô cùng

Tiến sâu vào bên trong ngôi chùa Xá Lợi, bạn sẽ thấy chính điện có kích thước 15 x 32 mét vuông. Xung quanh chính điện cũng có được trang trí với 15 bức tranh được tạo từ năm 1958, được vẽ bằng sơn bột màu được gắn lên tường, mô tả về cuộc đời của Đức Phật Gautama, từ khi ngài ra đời cho đến khi đạt được niết bàn.

Tượng có kích thước lớn và thiết kế rất đẹp

Ngoài ra, trong chính điện du khách sẽ thấy một bức tượng Gautama lớn khắc hoạ Đức Phật đang ngồi trong tư thế thiền định trên một bông sen và một đĩa mặt trời phía sau đầu. Tất cả đều được chế tác bởi các nhà điêu khắc từ trường nghệ thuật Biên Hòa. Hơn nữa, tại đây, được bày tại vị trí cao hơn tượng Phật là một tháp ngọc trong hình lá bồ đề cũng giữ một thánh tích của Phật Gautamaz.

Là nơi ghé qua thường xuyên của phật tử

5. Một số hoạt động thường niên và các hoạt động đặc biệt của chùa Xá Lợi

  • Vào mỗi sáng chủ nhật và chiều chủ nhật từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều, tại chùa Xá Lợi sẽ giảng dạy Phật giáo và giáo lý Phật giáo.

  • Ngoài ra, với những ai yêu thích bộ môn thư pháp có thể tham gia vào các lớp thư pháp vào các ngày thứ Hai, thứ Ba và - Chủ Nhật hàng tuần.

  • Đặc biệt, chùa Xá Lợi sở hữu hơn 3000 cuốn sách trong thư viện và luôn mở cửa các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Năm cho các độc giả là người Việt Nam, còn nếu là người Trung Quốc thì thời gian mượn sách áp dụng từ thứ 6 đến Chủ Nhật. Tại đây, thư viện sẽ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng và 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều mỗi ngày trừ chiều chủ nhật và chiều thứ hai.

Hoạt động tặng chữ trong ngày lễ Vu Lan
Rất nhiều món đồ hay ho trong chùa

6. Những lưu ý khi đến tham quan

  • Bởi đây là nơi đền/chùa thiêng liêng, do vậy bạn nên mặc trang phục lịch sự, không hở hay phá cách.

  • Tới đây bạn chỉ nên thắp 1 nén hương/nén nhang để khấn bái, cầu nguyện. Tránh đốt và thắp nhiều hương.

  • Nếu bạn đi chùa vào những ngày lễ lớn, khi mà nơi đây trở nên đông đúc, bạn hãy luôn cẩn thận những món đồ có giá trị, đề cao cảnh giác để tránh và nên đeo túi/cặp ra phía trước.

  • Khi tới đây, không được xả rác bừa bãi và gây mất cảnh quan môi trường của ngôi chùa.

  • Khi chụp ảnh hoặc tham quan khuôn viên chùa, hạn chế sờ vào các hiện vật và cẩn thận và có ý thức giữ gìn các hiện vật của chùa.

Đây là địa điểm tâm linh đáng để ghé qua 1 lần

Cũng giống như các ngôi chùa/ đền sẽ tổ chức các hoạt động lễ Phật giáo như Phật, lễ hội ma, lễ hội đèn lồng và năm mới của người Việt, ngày giỗ của Bộ trưởng Chánh Trí Mai Thơ Truyền vào ngày 15 tháng 3 âm lịch và lễ Phật Đản vào tháng giêng âm lịch hàng năm.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến thăm quan chùa Xá Lợi sắp tới!


Nội dung

  • 1. Giới thiệu chung về chùa Xá Lợi
  • 2. Cách di chuyển đến chùa Xá Lợi
  • 3. Lịch sử ra đời của chùa Xá Lợi
  • 4. Nét đẹp kiến trúc văn hoá
  • 5. Một số hoạt động thường niên và các hoạt động đặc biệt của chùa Xá Lợi
  • 6. Những lưu ý khi đến tham quan
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678