Tham quan bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sài Gòn

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert28/02/2021

Bảo tàng Tôn Đức Thắng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành lập nhân ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng. Nếu có cơ hội đến đây, các bạn đừng quên ghé thăm bảo tàng để có thể tìm hiểu về chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của nhân dân Nam Bộ, niềm tự hào của nhân dân Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung.

Nôi dung

  • 1. Cách di chuyển đến bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 2. Vài nét về bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 3. Lịch sử hình thành của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 4. Bảo tàng Tôn Đức Thắng có gì đặc sắc?
  • 5. Một số di vật tiêu biểu tại bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 6. Các thành tích của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 7. Ý nghĩa lịch sử của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 8. Những điều cần chú ý khi đến thăm bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Điểm đến nổi bật

Bảo tàng Tôn Đức Thắng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành lập nhân ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng. Nếu có cơ hội đến đây, các bạn đừng quên ghé thăm bảo tàng để có thể tìm hiểu về chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của nhân dân Nam Bộ, niềm tự hào của nhân dân Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung.


Khu nghỉ dưỡng gần Sài Gòn


1. Cách di chuyển đến bảo tàng Tôn Đức Thắng

Không gian bên ngoài bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng Tôn Đức Thắng tọa lạc tại số 5, đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17km, là quãng đường không quá xa, vì thế bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều cách khác nhau.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng:

  • Từ Apricot Lounge: bus 03.

  • Từ Long Sơn Restaurant: bus 55 -> bus 56.

  • Từ chung cư Him Lam: bus 156 -> bus 56.

  • Từ Starbuck Coffee Panorama: bus 124.

  • Từ bến xe miền Tây: bus 02.

  • Từ THPT Nguyễn Hữu Huân: bus 12.

  • Từ KFC Co.op Mart Xa lộ Hà Nội: bus 55 -> bus 56.

  • Từ MOF Japanese Sweets & Coffee: bus 56.

  • Từ Prime Minister’s Sister Palace: bus 13 -> bus 88.

Những ga gần bảo tàng Tôn Đức Thắng nhất là:

  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng cách 52 mét, mất 1 phút đi bộ.

  • Công trường Mê Linh, cách 190 mét, mất 3 phút đi bộ.

  • Ngô Văn Năm, cách 281 mét, 4 phút đi bộ.

Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy để chủ động về thời gian và thuận tiện. Nếu là du khách đến thăm quan và vui chơi thì bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê xe máy theo ngày với giá 120.000 - 160.000 VND/ngày/xe.


2. Vài nét về bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng Tôn Đức Thắng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, học tập về bác Tôn của nhân dân cả nước - một vĩ nhân ưu tú, một người kế thừa sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ vì bác Tôn là người con của miền Nam mà còn vì ý nghĩa đặc biệt của phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX khi Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời, luôn gắn liền với tên tuổi Tôn Đức Thắng, người tham gia tổ chức Công hội bí mật.

Bảo tàng trưng bày những hiện vật về Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Bảo tàng này còn là nơi tái hiện lại từng giai đoạn lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp bất khuất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bác là người duy nhất tham gia phản chiến trên chiến trạm tại biển đen trong những năm 1917, ủng hộ hết mình công cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa đến cách mạng tháng mười Nga hoàn toàn thắng lợi.


3. Lịch sử hình thành của bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng được ra đời vào ngày 18/05/1988 với tên gọi ban đầu là “Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”, được giao cho Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Nhưng đến 13/08/1990, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.


Đây là Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng

4. Bảo tàng Tôn Đức Thắng có gì đặc sắc?

Khối công trình chính của bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước kia, sau đó được cải tạo, sửa sang thành công trình bảo tàng. Hiện nay bảo tàng có 5 phòng trưng bày với diện tích 700m2, từng phòng trưng bày đã thể hiện được khái quát, sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của bác Tôn qua trên 17.000 hiện vật cùng những tài liệu và hình ảnh, tư liệu và phim tư liệu,... Cụ thể bảo tàng được chia làm các khu vực sau:


4.1. Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là khu vực mà bảo tàng trưng bày bộ sưu tập “Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” với 50 đầu hiện vật do bảo tàng Hồ chí Minh trao tặng nhân lễ tưởng niệm 37 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/03/1980 - 30/03/2017). Thông qua bộ sưu tập vừa phong phú về nội dung, vừa đa dạng về loại hình, chất liệu đã nói lên tình cảm của đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đối với bác Tôn.

Những hiện vật liên quan đến bác Tôn Đức Thắng
Những tài liệu được ghi chép lại

4.2. Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 - 1960)

Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 - 1960)

Với hơn 60 hiện vật, tư liệu, hình ảnh được trưng bày đã giúp cho công chúng hiểu hêm về bác Tôn và tri ân Người với vai trò là Phó ban và Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I, phòng trưng bày này được khai mạc từ 30/03/2016 nhân kỷ niệm 36 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Bảo tàng thu hút được nhiều du khách

4.3. Bác Tôn với miền Nam

Đây là một trong những chuyên đề gồm những tác phẩm được trưng bày nhằm giới thiệu đến công chúng những cống hiến to lớn, vĩ đại, lớn lao của Bác với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Khu vực này kỷ niệm cho 35 năm ngày mất của Người (30/03/1980 - 30/03/2015) và kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (30/04/1975 - 30/04/2015).

Có thể nói rằng bác Tôn gắn liền với Miền Nam

4.4. Phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Phòng được thiết kế, trình bày theo phong cách văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Nam Bộ, hai bên vách có hai bức tranh sơn mài mô tả cảnh ngôi nhà sàn nơi bác Tôn sống trong thời thơ ấu. Hàng năm, vào các ngày kỷ niệm ngày sinh, tưởng niệm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các ngày lễ lớn của dân tộc, các ban ngành đoàn thể của thành phố đều đến đây dâng hương tưởng niệm Người.

Nơi tưởng niệm đến Bác Tôn Đức Thắng

4.5. Các phòng trưng bày thường trực

Phòng trưng bày “ Cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng”

Nơi đây trưng bày theo những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Tôn theo tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn cận hiện đại.

Phòng trưng bày “15 năm tù Côn Đảo”

Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian trong suốt 15 năm ngục tù Côn Đảo. Những câu chuyện về Tôn Đức Thắng ở hầm xay lúa mãi mãi minh chứng cho tinh thần bất khuất của người cộng sản.

Phòng trưng bày “Bác Tôn tại ATK - Việt Bắc”

Trong thời gian sống và hoạt động tại khu Việt Bắc, bác Tôn đã đặt nền tảng cho sức sống của thi đua yêu nước và trở thành chính sách lớn, là hạt nhân đoàn kết dân tộc tại đây. Hoạt động của Bác tại chiến khu gắn liền với giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX, vì thế thu trưng bày thường trực này đã có những hình ảnh và hiện vật mô tả ngôi nhà sàn và những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của bác Tôn.

Phòng trưng bày tài liệu liên quan đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Phòng trưng bày “Bác Tôn qua các tác phẩm mỹ thuật”

Chân dung bác Tôn được khắc họa trở nên thật sống động, độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có các chất liệu mang hương vị quê hương như: hạt lúa, hạt mè, gốm, sứ,... bằng đôi bàn tay khéo léo, tâm huyết và tấm lòng của các cá nhân, tập thể hay các nghệ nhân được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm mỹ thuật được trưng bày tại đây.

Ngoài ra, tại bảo tàng Tôn Đức Thắng còn có các chuyên đề mở rộng có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Tôn như: Viên ngọc Côn Sơn; Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới; tuyển tập ảnh “Hiện vật về chủ tịch Tôn Đức Thắng” gồm 74 ảnh, “Bác Tôn và quê hương An Giang”; Chuyện giáo dục gia đình qua những bức thư,... và nhiều chuyên đề khác. Nơi đây còn thực hiện và phát hành các chương trình ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện về bác Tôn, tổ chức các buổi nói chuyện, tìm hiểu và học tập gương sáng của bác Tôn cho các em học sinh,...

Những bức trang tái hiện lại

5. Một số di vật tiêu biểu tại bảo tàng Tôn Đức Thắng

Ngôi nhà thời niên thiếu tại cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang).

Hình ảnh người thanh niên Tôn Đức Thắng năm 18 tuổi lên sài Gòn học việc và làm thợ máy.

Chiếc rương gỗ dùng trong thời gian là học sinh trường Cơ khí Á Châu.

Những sự kiện kéo cờ phản chiếu ở biển đen, sáng lập Công hội và lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn những năm 1920.

Hình ảnh hầm xay lúa nơi người cặp - rằng Hai Thắng.

Bố ghế ngồi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

6. Các thành tích của bảo tàng Tôn Đức Thắng

Từ khi thành lập đến nay đã phục vụ và chào đón hơn 1.500.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Năm 1995, bảo tàng được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2001, bảo tàng được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 2011, được đề xuất tặng Huân chương Lao động hạng Hai.


7. Ý nghĩa lịch sử của bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân lao động Sài Gòn. Việc xây dựng bảo tàng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bồi dưỡng và nâng cao niềm tự hào dân tộc cho toàn thể nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Bảo tàng này là nơi duy nhất giới thiệu khá chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng để từ đó giúp ta lấy Ngài làm tấm gương để học tập và noi theo.

Bảo Tàng là nơi đáng đến thử 1 lần

8. Những điều cần chú ý khi đến thăm bảo tàng Tôn Đức Thắng

  • Bảo tàng có khung giờ mở cửa như sau: Sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

  • Bảo tàng đóng cửa ngày thứ hai hàng tuần.

  • Bảo tàng miễn phí vé tham quan, gửi xe đối với tất cả các đối tượng.

  • Khi bảo tàng quá đông thì cần phải tham quan theo lộ trình để tránh ách tắc.

  • Tuân theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên khi tham quan bảo tàng.

  • Không đem theo đồ ăn, chất lỏng, chai lọ, chất cấm vào các khu vực trưng bày chuyên đề.

  • Đi nhẹ, nói khẽ, không cười lớn, mất trật tự, gây ồn ào ảnh hưởng đến những khách tham quan khác.

  • Không tự ý xả rác bừa bãi, gây mất mỹ quan và vệ sinh chung.

Nếu bạn là người thích tìm hiểu về lịch sử, chiêm ngắm những hiện vật để làm sống dậy những hình ảnh của các thời kỳ hào hùng trong quá khứ thì hãy đến bảo tàng Tôn Đức Thắng nhé, chắc chắn nơi đây sẽ không làm bạn thất vọng.


Nội dung

  • 1. Cách di chuyển đến bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 2. Vài nét về bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 3. Lịch sử hình thành của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 4. Bảo tàng Tôn Đức Thắng có gì đặc sắc?
  • 5. Một số di vật tiêu biểu tại bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 6. Các thành tích của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 7. Ý nghĩa lịch sử của bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • 8. Những điều cần chú ý khi đến thăm bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)