Thánh địa Mỹ Sơn - Khám phá vẻ đẹp vượt thời gian

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert12/10/2022

Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản thế giới tân thời và hiện đại. Chắc chắn đây sẽ là một địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn dành cho những người yêu thích lịch sử bởi nó sẽ đánh thức bạn bằng những kiến trúc ngoạn mục của những tàn tích cổ xưa huy hoàng của các Đế vương Champa xưa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẹo để tham quan quần thể di tích Mỹ Sơn và cách làm thế nào để tận dụng tối đa nó.

Nôi dung

  • 1. Lịch sử hình thành của Thánh địa Mỹ Sơn
  • 2. Thánh địa Mỹ Sơn – Nền kiến trúc đáng kinh ngạc trong nhiều thế kỷ
  • 3. Các cách di chuyển đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn
  • 4. Những điều cần lưu ý khi đến Thánh địa Mỹ Sơn
  • 5. Đến với Thánh địa Mỹ Sơn bạn cần làm gì và nên làm gì?

Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản thế giới tân thời và hiện đại. Chắc chắn đây sẽ là một địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn dành cho những người yêu thích lịch sử bởi nó sẽ đánh thức bạn bằng những kiến trúc ngoạn mục của những tàn tích cổ xưa huy hoàng của các Đế vương Champa xưa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẹo để tham quan quần thể di tích Mỹ Sơn và cách làm thế nào để tận dụng tối đa nó.


Tour nổi bật


1. Lịch sử hình thành của Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể đền thờ Hindu, là thủ đô chính trị và tôn giáo của Vương quốc Champa. Nơi đây cũng là một trong những quần thể kiến trúc Champa lớn nhất tại Việt Nam và cũng là một trong những địa điểm quan trọng của Đông Nam Á. Khu bảo tồn Mỹ Sơn được bao quanh bởi những dãy núi và rừng xanh tươi tốt ngang tầm với một pháo đài giữa rừng rậm, là nơi mà các vị vua, các linh mục cao cấp bước vào giao tiếp với thần linh.

Khu phức hợp này được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIV sau công nguyên. Chúng được xây dựng từ gạch nung, phù điêu đá sa thạch, cột đá và được dính lại với nhau bằng một chất liên kết đến nay vẫn chưa xác định được. Mục đích của các ngôi đền này là để thờ thần Shiva của đạo Hindu. Tuy nhiên, do sự xâm chiếm của Vương quốc Cổ đại – Đại Việt thì những ngôi đền đã bị bỏ hoang và được đánh thức vào năm 1889 nhờ một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp. Sau đó, đến năm 1903 địa điểm này bắt đầu được khai quật, có tới 71 công trình được tìm thấy và khôi phục. Thật không may, trong chiến tranh Mỹ thả bom bắn phá Việt Nam nên phần lớn quần thể di tích Mỹ Sơn đã bị phá hủy.


2. Thánh địa Mỹ Sơn – Nền kiến trúc đáng kinh ngạc trong nhiều thế kỷ

Nền kiến trúc đáng kinh ngạc trong nhiều thế kỷ

Không phải tự nhiên mà Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng được yêu thích nhất. Nó thu hút một lượng khách đông đảo đến tham quan không chỉ bởi ý nghĩa lịch sử của nó mà còn bởi phong cách kiến trúc và tôn giáo đặc trưng đáng kinh ngạc. Các công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật của các lăng mộ ở Mỹ Sơn mang ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ giáo thể hiện sự phát triển của văn hóa Champa qua từng thời kỳ. Người Chăm sử dụng các ngôi đền làm nơi thờ cúng và chôn cất một số vị vua của họ ở đó nhằm thể hiện sự sùng kính của họ với vị thần Shiva được mô tả trên các ngôi đền tượng trưng như một Linga dưới hình dạng con người.

Cấu trúc của những ngôi đền trong quần thể di tích rất đơn giản: mái nhà dày và lớn hơn nhiều so với nền móng, do là nơi thờ cúng nên thường không có cửa sổ, do đó nội thất khá tối., thích hợp cho các pháp sư giao tiếp với thần linh. Điều khiến chúng ta đáng chú ý nhất có lẽ là cấu trúc thực tế của những ngôi đền, nếu nhìn kỹ hơn, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng một số viên gạch đã được phủ rêu, một số khác lại có màu đỏ. Bạn nghĩ cái nào là bản gốc và cái nào mới? Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về sự thật của những bức tường cũ hàng ngàn năm tuổi bởi người Chăm biết rất rõ kỹ thuật bắn gạch và bằng chứng về kỹ năng tuyệt vời của họ ở ngay trên những bức tường kia. Vì vậy, trong khi những viên gạch mới từ việc cải tạo thay đổi màu sắc thì những viên gạch ban đầu vẫn giữ nguyên màu đỏ của chúng, ngay cả bây giờ cũng vẫn thế. Sau chiến tranh chỉ còn lại 17 công trình đền tháp còn sót lại và quốc tế đã thực hiện bảo tồn địa điểm này từ năm 1975.

Khu bảo tồn Mỹ Sơn được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á và không có hình ảnh hay video nào mang lại cho bạn ấn tượng giống như một cuộc đi bộ thực tế trong khu vực. Sẽ thật đáng buồn biết bao nếu những bí mật và nghi thức của nơi này không được khám phá, vậy nên, đừng bỏ lỡ cơ hội!


3. Các cách di chuyển đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn

Về vị trí địa lý, Thánh địa Mỹ Sơn đều không quá xa so với Đà Nẵng và Hội An, chỉ khoảng 40km. Vì thế, nơi đây luôn được thêm vào trong hành trình du lịch Đà Nẵng hay Hội An của hầu hết các du khách. Đối với kế hoạch khám phá khu bảo tồn này thì hầu hết khách du lịch đều lựa chọn ở lại và khám phá hết các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng hoặc Hội An đầu tiên và sau đó mới tham quan Mỹ Sơn vào cuối hành trình.

3.1. Taxi

Bạn có thể di chuyển bằng grab hoặc taxi truyền thống. Taxi là cách nhanh nhất và dễ nhất để có thể đến Mỹ Sơn nhưng để đổi lấy tốc độ thì chi phí lại khá cao 700.000 – 800.000 VND cho một chuyến đi một chiều. Ngoài taxi, bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ di chuyển bằng xe máy công nghệ 4.0 như: Grab, Goviet, Be, Uber,… chí phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Nếu là một khách du lịch tiết kiệm thì đó là một lựa chọn vô cùng hợp lý.

Taxi

3.2. Xe bus

Từ Đà Nẵng bạn có thể bắt tuyến buýt số 06 xuất phát hàng ngày từ 5:30 sáng đến 5 giờ chiều, 30 phút sẽ có một chuyến và giá vé trong khoảng 8.000 – 30.000 VND. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chờ đợi và đi bộ đến các trạm buýt, nếu bạn không phải là một người kiên nhẫn và thích sự tự do thì không nên lựa chọn cách này.

Xe bus

3.3. Thuê xe máy

Một trong những cách được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây đó là bạn có thể thuê xe máy để tự di chuyển với chi phí chỉ từ 120.000 – 160.000 VND/ngày tùy thuộc vào loại xe và địa điểm thuê xe máy ở Đà Nẵng. Với cách này bạn có thể tự do tham quan, di chuyển, sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý và cũng có thể thử các giác phiêu lưu, nhưng bạn cần đảm bảo là có đủ sức khỏe cho những chuyến khám phá sau đó.

Thuê xe máy

3.4. Xe đạp

Bạn thích phiêu lưu, thích trải nghiệm? Di chuyển bằng xe đạp để đến Mỹ Sơn thì sao? Bạn có thể dễ dàng tìm được các cửa hàng cho thuê xe đạp giá cả phải chăng, chỉ dao động khoảng 150.000 VND/ngày. Đảm bảo rằng điện thoại của bạn có thể kết nối mạng internet để không bị lạc nhé. Tùy vào sức khỏe, khả năng của bạn và các điều kiện tác động khác, bạn có thể di chuyển quãng đường 42km từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn trong khoảng 1-2 giờ.

Xe đạp

3.5. Đặt tour du lịch

Cách thuận tiện nhất là đặt một tour du lịch, không chỉ giúp bạn trang trải tất cả các hậu cần mà còn cung cấp cho bạn những trải nghiệm không rắc rối và sâu sắc. Thông thường, Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ được kết hợp cùng với các tour du lịch Đà Nẵng hoặc Hội An. Tùy vào mỗi tour mà lịch trình có thể khác nhau, tuy nhiên đối với điểm đến này, thì tour du lịch trong ngày xuất phát từ 2 địa điểm trên là lựa chọn tốt hơn cả!


4. Những điều cần lưu ý khi đến Thánh địa Mỹ Sơn

Nếu lựa chọn một chuyến tham quan Mỹ Sơn tự túc thay vì một tour trọn gói thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Vé vào cổng đối với khách du lịch Việt Nam là 100.000 VND/vé, khách quốc tế là 150.000 VNĐ/vé, hơi bất công một tẹo cho người nước ngoài các bạn nhỉ?

  • Giờ mở cửa tham quan là từ 6:30 sáng đến 5 giờ chiều.

  • Đảm bảo bạn vào bảo tàng sau khi đi qua phòng vé. Bạn sẽ tìm thấy nhiều áp phích trên tường giải thích lịch sử của Mỹ Sơn, điều này sẽ giúp bạn đặc biệt nếu bạn có kế hoạch khám phá mà không có hướng dẫn chuyên nghiệp.

  • Sử dụng xe đưa đón điện miễn phí sẽ đón bạn tại nhà ga nằm phía sau cây cầu khi bạn ra khỏi bảo tàng trong vòng 10 phút mà không tốn sức.

  • Không có quy định cho trang phục khi đi quan di tích, ngoại trừ một cái gì đó mát mẻ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời gian chuyến thăm của bạn, bạn có thể chuẩn bị quần áo phù hợp. Nếu bạn đến thăm vào mùa hè và mùa xuân, hãy thử mặc một cái gì đó ngắn như áo phông và quần short. Vào mùa thu và mùa đông, nếu không quá lạnh, bạn chỉ cần mặc những gì thoải mái. Với những cô gái yêu thích chụp choẹt thì có thể lựa chọn những bộ váy boho, vintage với các gam màu trắng, đỏ, vàng chắc chắn sẽ có những bộ ảnh mê ly.

  • Xem thêm: Top 7 văn hóa lễ hội hấp dẫn khi đến Đà Nẵng


5. Đến với Thánh địa Mỹ Sơn bạn cần làm gì và nên làm gì?

Thánh địa Mỹ Sơn

Khi đến Thánh địa Mỹ Sơn, ghé thăm bảo tàng tìm hiểu về Vương quốc Champa là một hoạt động không thể bỏ lỡ. Tại đây, bạn sẽ có được những kiến thức chuyên sâu về văn hóa, lịch sử, phong cách kiến trúc nghệ thuật đậm chất của người Chăm với hơi hướng Ấn Độ giáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá kiến trúc hùng vĩ của các di tích cổ qua các khu lăng mộ còn sót lại qua các thời kỳ. Tùy vào việc khám phá của mình thì bạn có thể mất nửa ngày hoặc hơn để có thể hiểu rõ được đặc điểm của các tòa tháp nơi đây và bạn cũng có thể dành thời gian của mình vào việc tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, các phong tục của Chăm hay là những lịch sử về Vương quốc Champa hùng vĩ xưa kia qua các tác phẩm nghệ thuật, di tích, lăng mộ cổ. Nó có thể giúp bạn nhìn thấy quá khứ khi xưa một cách chân thực và rõ nét nhất đó.

Du khách có thể bị choáng ngợp bởi cách sắp xếp bố cục độc đáo. Tổng thể kiến trúc di tích Thánh địa Mỹ Sơn có thể được chia làm bốn khu vực là: A, B, C, D. Cách chia này vừa hợp yếu tố phong thủy, lại vừa khiến cho cả quần thể không bị xé lẻ mà vẫn hài hòa, thống nhất với nhau với khu Thánh địa có nhiều cụm tháp, mỗi cụm tháp thường có một tháp chính gọi là Kalan ở giữa nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga hay linh tượng của thần Shiva. Điểm đặc biệt là các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về hướng Đông để nhận ánh sáng mặt trời. Và thường thì mỗi tòa tháp đều có chứng năng riêng trong văn hóa Champa.

Bên cạnh việc khám phá kiến ​​trúc, bạn có thể ngắm nhìn một chút cảnh quan ở đây. Có hai dãy núi đẹp bao quanh Thánh địa Mỹ Sơn cung cấp nguồn nước lưu vực cho sông Thu Bồn. Do đó, vị trí thánh địa Mỹ Sơn có một ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, du khách không chỉ được tham quan quần thể các kiến trúc đền tháp Chămpa mà còn được tận mắt chứng kiến điệu múa Apsara với những cô gái Chăm trong trang phục sặc sỡ, đôi tay búp măng thể hiện các điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển bên trống Paranưng và tiếng khèn Saranai sẽ khiến bạn không thể giời mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ lỡ lễ hội Katê. Nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trong lễ hội này như: lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê,… cùng với những màn giao lưu các nhạc cụ Chăm sẽ tạo cho bạn một chuyến đi cực kì thích thú.

Thánh địa Mỹ Sơn có đáng để ghé thăm không? Nhìn chung, nó là một gợi ý hoàn hảo cho bất cứ ai yêu thích lịch sử và kiến ​​trúc. Nếu bạn là người ở Đà Nẵng hoặc Hội An và muốn tìm một tour du lịch trong ngày tuyệt vời thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời bởi nơi đây sẽ đem đến cho bạn những cảm giác mới lạ, kích thích trí tò mò của bạn bằng sự huyền bí của riêng nó. Thời gian qua đi, tuy các kiến trúc có phần mai một nhưng chắc chắn những giá trị, nét đẹp văn hóa mà quần thể này đem lại sẽ trường tồn cùng thời gian, sống mãi trong tâm trí khách thăm quan.

Nội dung

  • 1. Lịch sử hình thành của Thánh địa Mỹ Sơn
  • 2. Thánh địa Mỹ Sơn – Nền kiến trúc đáng kinh ngạc trong nhiều thế kỷ
  • 3. Các cách di chuyển đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn
  • 4. Những điều cần lưu ý khi đến Thánh địa Mỹ Sơn
  • 5. Đến với Thánh địa Mỹ Sơn bạn cần làm gì và nên làm gì?

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 968 368 678(8h - 24h)