Bùi Nhật Lệ
Travel Expert28/02/2021Nhắc đến Huế là nhắc tới sự lãng mạn với những buổi chiều lá vàng rơi, với dòng sông Hương thơ mộng hững hờ. Khi mùa Đông đến, Huế trở nên trầm lặng, lạnh giá hơn... Thế nhưng sự đầm ấm vẫn lan tỏa với điệu hò man mác giữa dòng Hương, với dòng người ngược xuôi Đông Ba, Gia Hội, những món ăn làm ấm lòng người lữ khách xa… Văn hóa lễ hội Huế - Nét hội tụ tinh hoa văn hóa thế giới – Nét đẹp cổ kính và thần bí khiến ta muốn khám phá mãi.
Nhắc đến Huế là nhắc tới sự lãng mạn với những buổi chiều lá vàng rơi, với dòng sông Hương thơ mộng hững hờ. Khi mùa Đông đến, Huế trở nên trầm lặng, lạnh giá hơn... Thế nhưng sự đầm ấm vẫn lan tỏa với điệu hò man mác giữa dòng Hương, với dòng người ngược xuôi Đông Ba, Gia Hội, những món ăn làm ấm lòng người lữ khách xa… Văn hóa lễ hội Huế - Nét hội tụ tinh hoa văn hóa thế giới – Nét đẹp cổ kính và thần bí khiến ta muốn khám phá mãi.
Huế vốn nổi tiếng là xứ sở của thi ca và nhạc họa. Nơi đây từ lâu đời đã hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch độc đáo, mang giá trị cao về tinh thần gồm: khám phá lăng tẩm, cung điện, đền chùa, rừng núi, sông nước, biển đảo, đầm phá, làng quê... kết hợp cùng nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc.
Mỗi mùa sẽ du khách sẽ được cảm nhận những trải nghiệm và khám phá thú vị riêng. Mùa xuân, Huế ban phát cho con người vẻ đẹp bừng sáng, kiêu hãnh với mai vàng khoe sắc chốn hoàng cung, lớp ngói lưu li vàng óng ả của những tòa cung điện cổ kính rêu phong vẫn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn về thời quá vãng xa xôi. Mùa hạ, Huế lại rực rỡ với sắc màu hoa phượng, rộn ràng với hội biển Lăng Cô, thong dong với khung trời Bạch Mã. Nhắc đến Huế là nhắc tới sự lãng mạn với những buổi chiều lá vàng rơi, với dòng sông Hương thơ mộng hững hờ. Khi mùa Đông đến, Huế trở nên trầm lặng, lạnh giá hơn... Thế nhưng sự đầm ấm vẫn lan tỏa với điệu hò man mác giữa dòng Hương, với dòng người ngược xuôi Đông Ba, Gia Hội, những món ăn làm ấm lòng người lữ khách xa…
Tất cả vẻ đẹp ấy đều để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng mỗi du khách khi có dịp tới thăm Huế. Bởi ở đó có những nét hội tụ tinh hoa văn hóa thế giới để du khách có thể khám phá những vẻ đẹp Việt Nam tiềm ẩn.
Một giá trị khác của văn hóa lễ hội Huế không thể không kể đến đó chính là văn hóa Phật giáo. Huế vốn được mệnh danh là kinh đô Phật giáo của Việt Nam với rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ, để tạo nên dòng văn hóa, tiêu biểu cho nền di sản văn hóa Huế. Về hệ thống chùa chiền, Huế có đầy đủ các loại hình chùa ở Việt Nam gồm: tổ đình như tổ đình Từ Hiếu, quốc tự như quốc tự Thiên Mụ, quốc tự Diệu Đế đến hàng trăm Niệm Phật đường, tổ đình Từ Đàm;. Có thể nói hệ thống chùa Huế mang đầy đủ tính chất cung đình và dân gian, được thể hiện bằng các quốc tự và Niệm Phật đường. Không chỉ có các chùa thuộc Bắc tông, Huế còn có các chùa thuộc Nam tông như chùa Tăng Quang, Thiền Lâm Huyền Không, Huyền Không Sơn Thượng. Không chỉ vậy, hiện Huế còn có cả Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.
Văn hóa lễ hội Huế vẫn đang được bảo tồn và phát triển với nhiều phương thức, trong đó phải kể tới đó là Festival Huế và Festival nghề truyền thống Huế. Đây là hai lễ hội mang đậm thương hiệu Huế. Ngoài ra đặc trưng của văn hóa Huế còn được thể hiện đậm nét qua các sản phẩm lưu niệm như: áo dài, diều Huế, hoa sen giấy, nghệ thuật Trúc Chỉ, đèn lồng Cố Đô, nón bài thơ, tranh thêu XQ, pháp lam Huế,…
Không ồn ào như nhiều lễ hội khác, Huế luôn giữ trọn vẻ đẹp trang nhã và yên bình, thể hiện qua các lễ hội dân gian truyền. Ở đó, nét đẹp lễ hội xa xưa vẫn được giữ gìn nhưng vẫn đi theo đúng tinh thần của thời đại.
Khi mùa xuân đến trở về các làng quê đất Cố đô, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa để cùng hòa chung niềm vui ngày hội. Trong đó không thể không kể đến như các lễ hội đu tiên ở Điền Hòa, vật Thủ Lễ ở xã Quảng Phước (Quảng Điền), lễ hội đền Huyền Trân Công chúa (phường An Tây, TP. Huế), vật làng Sình ở Phú Mậu (Phú Vang)... Tất cả đều còn giữ nguyên nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh đã tồn tại hàng trăm năm qua. Mỗi lễ hội đều thể hiện nét đẹp văn hóa, với mơ ước mang những điều may mắn tới mọi người.
Những người tham gia lễ hội với mong muốn trước tiên là tỏ bày lòng thành kính về mặt tâm linh, sau đó là để cầu chúc bình an cho gia đình và người thân mọi điều tốt lành, không quá nặng nề chuyện cầu danh, cầu lộc, tiền tài... Ở những chùa chiền, nơi tổ chức các lễ hội ở Huế không có các hoạt động với tính chất dị đoan, hay đốt vàng mã với số lượng lớn. Hầu hết các du khách đều khá hài lòng với cách triển khai chương trình của ban tổ chức.
Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cũng từng lý giải về nét đẹp văn hóa lễ hội Huế. Theo ông, lễ hội Huế thường gói gọn ở phạm vi nhỏ và không có sự trục lợi trong từng lễ hội, không có tình trạng tranh giành cướp lộc diễn ra, không gây ra sự phản cảm. Vì thế có thể đánh giá rằng văn hóa lễ hội Huế ngày càng giúp con người học cách ứng xử tốt đẹp với nhau, góp phần tạo nên không gian văn hóa mang tính tâm lý, nhân văn. Có thể nói, Huế là nơi tập trung nhiều lễ hội và vấn đề tổ chức được triển khai rất tốt. Để làm được điều đó không thể không kể đến công sức của người dân xứ Huế đã gìn giữ được nếp thuần phong mỹ tục, thêm nữa là tinh thần tự giác. Ngoài ra, sở cũng thường xuyên phối hợp các đơn vị chức năng nhằm thời chấn chỉnh và xử lý sai phạm diễn ra trong suốt lễ hội.
Hãy yêu Huế theo cách riêng của bạn, để những giá trị văn hóa truyền thống ấy sẽ mãi là "bàn đạp" vững chắc để ta hướng đến những gì hiện đại còn chờ phía trước. Để ta còn tự hào là một con người Việt Nam luôn yêu quý và gìn giữ văn hóa lễ hội Huế - Những giá trị lâu đời mà ông cha ta để lại.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn