Top 15 món đặc sản mua về làm quà xứ Huế

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Nếu bạn muốn rời khỏi phố thị vội vã, đông đúc thì nên tìm đến với thành phố Huế nằm ngay giữa dải đất hình chữ S, luôn gắn liền với vẻ đẹp cổ kính, đằm thắm và nhẹ nhàng. Đây từng là cố đô, cũng là địa điểm duy nhất trên toàn đất nước Việt Nam có màu sắc đặc trưng - màu tím mộng mơ. Huế được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp của biển, sông, núi, đèo,... và được bàn tay con người tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo, những di tích xưa cũ. Không những thế, Huế còn sở hữu rất nhiều đặc sản thú vị, đặc sắc để mang về làm quà. Hãy cùng chúng tôi khám phá những đặc sản đó nhé!

Nôi dung

  • 1. Trà Cung Đình Huế
  • 2. Mè xửng Huế
  • 3. Mắm tôm chua
  • 4. Mắm sò Lăng Cô
  • 5. Hạt sen
  • 6. Nem và tré
  • 7. Kẹo cau
  • 8. Dầu tràm
  • 9. Nón lá
  • 10. Tranh thêu tay
  • 11. Bưởi Thanh Trà
  • 12. Bánh đậu xanh trái cây
  • 13. Trà vả
  • 14. Rượu Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương
  • 15. Phấn nụ hoàng cung

Nếu bạn muốn rời khỏi phố thị vội vã, đông đúc thì nên tìm đến với thành phố Huế nằm ngay giữa dải đất hình chữ S, luôn gắn liền với vẻ đẹp cổ kính, đằm thắm và nhẹ nhàng. Đây từng là cố đô, cũng là địa điểm duy nhất trên toàn đất nước Việt Nam có màu sắc đặc trưng - màu tím mộng mơ. Huế được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp của biển, sông, núi, đèo,... và được bàn tay con người tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo, những di tích xưa cũ. Không những thế, Huế còn sở hữu rất nhiều đặc sản thú vị, đặc sắc để mang về làm quà. Hãy cùng chúng tôi khám phá những đặc sản đó nhé!


1. Trà Cung Đình Huế

Trà Cung Đình Huế

Trà Cung Đình Huế là một đặc sản cực kỳ tốt cho sức khỏe bởi thành phần của nó được chế biến từ hơn 16 loại thảo dược thiên nhiên: Atiso, cúc hoa, cỏ ngọt, hoài sơn, đẳng sâm, đại táo, hồng táo, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa lài, hoa hòe, thảo quyết minh, khổ qua, kỷ tử, vối nụ, tim sen,...

Trà Cung Đình Huế là một đặc sản cực kỳ tốt cho sức khỏe

Mỗi thảo dược lại có một công dụng riêng, nên khi được dùng chung với nhau đã tạo nên một Trà Cung Đình có vô số lợi ích, có thể kể đến như: giảm cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ; giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol, bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, đẹp da, hết mụn. Ngoài ra, sản phẩm này còn tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận, đặc biệt rất thích hợp với phụ nữ.

1

Trà Cung Đình từng là một trong những ẩm thực xa hoa của Vua Chúa thời xưa. Hiện nay, người ta thưởng trà như một nét đặc trưng, một trải nghiệm mới mẻ ở thành phố Huế. Trà Cung Đình được phân làm nhiều loại: Loại dùng chung trong gia đình G8, G9, G10; Loại dùng cho cá nhân; Loại dùng cho phái nữ (trà cung đình Quý Phi); Loại dùng cho phái nam (trà cung đình Minh Mạng) và Trà Mẫu Hậu. Bạn có thể thưởng thức trà nóng, hoặc lạnh, tùy vào sở thích mỗi người nhưng chắc chắn là, dùng bằng cách nào thì nó cũng sẽ mang đến bạn một mùi vị cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

  • Trà Đức Phượng: Số 24 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế.

  • Trà Đình Vũ Di: Khu du lịch Thiên An, Hương Thủy, Huế.

  • Trung tâm đặc sản miền trung HAV: Số 26 Hà Huy Giáp, Vĩ Dạ, Thành phố Huế.


2. Mè xửng Huế

Mè xửng Huế

Mè xửng Huế được làm từ các nguyên liệu đơn giản, quen thuộc như: đường mạch nha, đậu phộng, mè, bột năng,... Qua bàn tay khéo léo của người làm mà tạo ra những miếng mè xửng màu vàng vuông vức, dày dặn. Khi ăn, mè xửng mang đến hương vị vừa béo vừa bùi của đậu phộng và mè rang, vị ngọt thanh của đường tan ngay trong miệng.

Nguyên liệu đơn giản, quen thuộc như: đường mạch nha, đậu phộng, mè, bột năng

Mè xửng là loại kẹo truyền thống ở Huế. Để thưởng thức trọn tất cả vị ngọt, dẻo, bùi của nó thì nhất định không thể thiếu một tách trà nóng. Giống như cái nhẹ nhàng, yên bình của Huế mà thưởng trà cùng mè xửng cũng phải thật chậm rãi, thong thả, nhâm nhi, ngắm nhìn phong cảnh và kể chuyện đời.

  • Mè xửng Thiên Hương: Số 20, Chi Lăng, Thành phố Huế.

  • Mè xửng Nam Thuận : Số 201, Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Huế.

  • Mè xửng Thành Hưng: Số 55 Hoàng Diệu, 270 Phan Bội Châu, 52 Phan Chu Trinh, Thành phố Huế.

  • Mè xửng sông Hương: số 33, Xuân 68, Thành phố Huế.

  • Mè xửng Thiên Trúc: Số 101, Ông Ích Khiêm, Thành phố Huế.


3. Mắm tôm chua

Mắm tôm chua

Huế là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều biển cả, đầm phá. Một trong những đặc sản mà người dân nơi đây tận dụng điều kiện thiên nhiên thuận lợi đó để chế biến là mắm tôm chua.

Ảnh sưu tầm

Mắm tôm chua có hương vị pha trộn giữa sự tươi ngon, mát lành của tôm, sự dẻo thơm của cơm nếp, vị cay, màu vàng đỏ nhạt của các gia vị như măng, riêng, tỏi,... Vì thế mà khi ăn, mắm tôm chua có đủ các vị từ chua, cay, ngọt, bùi,... và có thể ăn kèm, dùng chung với rất nhiều món ăn, hoặc chỉ ăn với cơm trắng thôi cũng đã rất hao cơm rồi đó. Đây cũng là đặc sản mà các chị, các bà thường mua về sử dụng và làm quà.

Ảnh đẹp biển Ninh Chữ

Mắm tôm chua thường xuất hiện trong những bữa ăn gia đình tại Huế. Tùy vào từng mùa mà tôm dùng để chế biến cũng khác nhau, nhưng nhìn chung, loại tôm được lựa chọn rất kỹ càng, phải có màu đỏ đậm, còn tươi sống và kích thước vừa. Để làm ra mắm tôm chua cũng rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo của người làm, bởi, tôm phải được làm sạch, cắt đi những phần thừa, khử mùi tanh rồi tráng hoặc ngâm tiếp trong rượu trắng để tham gia vào quá trình lên men, giúp tôm mau chín và tăng mùi thơm của mắm, cho đến khi con tôm ửng đỏ và bay mùi rượu thì vớt ra để ráo.

Mắm tôm chua thường xuất hiện trong những bữa ăn gia đình tại Huế

Sau đó, tôm được trộn chung với hỗn hợp gồm cơm hoặc cơm nếp, măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng gọt bỏ phần vỏ rồi xắt rối hoặc thái chỉ, ớt trái xắt lát dài (hoặc xắt sợi), muối, một ít ớt bột Huế theo tỷ lệ vừa phải. Trong quá trình lên men, tôm sẽ tự tiết ra chất nước, hòa cùng với cơm hoặc cơm nếp để trở thành hỗn hợp mắm tôm chua dần trở nên sền sệt, chuyển màu và có mùi thơm.

Ảnh sưu tầm

Tôm chua là một loại mắm nêm nên để hương vị của nó ngon và thắm vị nhất thì nên dùng chung với thịt ba chỉ heo luộc thái mỏng và một ít đồ ăn kèm như: rau sống, dưa chuột, xoài,... (món bánh tráng cuốn thịt heo). Hoặc, đơn giản là ăn kèm với cơm nóng, bún. Tất cả đều rất đậm vị và thể hiện rõ tâm tình và sự tinh tế của người dân xứ Huế.

  • Tôm chua Trọng Tín: Số 21, Đặng Trần Côn, Thành Phố Huế.

  • Tôm chua Cô Ri: Số 184, Tăng Bạt Hổ, Thành Phố Huế.

  • Tôm chua Tấn Lộc: Số 39, Hai Bà Trưng, Thành Phố Huế.

  • Tôm chua Nhật Phi: Số 57, Đinh Công Tráng, Thành Phố Huế.

  • Chợ Đông Ba: Số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.


4. Mắm sò Lăng Cô

Mắm sò Lăng Cô

Ngoài mắm tôm chua thì một loại mắm nêm nữa được nhiều du khách yêu thích là mắm sò Lăng Cô. Để chế biến ra mắm sò thơm ngon thì đòi hỏi người bắt sò phải có sự bền bỉ, kiên trì (sò dễ bắt nhưng lâu và phải tùy thời điểm) và người làm phải có sự tỉ mẩn và đặt trọn cái tâm, công sức vào trong đó.

Sò được lựa chọn để làm nguyên liệu là những con sò tươi, chắc chắn, rồi tách được vỏ ra và rửa thật sạch các tạp chất bên trong. Sò sẽ được giã mịn với muối hột theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với ớt bột và riềng xắt nhỏ. Trong vòng khoảng 8 - 10 ngày, khi sò đã nổi lên trên và phần nước chuyển sang màu đục như màu mắm, tức là mắm đã chín và bạn có thể thưởng thức nó thật ngon lành.

Ảnh sưu tầm

Cũng giống như mắm tôm chua, mắm sò có thể ăn kèm với bún, cơm nóng dẻo. Hoặc, để ăn trọn hương vị thơm ngon nhất của nó có lẽ là dùng để chấm món bánh tráng cuốn thịt heo - một sự kết hợp hoàn hảo của vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo của thịt ba chỉ.

  • Chợ Đông Ba: Số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.

  • Dọc đường Quốc Lộ, thị trấn Lăng Cô – Phú Lộc – Huế.

  • Chợ Lăng Cô: Thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế


5. Hạt sen

Hạt sen

Vào khoảng tháng 4 đến tháng 9, khi mùa sen đến, mùi thơm của sen dịu nhẹ, ngào ngạt, thì hạt sen Huế lại trở thành thứ đặc sản thơm ngon, dẻo bùi, được cả người dân bản địa và khách du lịch đánh giá cao.

Ảnh sưu tầm

Hạt sen vốn được biết đến là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng, an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc, tốt cho những người thường xuyên mất ngủ, huyết áp thấp, hay đau đầu suy nhược cơ thể. Vậy, hạt sen Huế sở hữu điểm gì khác biệt so với hạt sen ở những nơi khác? Hạt sen Huế hạt đều màu trắng đục, khi nấu không bở, mềm ăn hơi dai. Hơn nữa, nó còn có vị thơm thoang thoảng và rất tự nhiên.

Hạt sen vốn được biết đến là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng, an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc, tốt cho những người thường xuyên mất ngủ, huyết áp thấp, hay đau đầu suy nhược cơ thể. Vậy, hạt sen Huế sở hữu điểm gì khác biệt so với hạt sen ở những nơi khác? Hạt sen Huế hạt đều màu trắng đục, khi nấu không bở, mềm ăn hơi dai. Hơn nữa, nó còn có vị thơm thoang thoảng và rất tự nhiên.

  • Chợ Đông Ba: Số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.

  • Chợ Bến Ngự: Phan Bội Châu, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế.


6. Nem và tré

Nem và tré

Nem và tré là hai món ăn khác biệt nhưng nguyên liệu và cách chế biến lại gần như là giống nhau. Điểm khác biệt cơ bản nhất là nem sử dụng nguyên liệu tươi, sống; còn tré sử dụng nguyên liệu đã chín. Đây đều là những món ăn quan trọng trong các bữa tiệc, dịp lễ, tết, cưới hỏi của người Huế, đồng thời là một món ăn bất hủ trên các bàn nhậu. Việc nem và tré luôn đi cùng với nhau không chỉ vì lý do trên mà có lẽ còn là vì bạn có thể tìm thấy nem trong những cửa hàng bán tré và ngược lại. Hãy mua cả hai loại này về để cùng so sánh hương vị nhé.

Tré

Nem Huế được làm từ các nguyên liệu và gia vị quen thuộc như thịt heo, bì heo, tỏi ớt, hạt tiêu… Các gia vị được xay nhỏ, rồi tất cả nguyên liệu hòa trộn vào nhau, được đóng gói trong lá chuối xanh mát và chỉ mất khoảng 2 - 3 ngày ủ chua là đã có thể thưởng thức món nem màu hồng vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn. Tré tuy không ủ chua, nhưng để thơm ngon thì buộc người ta thường phải làm theo cách thủ công truyền thống nên rất kỳ công và tỉ mỉ. Nem, tré có vị dai dai, ngọt, chua, cay hòa quyện lại với nhau, rất thích hợp để mang về làm quà.

  • Chợ Đông Ba: Số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.

  • Nem tré bà Ngôn: số 222, Nguyễn Sinh Cung, Thành phố Huế.

  • Nem tré Đông Ba Huế: số 25 Đào Duy Từ, Phú Bình, Thành phố Huế.


7. Kẹo cau

Kẹo cau

Kẹo cau có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua sự phát triển và sự sáng tạo trong chế biến của người dân xứ Huế đã tạo ra một nét đặc trưng riêng biệt, không giống với bất kỳ nơi nào và trở thành một đặc sản mang về làm quà không thể thiếu ở các chợ, quán tạp hóa,...

Ảnh sưu tầm

Kẹo cau trông giống như một miếng cau đã bị cắt nhỏ ra, với phần bên trong màu vàng nhạt, phần ngoài màu trắng và thường được gói trong lá chuối khô. Đây là loại kẹo dân dã, đưa bạn trở về với tuổi thơ của những con người xứ Huế. Giá thành của kẹo cực kỳ rẻ nên nếu có cơ hội, bạn hãy mua nó làm quà cho các bạn nhỏ ở nhà nữa nhé.

Ảnh sưu tầm

Kẹo cau cứng, nhưng ngọt ngào, chứa cả tâm tình của người dân nơi đây. Phần trong của kẹo làm từ nước đường đông đặc, phần ngoài làm từ hỗn hợp gạo và đường. Giống với những đặc sản khác, ăn kẹo cau cũng phải thật chậm rãi, ngậm từ từ để vị ngọt thấm dần vào trong miệng - cực kỳ kích thích vị giác. Cùng với đó, vị ngọt béo của kẹo mà kết hợp với vị nóng, đắng, chát của trà thì quả là một sự kết hợp hoàn hảo.

  • Kẹo gừng - Kẹo kéo - Kẹo cau: A17 Nguyễn Văn Thoại, Phường Phú Hậu, Thành phố Huế.

8. Dầu tràm

Dầu tràm

Dầu tràm được chế biến từ nguyên liệu chính là cây tràm gió, cụ thể hơn là lá tràm gió được chưng cất kỹ lưỡng. Dầu tràm có rất nhiều công dụng như: Chống lạnh, tránh gió, tránh ho, trị muỗi đốt, xua đuổi kiến rất hiệu quả. Dầu tràm sử dụng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ là rất tốt. Dầu tràm không mang tính chất nóng và không gây bỏng rát cho da.

Dầu tràm được chế biến từ nguyên liệu chính là cây tràm gió

Dầu tràm có màu trong, không đục, không váng, khi lắc thật mạnh sẽ sủi bọt và tan ngay sau đó (Đây cũng là dấu hiệu giúp bạn phân biệt dầu tràm thật và giả trên thị trường). Vì giá thành phải chăng nên dầu tràm còn được người dân địa phương sử dụng như loại thuốc trừ muỗi và các loại côn trùng rất hiệu quả.

Dầu tràm có màu trong, không đục

Chỉ cần thoa một chút dầu tràm trong nhà thì muỗi sẽ bay đi hết. Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà để vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà nhé.

  • Tinh Dầu Tràm Cung Đình Vỹ Dạ: Số 14 Thanh Tịnh, Vỹ Dạ, Thành Phố Huế.

  • Dầu tràm Hoa Nén: Số 123 Lê Ngô Cát, Thành phố Huế.

  • Dầu tràm Đan Viện Thiên An: Thủy Bằng, Hương Thủy, Thành phố Huế.

  • Dầu tràm Bé Thơ: Số 15, Xuân 68, Thành phố Huế.


9. Nón lá

Nón lá

Nón lá là biểu tượng đặc trưng của những con gái Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng. Nguyên liệu chính để tạo nên nón lá là: lá kè hoặc lá xanh. Nón lá có nhiều màu trắng vàng, và thương được các nghệ nhân vẽ, tô màu trông rất đặc sắc và bắt mắt. Nón lá toát lên một vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát cho những người con gái.

Nón lá là biểu tượng đặc trưng của những con gái Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng

Bạn có thể đến làng Tây Hồ nổi tiếng bên dòng sông Như Ý để tìm mua, tìm hiểu về cách làm nón lá cũng như nhìn ngắm bức tranh sinh hoạt bình dị của người dân địa phương. Người ta thường sử dụng nón lá để che mưa, che nắng, làm quà, chụp ảnh, hoặc đơn giản là phụ kiện đi kèm với những tà áo dài thướt tha. Ngoài ra, nón lá bài thơ thường được bày bán rất nhiều ở những lễ hội lớn của Huế.

  • Chợ Đông Ba: Số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.

  • Chợ Bến Ngự: Phan Bội Châu, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế.

  • Làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Huế.


10. Tranh thêu tay

Tranh thêu tay

Khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng là lúc các làng nghề thủ công dần mất đi vị thế vốn có. Nghề thêu tranh thủ công cũng là một trong số đó. Mua một bức tranh thêu kết tinh từ những thứ giản dị mà giàu nghệ thuật, vừa để trang trí nhà, vừa là cách ủng hộ, giữ gìn nghề truyền thống của người dân nước mình từ thời xa xưa.

Ảnh sưu tầm

Huế là nơi gốc, rễ của nghề thêu tranh, và để đạt được bức tranh có sự tinh tế và mang yếu tố mỹ thuật cao thì các nghệ nhân phải thật sự dày dặn kinh nghiệm và cực kỳ tài hoa. Tranh thêu được “vẽ” từ kim và những sợi chỉ màu sắc nên mỗi tác phẩm không chỉ là nghệ thuật mà còn chứa đựng sự tỉ mỉ và tâm hồn giản dị của những người thợ thêu.

  • Tranh Thêu Chữ Thập Lover Shop (Phòng tranh Bảo Long): Số 14, Dương Văn An, Thành phố Huế.

  • Tranh Thêu Chữ Thập Bàn Tay Việt: Số 36, Bến Nghé, Phú Hội, Thành phố Huế.


11. Bưởi Thanh Trà

Bưởi Thanh Trà

Với giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng, bạn đã có ngay một trái bưởi Thanh trà tươi, màu vàng chanh, căng bóng và hương thơm thoang thoảng. Mùi thơm của bưởi Thanh Trà không chỉ ở ruột mới có mà còn ở vỏ, lá, hoa. Thanh trà được trồng trên đất phù sa bồi đắp 2 bên dọc sông Hương nên những tép bưởi bên trong có vị ngọt thanh và mọng nước.

  • Phường Thuỷ Biều, Thành phố Huế.

12. Bánh đậu xanh trái cây

Bánh đậu xanh trái cây

Bánh đậu xanh trái cây thu hút các vị khách bởi hình dáng độc đáo, màu sắc bắt mắt của rất nhiều trái cây quen thuộc như: cam, táo, ớt chuông, khế, cà chua,... Loại bánh này trước đây chỉ được dùng để tiến Vua và cho giới thượng lưu. Hiện nay, bánh đậu xanh trái cây được sử dụng rộng rãi hơn trong các dịp cưới hỏi, cúng rằm, tiếp khách quý,...

Bánh đậu xanh trái cây

Nguyên liệu chính để làm bánh này là đậu xanh và rau câu nên rất giàu chất dinh dưỡng. Bánh có vị ngọt, bùi, mềm mịn của đậu xanh, khi ăn, bạn sẽ có cảm giác như bánh tan trên đầu lưỡi. Cắn một miếng bánh, nhấp một ngụm trà và thưởng lãm không gian yên tĩnh trong khu vườn Huế, không còn gì tao nhã hơn.

  • Bánh đậu xanh trái cây Cố Đô Huế: Cầu Cảm Thông, Phú Thượng, Phú Vang, Thành phố Huế.

  • Vọng Lục Bộ: Số 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Thuận Thành, Thành phố Huế.


13. Trà vả

Trà vả

Trà vả Huế được sản xuất hoàn toàn từ quả vả, không sử dụng thêm bất cứ loại phụ gia hay hương liệu nào khác nên cực kỳ tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch, ổn định đường huyết, chữa các bệnh về đường hô hấp, dạ dày,... Trà vả có hương vị đậm đà khó quên. Đặc biệt, sau khi uống hết nước trà thì bạn có thể ăn luôn xác trà nữa.

  • Địa chỉ: Số 70 Tịnh Tâm, Thành phố Huế.

14. Rượu Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương

Rượu Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương

Rượu cung đình Huế Nhất Dạ Đế Vương có giá khá cao nhưng “đắt xắt ra miếng” bởi đây được xem như một loại thuốc quý, đặc biệt dành cho quý ông, quý bà, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, nhức mỏi, bồi bổ khí huyết, tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực.

Ảnh sưu tầm

Rượu cung đình Huế có 2 loại là: Liên hoa huyết tửu và Hoàng triều ngự tửu - đều được chế biến cầu kỳ, công phu và phục chế lại theo công thức và toa thuốc được ghi chép bởi Thái Y Viện Triều Nguyễn. Rượu Cung Đình Huế Nhất Dạ Đế Vương được chế biến từ gạo lứt đỏ làng Chuồn ngâm với thang thuốc Minh Mạng Thang.

  • Địa chỉ: Số 24 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế.

15. Phấn nụ hoàng cung

Phấn nụ hoàng cung

Phấn nụ có hình nụ hoa vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Phấn nụ có nguyên liệu chính được làm từ cao lanh hảo hạng và không chứa những chất độc hại kết hợp với 10 vị thuốc bắc có công dụng dưỡng da cùng một số loài hoa có tác dụng làm mát da và tạo hương thơm vô cùng dễ chịu.

Phấn nụ có hình nụ hoa vô cùng tinh tế và đẹp mắt

Phấn nụ hoàng cung là món mỹ phẩm chỉ được sử dụng cho Hoàng hậu và những người trong dòng dõi hoàng cung thời xa xưa, chỉ có một số ít những cung tần được lựa chọn để bào chế và biết công thức chế biến. Vì thế mà hiện nay, phấn nụ được xếp vào trong những món mỹ phẩm nổi tiếng và cũng là kỳ bí nhất bởi rất ít người biết công thức làm ra nó.

  • Phấn nụ gia truyền bà Tùng: Số 34 Tô Hiến Thành, Thành phố Huế.

  • Cơ sở sản xuất phấn nụ Nhất Chi Mai: Số 101 Thái Phiên, Thành phố Huế.

  • Phấn nụ gia truyền cô Giàu: Lô 94, chợ Đông Ba, số 2, Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế.

Có thể thấy, những đặc sản tại Huế vô cùng thú vị và phong phú, từ những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho đến những quà lưu niệm bắt mắt, đậm chất truyền thống. Những đặc sản Huế nhìn chung đều toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng, yên bình như chính con người và mảnh đất nơi đây. Vì vậy, nếu chọn Huế thì điểm đến du lịch thì hãy mang một chút màu sắc Huế về làm quà cho những thân, bạn bè ở nhà nhé.

Nội dung

  • 1. Trà Cung Đình Huế
  • 2. Mè xửng Huế
  • 3. Mắm tôm chua
  • 4. Mắm sò Lăng Cô
  • 5. Hạt sen
  • 6. Nem và tré
  • 7. Kẹo cau
  • 8. Dầu tràm
  • 9. Nón lá
  • 10. Tranh thêu tay
  • 11. Bưởi Thanh Trà
  • 12. Bánh đậu xanh trái cây
  • 13. Trà vả
  • 14. Rượu Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương
  • 15. Phấn nụ hoàng cung

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678