08:00 - 17:00(Đang đóng cửa)
Số 81 đường Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Danh lam thắng cảnh
Bạn có thể đến chùa bất kỳ thời điểm nào vì danh lam thắng cảnh này mở cửa quanh năm chỉ trừ những ngày bão lũ hoặc dịch bệnh quá phức tạp mà bị yêu cầu đóng cửa. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Justfly thì bạn tránh đi vào tháng 10 đến tháng 12 vì đây là mùa mưa bão ở Đà Nẵng nên đường đi lên núi cực kì trơn trượt, mưa dầm dề cũng khiến cho chuyến đi của bạn khó lòng mà suôn sẻ như ý muốn.
Thay vào đó bạn nên đi đến đây vào mùa xuân lúc có tiết trời dịu mát, nắng nhẹ hoặc đi vào mùa hè là mùa cao điểm. Còn nếu bạn muốn kết hợp đi bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Non Nước thì nên đi vào tháng 5, 6, 7 nhé.
Cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Nam, bạn có thể dễ dàng đến chùa bằng 3 loại phương tiện dưới đây:
Đi xe máy thì bạn có thể chủ động về thời gian, lịch trình và chi phí cũng rẻ hơn. Nếu thuê xe thì bạn chỉ mất tầm 150.000VNĐ- 180.000VNĐ/ngày. Bạn cũng có thể đi về bất cứ lúc nào, nếu muốn thay đổi lịch trình thì cũng đơn giản. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 tuyến đường dưới đây:
Tuyến 1: Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Non Nước
Tuyến 2: Lê Văn Hiến – Non Nước
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình di chuyển thì có thể sử dụng Google Maps hoặc hỏi những người dân địa phương ở đây. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn
Hiện nay có tuyến xe buýt Đà Nẵng – Hội An đi từ bến xe trung tâm có đi ngang qua khu vực Ngũ Hành Sơn, bạn có thể bắt xe buýt để đi cho rẻ, chỉ 25k/ lượt. Xe có nhiều lượt chạy trong ngày, cứ cách 20 phút cho 1 chuyến. Xe có nhiều lượt trong ngày và cứ tầm 5h30 hằng ngày thì xe sẽ ngừng hoạt động.
Loại hình phù hợp cho các gia đình đi theo đoàn nhiều người. Đi taxi thì ít nắng nôi, lại rộng rãi và cực kỳ thoáng mát.
Hiện nay, giá vé vào Ngũ Hành Sơn gồm có 2 loại vé, 1 là vé vào cổng bao gồm tất cả các điểm tham quan trên ngọn Thủy Sơn, đã bao gồm chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai, động Huyền Không, tháp Xá Lợi, … 2 là vé tham quan động Âm Phủ, cụ thể như sau:
Điểm tham quan Ngũ Hành Sơn:
Điểm tham quan Động Âm Phủ:
Ngoài ra, ở Ngũ Hành Sơn còn bán vé đi thang máy lên núi, với giá 15,000 VNĐ/ lượt, 30,000 VNĐ/ khứ hồi. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không đủ leo núi thì nên đi thang máy cho tiện, mà đa phần mọi người thường đi bộ nhiều hơn mục đích là để ngắm cảnh, khi về thì mới đi thang máy cho nhanh.
Để mua vé, bạn chỉ cần đi vào khu vực Ngũ Hành Sơn là sẽ thấy điểm bán vé rất dễ dàng. Giá vé ở đây niêm yết, nếu trong đoàn có trẻ em hoặc là học sinh, sinh viên, bạn có thể mang theo giấy khai sinh hoặc là thẻ học sinh, sinh viên để được giảm giá.
Chùa được xây dựng lần đầu tiên năm 1630 với tên gọi là Tam Thai tự. Chùa được trụ trì bởi một vị thiền sư Trung Quốc tên là Hưng Liên theo Phật phái Bắc tông. Vào năm Minh Mạng 1825 ông cho xây dựng lại ngôi chùa này và thay đổi phần lớn diện mạo của ngôi chùa.
Diện mạo chùa có sự thay đổi lớn so với ban đầu nhờ trải qua nhiều lần trùng tu trong khoảng thời gian từ 1907 đến năm 1995. Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại. Hòa thượng Thích Trí Giác đã cho trùng tu chùa vào năm 1995, mặt xây hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Hiện tại chùa vẫn còn lưu giữ được tấm biển Tam Thai tự và tấm kim bài hình trái tim lửa khắc theo ngự bút của vua Minh Mạng và nội dung ca ngợi Phật pháp vô lượng từ bi phổ độ chúng sinh…
Chùa Tam Thai được xây dựng với kiến trúc gồm 3 tầng uy nghiêm, tráng lệ. Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai, tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai, tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai. Kiến trúc của chùa Tam Thai được thiết kế theo chữ Vương trong Hán Tự với nhiều đường nét mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Bên ngoài vào là cổng tam quan được làm theo kiểu lầu chuông lợp mái trông rất cổ kính.
Trung tâm sân chùa đặt cân đối pho tượng Phật Di Lặc có kích thước khá lớn, chạm khắc bằng đá sa thạch với dáng vẻ uy nghiêm. Đặc biệt các mái ngói ở chùa đều được xây dựng với hai lớp âm, dương, đỉnh chùa điêu khắc lưỡng long chầu nguyệt. Đây được xem là nét kiến trúc đặc trưng của kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn.
Các cột tiền sảnh có hình tượng rồng nối đuôi nhau. Hai bên sân là hành cung, nơi vua Minh Mạng cho xây dựng làm chỗ nghỉ ngơi mỗi khi đến vãn cảnh chùa. Hai bên vách tiền đường được tạc phù điêu là hai vị thần mà dân gian đúc kết sinh ra là để canh giữ chùa đó là Tả Phù và Hữu Bật. Chính điện chùa thờ Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí.
Nếu bạn đã ghé đến chùa Tam Thai, nhất định cũng đừng quên tạo một vài kiểu ảnh để lưu niệm. Dường như, mỗi ngóc ngách bên trong chùa đều rất đáng để lưu lại, từ cổng dẫn vào bậc thang lên chùa, cổng Tam Quan cổ kính cho đến toàn bộ cảnh chùa. Với lối kiến trúc cổ kính, xa xưa cùng với nét bí ẩn hứa hẹn sẽ cho ra những bức hình đậm chất nghệ thuật. Đâu cần phải đi đâu xa, ngay tại ngôi chùa Tam Thai này, bạn cũng có thể sống ảo ngợp trời rồi.
Một số điểm đến khác trong quần thể Ngũ Hành Sơn mà bạn có thể ghé thăm như:
Chùa Tam Thai là địa điểm thiêng liêng tại Đà Nẵng. Vậy trước khi đến với ngôi chùa này, bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây:
Lựa chọn trang phục lịch sự khi đến chùa đặc biệt là lễ chùa để đảm bảo sự thiêng liêng, tôn nghiêm nơi chốn cửa Phật.
Nếu bạn muốn chụp ảnh thì bạn chỉ nên chụp ảnh khuôn viên chùa, hạn chế chụp ảnh ở nơi thờ tự để giữ sự trang nghiêm của chùa.
Hãy giữ yên lặng, không tụ tập ồn ào ở nơi thờ tự.
Đoạn đường đi lên chùa khá nhỏ nên bạn cần hết sức cẩn thận.
Nên lựa chọn giày bệt để di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.
Bạn có thể mang theo đồ ăn đồ uống theo tuy nhiên hãy giữ gìn vệ sinh chung và hạn chế vứt rác bừa bãi. Ngoài ra nếu bạn muốn thưởng thức đặc sản Đà Nẵng thì bạn có thể tìm kiếm các quán ngon Đà Nẵng gần khu vực núi Ngũ Hành Sơn nhé.
Chùa Tam Thai hiện nay là một điểm đến thiêng liêng có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh. Nơi đây là chốn thiên thai của trần gian mà bất cứ ai cũng muốn đến để tìm hiểu để có những phút giây thư thái, bình yên. Justfly chúc bạn có một chuyến hành trình khám phá Đà Nẵng thật thú vị!
4 đánh giá
Chùa Tam Thai ở đâu?
Địa chỉ: Số 81 đường Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nên tới chùa Tam Thai khi nào?
Bạn có thể đến chùa bất kỳ thời điểm nào vì danh lam thắng cảnh này mở cửa quanh năm chỉ trừ những ngày bão lũ hoặc dịch bệnh quá phức tạp mà bị yêu cầu đóng cửa. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Justfly thì bạn tránh đi vào tháng 10 đến tháng 12 vì đây là mùa mưa bão ở Đà Nẵng nên đường đi lên núi cực kì trơn trượt, mưa dầm dề cũng khiến cho chuyến đi của bạn khó lòng mà suôn sẻ như ý muốn.
Thay vào đó bạn nên đi đến đây vào mùa xuân lúc có tiết trời dịu mát, nắng nhẹ hoặc đi vào mùa hè là mùa cao điểm. Còn nếu bạn muốn kết hợp đi biển Mỹ Khê, Non Nước thì nên đi vào tháng 5, 6, 7 nhé.
Cách di chuyển tới chùa Tam Thai?
Cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Nam, bạn có thể dễ dàng đến chùa bằng 3 loại phương tiện dưới đây:
Xe máy: Đi xe máy thì bạn có thể chủ động về thời gian, lịch trình và chi phí cũng rẻ hơn. Nếu thuê xe thì bạn chỉ mất tầm 150.000VNĐ- 180.000VNĐ/ngày. Bạn cũng có thể đi về bất cứ lúc nào, nếu muốn thay đổi lịch trình thì cũng đơn giản. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 tuyến đường dưới đây:
Tuyến 1: Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Non Nước
Tuyến 2: Lê Văn Hiến – Non Nước
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình di chuyển thì có thể sử dụng Google Maps hoặc hỏi những người dân địa phương ở đây. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn
Xe buýt: Hiện nay có tuyến xe buýt Đà Nẵng – Hội An đi từ bến xe trung tâm có đi ngang qua khu vực Ngũ Hành Sơn, bạn có thể bắt xe buýt để đi cho rẻ, chỉ 25k/ lượt. Xe có nhiều lượt chạy trong ngày, cứ cách 20 phút cho 1 chuyến. Xe có nhiều lượt trong ngày và cứ tầm 5h30 hằng ngày thì xe sẽ ngừng hoạt động.
Xe taxi: Loại hình phù hợp cho các gia đình đi theo đoàn nhiều người. Đi taxi thì ít nắng nôi, lại rộng rãi và cực kỳ thoáng mát.
Giá vé tham quan chùa Tam Thai?
Hiện nay, giá vé vào Ngũ Hành Sơn gồm có 2 loại vé, 1 là vé vào cổng bao gồm tất cả các điểm tham quan trên ngọn Thủy Sơn, đã bao gồm chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai, động Huyền Không, tháp Xá Lợi, … 2 là vé tham quan động Âm Phủ, cụ thể như sau:
Điểm tham quan Ngũ Hành Sơn:
Điểm tham quan Động Âm Phủ:
Ngoài ra, ở Ngũ Hành Sơn còn bán vé đi thang máy lên núi, với giá 15,000 VNĐ/ lượt, 30,000 VNĐ/ khứ hồi. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không đủ leo núi thì nên đi thang máy cho tiện, mà đa phần mọi người thường đi bộ nhiều hơn mục đích là để ngắm cảnh, khi về thì mới đi thang máy cho nhanh.
Để mua vé, bạn chỉ cần đi vào khu vực Ngũ Hành Sơn là sẽ thấy điểm bán vé rất dễ dàng. Giá vé ở đây niêm yết, nếu trong đoàn có trẻ em hoặc là học sinh, sinh viên, bạn có thể mang theo giấy khai sinh hoặc là thẻ học sinh, sinh viên để được giảm giá.
Cần lưu ý gì khi tới chùa Tam Thai?
Chùa Tam Thai là địa điểm thiêng liêng tại Đà Nẵng. Vậy trước khi đến với ngôi chùa này, bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây:
Lựa chọn trang phục lịch sự khi đến chùa đặc biệt là lễ chùa để đảm bảo sự thiêng liêng, tôn nghiêm nơi chốn cửa Phật.
Nếu bạn muốn chụp ảnh thì bạn chỉ nên chụp ảnh khuôn viên chùa, hạn chế chụp ảnh ở nơi thờ tự để giữ sự trang nghiêm của chùa.
Hãy giữ yên lặng, không tụ tập ồn ào ở nơi thờ tự.
Đoạn đường đi lên chùa khá nhỏ nên bạn cần hết sức cẩn thận.
Nên lựa chọn giày bệt để di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.
Bạn có thể mang theo đồ ăn đồ uống theo tuy nhiên hãy giữ gìn vệ sinh chung và hạn chế vứt rác bừa bãi. Ngoài ra nếu bạn muốn thưởng thức đặc sản Đà Nẵng thì bạn có thể tìm kiếm các quán ngon Đà Nẵng gần khu vực núi Ngũ Hành Sơn nhé.