07:30 - 17:00(Đang đóng cửa)
Số 02, đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng
Danh lam thắng cảnh
02363572935
btdkc@danang.gov.vn
https://chammuseum.vn/
Với bảo tàng Chăm thành phố Đà Nẵng thì bạn có thể tham quan vào tất cả các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, để chuyến tham quan thuận lợi và cũng dễ dàng tham quan, vui chơi ở tất cả các địa điểm khác của Đà Nẵng thì thời gian hoàn hảo nhất là từ tháng 4 đến đầu tháng 10 dương lịch hàng năm bởi khí hậu lúc này mát mẻ, trong lành, trời nhiều nắng và thời tiết dễ chịu.
Bạn có thể bắt đầu đến bảo tàng Chăm bằng xe bus với mức giá chỉ từ 5.000 VND đến 10.000 VND vô cùng tiết kiệm mà lại an toàn gần như tuyệt đối. Các tuyến xe bus sẽ xuất phát từ bến xe trung tâm Đà Nẵng và trung bình 20 – 30 phút sẽ có một chuyến nên rất tiện lợi và nhanh chóng.
Nếu bạn có ô tô hoặc xe máy thì hành trình di chuyển sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nếu bạn muốn đảm bảo an toàn hơn thì có thể thuê lái xe riêng. Bằng các phương tiện cá nhân này, bạn có thể chọn đi theo một trong hai lộ trình sau:
Giá vé bảo tàng Chăm cũng là một vấn đề được nhiều du khách quan tâm. Dưới đây là mức chi phí tham quan của bảo tàng có thể bạn sẽ cần:
Với số lượng những tư liệu và hiện vật khổng lồ, có rất nhiều hoạt động bổ ích và lý thú ở bảo tàng Chăm mà bạn có thể tham khảo như:
Với nhiều khu vực khai quật cũng như các gian trưng bày khác nhau, hơn 2000 cổ vật có giá trị thì dịch vụ thuyết minh sẽ rất bổ ích cho bạn, là nơi để bạn thoải mái và dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu kiến thức. Hầu hết nhiều hiện vật ở đây đều được làm từ đất sét hoặc đất nung, đồng, sa thạch đại diện cho nền văn hóa Chăm thời kỳ hưng thịnh với những nét chạm trổ hoa văn tinh tế nhất.
Nhờ vào dịch vụ thuyết minh với hướng dẫn viên hoặc audio mang theo mình, bạn sẽ được lắng nghe nhiều thông tin đắt giá về văn hóa Chăm xưa với những bức tượng thần Shiva, đài thờ Linga Yoni, tượng thần rắn Naga, vũ nữ Trà Kiệu, phù điêu Yaksa,… Tất cả đều có một câu chuyện thú vị riêng đang chờ đợi bạn khám phá.
Được xây dựng bởi người Pháp nên bảo tàng Chăm có phong cách Gothic đậm nét. Những mái vòm hoành tráng kết hợp với khung cửa sổ lớn đón nắng tạo thành không gian Pháp vừa cổ điển lại rất mực nho nhã. Từ đây mà bạn có thể thỏa sức đắm mình trong không gian thoáng đạt của bảo tàng và thả dáng sống ảo.
Không chỉ vậy, không gian trưng bày của bảo tàng còn chứa đựng nhiều hiện vật, tranh ảnh,… để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Cùng với đó phía bên ngoài là những khu vườn có nhiều cây xanh, hoa cỏ đua sắc thắm tạo thành không gian yên tĩnh, gần gũi và thư thái cho khách tham quan.
Bên cạnh số lượng lớn những món cổ vật hay hiện vật chạm trổ sắc sảo thời Chăm Pa thì bảo tàng Chăm còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật hoặc bảo vật quốc gia có giá trị cao. Trong đó, bạn sẽ có cơ hội mục sở thị 3 món cổ vật được xếp hạng quốc gia là Đài thờ Trà Kiệu, tượng Bồ Tát Tara và Đài thờ Mỹ Sơn E1. Tất cả những cổ vật vẫn giữ được nguyên trạng với nhiều nét trạm trổ tinh vi đến từng milimet sẽ làm bạn choáng ngợp đấy!
Cuối cùng, để giúp chuyến tham quan của bạn thật vui mà vẫn đảm bảo không có sai sót gì xảy ra, dưới đây là vài kinh nghiệm cũng như lưu ý khi tham quan bảo tàng bận cần nắm được:
Justfly hy vọng những kinh nghiệm tham quan bảo tàng Chăm thành phố Đà Nẵng trên đã khiến bạn hài lòng. Chúc cho bạn có một chuyến đi thật trọn vẹn, nhiều niềm vui cũng như gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích ở bảo tàng này!
4 đánh giá
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng ở đâu?
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tọa lạc giữa 54 ngã tư trung tâm thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng
Di chuyển đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng như thế nào?
Tọa lạc cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chưa đầy 3km, bạn có thể lựa chọn đến bảo tàng Chăm bằng các phương tiện xe máy, ô tô hoặc xe bus một cách dễ dàng. Đồng thời, du khách từ phố cổ Hội An cũng có thể đến bảo tàng nhanh chóng vì quãng đường chỉ chưa đầy 30km.
Đường đến Bảo tàng:
Từ sân bay: đến Bảo tàng khoảng 3 km.
Từ ga xe lửa: đến Bảo tàng khoảng 4 km.
Từ bến xe: đến Bảo tàng khoảng 10 km.
Từ bến cảng: đến Bảo tàng khoảng 12 km
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng mở cửa lúc mấy giờ?
Từ 7h30 đến 17h00 hàng ngày (kể cả các ngày Lễ, Tết).
Giá vé tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bao nhiêu?
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có dịch vụ thuyết minh không?
Có
Dịch vụ thuyết minh điện tử sử dụng tai nghe (Audio guide):
Bước 1: Truy cập vào hệ thống wifi tại Bảo tàng.
Bước 2: Mở trình duyệt web và truy cập địa chỉ: https://chamaudio.com
Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ (Việt, Anh hoặc Pháp) và hiện vật muốn nghe thông tin. Du khách có thể quét các mã code dán cạnh hiện vật hoặc theo trình tự tham quan được giới thiệu trong ứng dụng.
Dịch vụ thuyết minh cho đoàn:
Phục vụ cho các đoàn từ 05 người trở lên, bằng các ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.
Thời gian phục vụ: Từ 7h30 đến 11h00 và 14h00 đến 17h00 hàng ngày.
(Lưu ý: Bộ phận sẽ dừng nhận đoàn đăng ký tại quầy trước 10h00 trong buổi sáng và trước 16h00 trong buổi chiều để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc thuyết minh theo lộ trình).
Các đoàn có hướng dẫn viên đi cùng hoặc có yêu cầu hướng dẫn bằng tiếng Anh và Pháp, vui lòng liên hệ trước ít nhất 03 ngày.
Tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cần lưu ý những gì?
Tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, khách tham quan cần lưu ý những điếm sau:
Khách vào tham quan phải xuất trình vé tham quan Bảo tàng. Trang phục gọn gàng, lịch sự.
Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các chất độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác vào Bảo tàng.
Không mang hành lý có kích thước lớn vào Bảo tàng. Các loại hành lý xách tay trên 03 kg phải gửi tại quầy để hành lý (tiền và những vật phẩm có giá trị cao cần đem theo người).
Không hút thuốc, mặc áo mưa, ăn uống trong các phòng trưng bày. Giữ vệ sinh chung và bỏ rác đúng nơi quy định. Không bán hàng rong trong khuôn viên Bảo tàng.
Không mang theo băng rôn, biểu ngữ, vật nuôi vào Bảo tàng. Không gây ồn ào khi tham quan Bảo tàng.
Không sờ vào hiện vật, không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày hiện vật trong Bảo tàng.
Không sử dụng chân máy ảnh, đèn flash để chụp ảnh. Các chương trình quay phim, chụp ảnh đặc biệt phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bảo tàng.
Không tự ý tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ trong khuôn viên Bảo tàng khi chưa được sự cho phép của Lãnh đạo Bảo tàng.
Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả... trong khuôn viên Bảo tàng.
Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra tổn thất cho Bảo tàng.