Top 8 lễ hội lớn nhất Singapore thu hút khách du lịch

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert23/06/2023

Du Lịch Singapore được biết đến là một đất nước kế thừa và phát huy mạnh mẽ sự đa dạng và độc đáo của nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh việc mạnh mẽ nhất với cơ sở hạ tầng hiện đại và các trung tâm thương mại sầm uất, Singapore vẫn là một quốc gia giàu truyền thống và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Hàng năm, các lễ hội truyền thống ở Singapore vẫn được tổ chức trong không khí tưng bừng và cực kỳ sôi động. Vì vậy bạn nên một lần dành kỳ nghỉ lễ của mình ở vùng trời Singapore và sẽ tham dự được một trong những lễ hội đặc sắc ở đây nhé.

Nôi dung

  • 1. Hội đèn Giáng Sinh
  • 2. Tết Nguyên Đán
  • 3. Lễ Hari Raya Puara
  • 4. Lễ Phật Đản
  • 5. Lễ hội Thu hoạch Pongal
  • 6. Lễ hội Thaipusam
  • 7. Lễ hội thuyền rồng
  • 8. Lễ Deepanah

Du Lịch Singapore được biết đến là một đất nước kế thừa và phát huy mạnh mẽ sự đa dạng và độc đáo của nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh việc mạnh mẽ nhất với cơ sở hạ tầng hiện đại và các trung tâm thương mại sầm uất, Singapore vẫn là một quốc gia giàu truyền thống và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Hàng năm, các lễ hội truyền thống ở Singapore vẫn được tổ chức trong không khí tưng bừng và cực kỳ sôi động. Vì vậy bạn nên một lần dành kỳ nghỉ lễ của mình ở vùng trời Singapore và sẽ tham dự được một trong những lễ hội đặc sắc ở đây nhé.


Tour Singapore nổi bật


1. Hội đèn Giáng Sinh

Hội đèn Giáng Sinh

Lễ Hội Giáng Sinh Tại Singapore là một phong tục lâu đời được tổ chức hằng năm. Hội đèn Giáng Sinh là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch ở Singapore. Lễ hội được diễn ra từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm, là lễ hội lớn nhất trong năm của người người theo đạo Công Giáo. Đó sẽ là mùa của ngày hội mua sắm, giải trí với ánh đèn Giáng sinh lung linh và những món quà đầy thú vị được ông già Noel tặng cho trẻ em.

Trong dịp Giáng Sinh này khắp cả con đường Orchard được thắp đèn rực rỡ, tất cả bên đường được trang trí đẹp mắt với những cổng chào, đuôi nheo và chuông giáng sinh đẹp thu hút nhiều du khách và người dân đi bộ chiêm ngưỡng. Những cửa hàng và khách sạn thi nhau trang trí thật đẹp để đoạt danh hiệu "tòa nhà đẹp nhất". Trong các cửa hàng, vang lên giọng hát thiên thần của những bài hát mừng vì ở đó người ta tổ chức những sinh hoạt đặc biệt cho dịp lễ Giáng sinh.


2. Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một dịp lễ nổi bật tại Singapore, là lễ tết truyền thống tại đất nước Singapore để đón chào một năm mới. Tết nguyên đán tại Singapore có nhiều nét đặc điểm tương đồng so với những ngày tết ở Việt Nam bởi 80 % dân số Singapore là người Hoa. Theo truyền thống, lễ hội bắt đầu vào ngày đầu tiên và kết thúc vào ngày thứ 15 của tháng đầu tiên theo lịch Trung Hoa.

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie, diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tùy theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lý tưởng cho cả gia đình. Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sĩ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina. Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.


3. Lễ Hari Raya Puara

Lễ Hari Raya Puara

Hari Raya Puara là một trong 2 ngày lễ lớn của người Hồi Giáo ở Singapore. Vào ngày có trăng trong tháng Syawal (tháng 7 đến tháng 9), lễ hội đánh dấu ngày kết thúc của tháng Ramadan (18/06 đến 17/07) trong đạo Hồi.

Lễ hội thường diễn ra vào cuối tháng ăn chay và cầu nguyện Ramadan. Người Malaysia theo đạo Hồi ở Singapore, Hari Raya Puara là thời điểm để họ bày tỏ sự hào phóng, may mắn và tha thứ, và đó còn là dịp để họ nhớ về những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Với du khách, đây là cơ hội tuyệt vời để có những cảm nhận văn hóa và trải nghiệm mới mẻ tại Singapore.

Du lịch Singapore và những ngày lễ Hari Raya Puara Singapore diễn ra, các bạn sẽ bắt gặp những gia đình theo đạo Hồi thường ăn mặc cùng một màu sắc để biểu thị sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Đàn ông thì mặc những chiếc áo sơ mi rộng được gọi là baju Melayu còn phụ nữ thì mặc một loại trang phục khá tinh tế có tên là Baju Kurung.

Các món ăn có thể dễ dàng bắt gặp trong lễ Hari Raya Puara Singapore là rau cà ri, gia vị thịt bò, bánh gạo Malay. Trong những ngày lễ hội, những khu phố sẽ được trang trí sặc sỡ từ chiều cho đến khuya và có bày bán rất nhiều hàng hóa như những món ăn, hàng thủ công và những trang phục truyền thống.


4. Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ hội Singapore quan trọng bởi tại đất nước này có một lượng lớn người dân theo đạo Phật. Lễ hội này là ngày để tưởng nhớ sự ra đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch hằng năm.

Vào lễ hội Singapore này, các tín đồ Phật giáo mộ đạo và những người theo đạo tụ họp tại nhiều ngôi chùa khác nhau trước bình minh để làm lễ. Tại những nơi này, cờ Phật giáo sẽ được kéo lên và các bài kinh được tụng vang để ngợi ca Đức Phật, Phật Pháp (những lời dạy của ngài), và Tăng đoàn (những đệ tử của ngài). Những người sùng đạo thường mang những đồ lễ đơn giản như hoa tươi, nến và hương đến chiêm bái Đức Phật. Việc nến và nhang cháy hết và những bông hoa héo tàn qua thời gian nhằm nhắc nhở tất cả tín đồ rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, rằng tất cả mọi thứ đều mục rữa, và cuối cùng sẽ tan biến.

Hầu hết các bức tượng của Đức Phật sẽ được trang trí vào ngày lễ Phật Đản, ngày lễ sẽ kết thúc bằng một cuộc rước nến qua các đường phố. Các cộng đồng Phật giáo tại Singapore sẽ góp phần thực hiện trang trí các khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ có một cách trang hoàng khác nhau để kỉ niệm dịp lễ Phật Đản, ngày lễ này thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng người Hoa ở Singapore, do phần lớn sự lan truyền của Phật giáo thông qua các nhà truyền giáo đến từ các tỉnh phía nam Trung Quốc vào năm 1884.


5. Lễ hội Thu hoạch Pongal

Lễ hội Thu hoạch Pongal

Lễ hội Pongal hay còn gọi là Sankranthi là một lễ hội được tổ chức chủ yếu tại miền Nam Ấn Độ, nơi mà nông nghiệp chính là nguồn sinh sống của người dân. Ở Singapore, Pongal thường được diễn ra theo lịch Tamil còn gọi là lịch Thái vào khoảng giữa tháng 1 Dương Lịch hàng năm. Pongal là dịp để người ta bày tỏ lòng cảm tạ thiên nhiên với các hoạt động kéo dài trong 4 ngày.

Ý nghĩa của từ Pongal mang ẩn dụ về sôi trào và lễ hội như một cách để thể hiện một vụ mùa bội thu. Trong lễ hội, mọi người sẽ nấu gạo với sữa để sôi trào lên nhằm tượng trưng cho sự sung túc.

Vào đêm Pongal – Bhogi Pongal là đêm của ngày đầu tiên lễ hội Singapore. Ngày này là lúc mọi người dọn dẹp nhà cửa, xử lý đồ cũ hỏng và mua sắm một số đồ mới để hướng tới khởi đầu mới. Vào ngày thứ hai thì lễ hội Pongal chính thức được bắt đầu với việc chuẩn bị nấu cơm bằng gạo và sữa, kết hợp đường đỏ trong một chiếc nồi mới sắm. Sau khi nấu chín thì vật phẩm này được đem lên dâng thánh thần nhằm cầu chúc bình an. Đây cũng là ngày mà người thân, bạn bè, hàng xóm đi chúc phúc ở mỗi nhà và nghỉ ngơi. Ngày thứ ba là ngày Mattu Pongal dùng để tôn vinh gia súc để những bầy gia súc khỏe mạnh hơn, thực hiện sứ mệnh cao cả về sản xuất của chúng như cày bừa, cung cấp sữa cho người. Người dân tiến hành tắm rửa cho gia sức, trang trí hình vẽ cho sùng, đeo vòng cổ nhiều màu và chuông, vòng hoa cho gia sức. Vào ngày Kannur Pongal – ngày thứ tư, những người trẻ sẽ chúc phúc và bày tỏ lòng thành với người lớn tuổi trong nhà.

Vào những ngày này, tất cả đền thờ Hindu đều chuẩn bị sẵn cơm Pongal và cử hành các nghi lễ đặc biệt. Tại khu Tiểu Ấn – Singapore, ngày hội Pongal được kéo dài tới 9 ngày và tại đó khách du lịch Singapore sẽ được chứng kiến những nghi lễ và phong tục ấn tượng nhất. Trong suốt thời gian lễ hội diễn ra, đường phố của khu này luôn được trang trí cờ hoa rực rỡ, tiếng nhạc, tiếng trống rền vang cả ngày.


6. Lễ hội Thaipusam

Lễ hội Thaipusam

Gắn liền với một đám rước lớn với nhiều màu sắc diễn ra hàng năm, Lễ hội Thaipusam là dịp các tín đồ Hindu ở Singapore cầu mong được ban phước lành, thực hiện những lời thề và dâng lời cảm tạ.

Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 theo lịch Tamil, vào khoảng giữa tháng 1 Dương Lịch mỗi năm, lễ hội này là một lễ hội của những người theo đạo Hindu đặt biệt là người Ấn Độ, lễ hội nhằm để tôn vinh Thần Subrahmanya (hay Thần Murugan), vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu và cũng là vị thần hủy diệt cái ác.

Tại Singapore, lễ hội Thaipusam thường kéo dài 2 ngày. Lễ hội sẽ bắt đầu từ lúc tinh mơ và các tín đồ Hindu sẽ diễu hành trong quãng đường dài 4,5 km để hoàn thành lời nguyện. Điểm xuất phát là từ đền thờ Sri Srinivasa Perumal, đi dọc theo con đường Serangoon Road để đến điểm cuối là đền thờ Sri Thendayuthapani có vị trí tọa lạc trên đường Tank Road.

Trong ngày diễn ra lễ hội Thaipusam, các tín đồ sẽ phải cạo trọc đầu và mang lên mình các loại kavadi và bình sữa để dâng lên thần Murugan. Theo truyền thống, Kavadi trang trí theo nhiều hình dạng, được các tín đồ Hindu mang trên vai hoặc lưng và được cố định bằng móc sắt cắm vào da thịt. Mỗi chiếc Kavadi thường gồm hai mảnh gỗ hoặc thép hình bán nguyệt gắn trên một khung chữ thập và được trang trí bằng hoa và lông công có thể đặt cân bằng trên vai người mang nó. Kavadi có thể có trọng lượng lên tới 40kg và cao tới 4m.

Nếu bạn đến đây vào thời gian diễn ra lễ hội Thaipusam thì chắc chắn bạn sẽ thấy được sự “hành xác” đặc biệt mà người Hindu thực hiện. Có thể bạn sẽ thấy sự ghê rợn, nhưng cũng sẽ thấy được người Hindu là người rất tôn sùng tôn giáo của mình.


7. Lễ hội thuyền rồng

Lễ hội thuyền rồng

Hội đua Thuyền Rồng là lễ hội Singapore mang đậm nét đẹp của nền văn hóa Á Châu. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần.

Một trong số những truyền thuyết lâu đời nhất về lễ hội này là một câu chuyện về Khuất Nguyên, một vị quan thanh liêm trong thời Chiến quốc của Trung Quốc. Chỉ vì những lời dèm pha của những âm mưu chính trị mà từ một cố vấn được tin cậy, ông đã bị Hoàng Đế trục xuất. Trong tâm trạng tuyệt vọng, ông đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Các ngư dân ở đây bởi vì rất yêu quý ông nên đã dùng mái chèo của họ đập lên mặt nước để xua đuổi những con cá ăn thịt người trên sông đang rỉa cơ thể ông. Những người khác còn ném cơm được bọc trong lá xuống nước với hi vọng cá sẽ ăn cơm ném xuống thay vì ăn thịt ông. Kết quả là ngày nay có các lễ hội đua thuyền rồng và món bánh ú là hai trong số những điểm đặc sắc nhất trong lễ hội.

Du lịch Singapore bạn sẽ được xem một lễ hội thể thao có một diện mạo tươi vui hơn. Bạn hãy cổ vũ các đội đua hết mình cũng như thể hiện cho niềm hứng khởi của mình khi những chiếc thuyền đua sặc sỡ sắc màu lấy rẽ nước để tranh đua trên mặt nước. Các nghi thức cổ xưa vẫn được thực hiện đầy đủ tại lễ hội này như việc tắm cho đầu rồng của thuyền đua trước các trận thi đấu.

Đua thuyền rồng tại Singapore là sự kiện thể thao độc đáo dành cho những người có đam mê với môn thể thao này. Không chỉ mạnh mẽ, giàu sức chiến đấu hành động, lễ hội đua thuyền thống còn đem đến cho bạn cảm giác hứng khởi tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn còn được đắm mình vào không khí lễ hội tươi vui với những nhịp điệu say mê, những tiếng trống rộn rã, hòa mình vào tinh thần đồng đội của mỗi đội tham gia.

Để có thể thưởng thức lễ hội, bạn có thể đến sông Kallang nằm ngay cạnh khu trung tâm Thương mại (Central Business District). Tại đây có các câu lạc bộ đua thuyền rồng thi đấu trong nhiều cuộc thi vào dịp cuối tuần.


8. Lễ Deepanah

Lễ Deepanah

Lễ Deepanah là lễ hội của người theo đạo Hindu còn gọi là "lễ hội ánh sáng" để biểu thị sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, từ đó soi rọi ánh sáng nơi u tối. Lễ hội Deepanah (Deepavali) thường được tổ chức trong những tháng mùa thu – đông và kéo dài từ 1-2 tháng. Mỗi lần diễn ra lễ hội, du khách du lịch Singapore đều tăng lên, thu hút nhiều lượng khách tham gia lễ hội mỗi năm.

Đây là thời điểm mà hàng ngàn gia đình Hindu trong thành phố cũng như trên toàn thế giới thắp những ngọn đèn lung linh tại ngôi nhà của mình, tặng quà cho nhau, cùng chia sẻ những bữa tiệc và gửi gắm pooja (những lời cầu nguyện) đến các vị thần như thần Lakshmi, nữ thần của sự giàu có và thịnh vượng.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, có một số nghi lễ như sau: Các gia đình ở miền Nam Ấn Độ sẽ thức dậy vào lúc bình minh và tắm với dầu. Sau đó họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu và đi đến đền thờ để cầu nguyện. Nhiều gia đình còn thắp sáng những chiếc đèn dầu và trang trí cánh cửa với lá xoài và kolam cùng bản vẽ đầy màu sắc đặt trên sàn nhà ở lối vào, với ý nghĩa chào đón nữ thần Lakshmi, nữ thần của quyền lực, sự giàu có và trí tuệ.

Khi tới tham dự lễ hội với cộng đồng người Ấn Độ, bạn sẽ ngạc nhiên với những khu phố được trang hoàng lộng lẫy ánh đèn và hãy thử một số món ăn ngọt phổ biến tại đây như bột chiên xi-rô, kẹo đậu xanh, bánh bột gạo và bánh đậu lăng. Một số quầy hàng còn bày bán các vòng hoa, đồ trang sức, và những bộ Sari truyền thống. Hãy xem những hoạt động nghệ thuật đơn giản mà cầu kỳ như các nghệ sĩ địa phương sử dụng cây lá móng để vẽ lên bàn tay hoặc bàn chân những họa tiết hoa văn cầu kỳ và độc đáo, còn được biết đến là xăm henna.


Du lịch đến vùng đất được mệnh danh là “quốc đảo sư tử biển”, bạn sẽ được hòa mình vào không khí của một lễ hội sôi động, được thưởng thức những phong tục của lễ hội, cũng như biết thêm về con người nơi đây. Hy vọng những giới thiệu của Justfly.vn về top 8 lễ hội lớn ở Singapore trên sẽ giúp cho chuyến đi của bạn được trọn vẹn nhất.


Nội dung

  • 1. Hội đèn Giáng Sinh
  • 2. Tết Nguyên Đán
  • 3. Lễ Hari Raya Puara
  • 4. Lễ Phật Đản
  • 5. Lễ hội Thu hoạch Pongal
  • 6. Lễ hội Thaipusam
  • 7. Lễ hội thuyền rồng
  • 8. Lễ Deepanah

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn



Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)