Tam Đảo có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình luôn thấp hơn Hà Nội, chỉ dao động từ 18 - 25 độ C. Sẽ lạnh dần vào mùa đông, nhưng không quá lạnh nên vẫn được đánh giá là khá dễ chịu. Vậy nên bạn có thể khám phá tháp truyền hình nổi tiếng ở Tam Đảo bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để săn mây nhé. Tránh lúc trời tối.
Nếu có ý định chinh phục tháp truyền hình Tam Đảo bạn nên tránh thời điểm tháng 3 – 4 lúc này sương mù sẽ cản trở tầm nhìn và gây trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn.
Nếu mục đích của bạn là săn mây thì đi du lịch vào khoảng tháng 11 – tháng 1. Đây là thời điểm mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên nhiều sương mù. Sương mù sẽ dày đặc hơn, tạo cho Tam Đảo vẻ đẹp lãng mạn, trầm mặc.
Để có thể di chuyển đến địa điểm đặt tháp truyền hình, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân.
Nếu muốn tận hưởng cảm giác phượt cùng bạn bè, người thân, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe khách. Ưu điểm lớn nhất là bạn có thể dừng xe ở bất kỳ vị trí nào nếu muốn.
- Đi bằng xe máy: Bạn không nên chọn xe tay ga để di chuyển vì đường ở Tam Đảo rất nguy hiểm nếu bạn lái xe tay ga. Đây là tuyến đường di chuyển đến Tam Đảo bằng xe máy: trung tâm thành phố Hà Nội – cầu Thăng Long – Nội Bài – Quốc lộ 2B – Tam Đảo. Bạn có thể sử dụng google map để có được hướng dẫn đường đi chi tiết.
- Đi bằng ô tô: Từ trung tâm thành phố Hà Nội – cầu Thăng Long – đường Võ Văn Kiệt – đường cao tốc 05 – Quốc lộ 2B – Tam Đảo. Bạn có thể sử dụng google map để biết thêm chi tiết.
Muốn đến đây, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe khách, xe bus, xe du lịch… Đây là sự lựa chọn an toàn nếu bạn chưa thực sự quen đường và muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi suốt hành trình.
- Đi bằng xe buýt: Đầu tiên bạn sẽ bắt chuyến xe số 58 từ Long Biên để đến Mê Linh Plaza. Say đó, lên chuyến xe buýt 01 để đến Vĩnh Phúc và tiếp theo là xe 07 để đến thị trấn Tam Đảo.
- Đi bằng xe khách: Có rất nhiều hãng xe đi Tam Đảo từ Hà Nội trong một ngày mà bạn có thể chọn. Vé cho một chỗ ngồi là khoảng 80.000 đồng – 130.000 đồng/một chiều.
Hiện tại địa điểm này không mất vé tham quan. Bạn có thể ghé tham quan tháp truyền hình bất cứ lúc nào bạn muốn.
Tháp truyền hình được xây dựng từ rất lâu khi chưa có các thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy, tháp chủ yếu được xây dựng dựa trên mồ hôi và công sức của con người.
Các chuyên gia, kỹ sư trong nước và quốc tế đã cùng nhau giải quyết các bài toán khó để đảm bảo tháp đứng vững ở độ cao hơn 1200m. Các phương án trong quá trình thi công như dùng cẩu hay đẩy, dùng loại máy nào, đặt máy ở đâu cho hiệu quả đều được tính toán kỹ lưỡng.
Khi hoàn thành, tòa tháp đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Nếu được tận mắt chiêm ngưỡng tháp truyền hình, chắc chắn bạn sẽ phải thán phục khả năng vô hạn của con người.
Đường lên đỉnh núi đến chân tháp truyền hình Tam Đảo khá dài và khó đi nhưng bù lại bạn sẽ có được những bức hình đẹp không kém những thước phim. Không chỉ vậy, hành trình chinh phục đỉnh núi sẽ giúp bạn rèn luyện sức khỏe và có những giây phút đồng hành ý nghĩa bên bạn bè, người thân.
Từ trên đỉnh tháp bạn có thể nhìn thấy nhiều địa danh nổi tiếng khác ở Tam Đảo như đồi chè Thái Nguyên xanh mướt, hồ Núi Cốc hùng vĩ. Đây cũng là một trong những lý do khiến du khách bị hấp dẫn bởi đỉnh tháp truyền hình ở Tam Đảo này.
Tuyệt vời hơn nữa nếu leo lên đỉnh tháp truyền hình, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Tam Đảo từ một góc độ mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Tháp truyền hình có thể nói là nơi cao nhất Tam Đảo.
Tháp truyền hình có chiều cao hơn 100m, được xây dựng trên đỉnh núi cao 1250m. Vậy nên để lên được tháp chỉ có một cách duy nhất là leo bộ hơn 1394 bậc đá rêu phong. Tuy không xa bằng đường lên Yên Tử hay Chùa Hương nhưng cũng là một hành trình thú vị. Đường lên tháp hai bên rợp bóng cây. Đây là địa điểm ưa thích của những bạn trẻ thích chinh phục.
Leo tháp truyền hình Tam Đảo mất bao lâu? Bạn vượt qua hơn 1.394 bậc thang và có thể tốn 1,5 tiếng đồng hồ để leo từ chân tháp. Chặng đường tuy còn dài nhưng sẽ rất thú vị nếu bạn coi đây là một hành trình chinh phục, một hình thức rèn luyện sức khỏe. Hay những giây phút quý giá được đồng hành cùng người thân, bạn bè.
Có người nói “Nếu nằm mơ sẽ thấy tháp giống tháp Eiffel của Pháp, tất nhiên là sẽ nhỏ và thô hơn một chút”. Nhưng thực tế tháp không được xây dựng dựa trên biểu tượng tháp Eiffel. Hơn hết, tháp truyền hình mang trong mình những giá trị lịch sử và phục vụ nhân dân, đất nước.
Sau hành trình, bạn có thể ghé các quán ăn, nhà hàng gần tháp truyền hình để thưởng thức các món ăn đặc sản Tam Đảo khiến bao người say mê như: bánh cuốn Tam Đảo, rượu dừa Ngọc Hoa Tiên Nữ, dứa Tam Dương, thịt bò kiến cháy tái, nem chua Vĩnh Yên, bánh mật mía Vĩnh Tường, cá thính Lập Thạch, đặc sản gà đồi – lợn cắp nách…
Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ngon chế biến từ su su. Trong đó phổ biến nhất là rau xào và củ quả luộc. Khi ăn chấm với muối lạc, vừng hoặc nước tương, thêm chút tỏi tươi cho dậy mùi cực ngon.
Ngoài ra, gần tháp còn có một vài cửa hàng lưu niệm để bạn có thể lựa mua các món quà kỷ niệm ý nghĩa cho người thân và bạn bè.
Bạn cần lưu ý một số điểm sau khi đến đây:
Khi đến tháp truyền hình, ngoài một số trang phục phù hợp với thời tiết ở Tam Đảo, áo khoác, quần dài,...
Trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra lại tất cả những vật dụng cần thiết để tránh những rắc rối ảnh hưởng đến chuyến đi. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xăng xe, giấy tờ xe…
Trang bị một số vật dụng cần thiết khi leo tháp như băng bảo vệ đầu gối tránh chấn thương, găng tay, mũ, thuốc bôi trị côn trùng cắn, kem chống nắng, nước uống và một số đồ ăn nhẹ.
Việc phải leo khoảng 1.394 bậc thang sẽ khiến bạn chán nơi này nhưng nếu đến được tháp truyền hình Tam Đảo, bạn sẽ mê tít nơi này. Bởi view đẹp, công trình độc đáo cũng như ý nghĩa lịch sử mà nó mang lại. Justfly hi vọng bạn sẽ có một hành trình vui vẻ và thuận lợi tại tháp truyền hình nhé!
4 đánh giá
Nên tới tháp truyền hình Tam Đảo khi nào?
Tam Đảo có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình luôn thấp hơn Hà Nội, chỉ dao động từ 18 – 25 độ C. Sẽ lạnh dần vào mùa đông, nhưng không quá lạnh nên vẫn được đánh giá là khá dễ chịu. Vậy nên bạn có thể khám phá tháp truyền hình nổi tiếng ở Tam Đảo bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để săn mây nhé. Tránh lúc trời tối.
Nếu có ý định chinh phục tháp truyền hình Tam Đảo bạn nên tránh thời điểm tháng 3 – 4 lúc này sương mù sẽ cản trở tầm nhìn và gây trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn.
Nếu mục đích của bạn là săn mây thì đi du lịch vào khoảng tháng 11 – tháng 1. Đây là thời điểm mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên nhiều sương mù. Sương mù sẽ dày đặc hơn, tạo cho Tam Đảo vẻ đẹp lãng mạn, trầm mặc.
Du khách tới tham quan tháp truyền hình có mất vé tham quan không?
Hiện tại địa điểm này không mất vé tham quan. Bạn có thể ghé tham quan tháp truyền hình bất cứ lúc nào bạn muốn. Tuy nhiên hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để săn mây nhé. Tránh lúc trời tối.
Đường lên tháp có tổng cộng bao nhiêu bậc thang?
Tháp truyền hình Tam Đảo bao nhiêu bậc? đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn băn khoăn trước khi muốn chinh phục tháp. Tháp nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị, có độ cao khoảng 1250m so với mực nước biển.
Để lên tháp, bạn phải leo tổng cộng 1.394 bậc thang dốc và băng qua những con đường hẹp. Hai bên lối đi mọc đầy cỏ dại, hoa phong lan, hoa dã quỳ.
Có được leo lên đỉnh tháp truyền hình Tam Đảo không?
Hiện tại, tháp truyền hình để biển báo “cấm vào” bên trong do đường trơn và nguy hiểm.Tuy nhiên đứng từ chân tháp vẫn có được view bao quát xuống phía dưới tuyệt đẹp. Đứng tại đây check in cũng tha hồ những bức hình kỷ niệm nha.
Cần lưu ý gì khi tới tháp truyền hình Tam Đảo?
Bạn cần lưu ý một số điểm sau khi đến đây:
Khi đến tháp truyền hình, ngoài một số trang phục phù hợp với thời tiết ở Tam Đảo, áo khoác, quần dài,...
Trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra lại tất cả những vật dụng cần thiết để tránh những rắc rối ảnh hưởng đến chuyến đi. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xăng xe, giấy tờ xe…
Trang bị một số vật dụng cần thiết khi leo tháp như băng bảo vệ đầu gối tránh chấn thương, găng tay, mũ, thuốc bôi trị côn trùng cắn, kem chống nắng, nước uống và một số đồ ăn nhẹ.