Chùa Đức Hậu, Sóc Sơn

09:00 - 17:00(Đang đóng cửa)

Đức Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Nguyet Anh

Nguyet Anh

07:43 21/05/23

Cảnh vật đẹp linh thiêng cổ kính

Hinh Nguyen

Hinh Nguyen

19:35 27/11/22

Chùa rất đẹp và cổ kính mọi người ạ.. nếu trong người có nhiều tâm sự thì mn hãy thử lên chùa vãn cảnh xem nhé. chắc chắn sẽ nhẹ ng hơn đó

Thuy Duong

Thuy Duong

16:25 20/11/22

Nét cổ kính vẫn còn lưu lại của mái chùa xưa

Lan Ngọc

Lan Ngọc

16:25 10/07/22

Ngôi chùa nổi tiếng đã từ lâu giờ đây được sửa đổi càng thêm đẹp hơn. Mọi người vào đây có thể thấy được không gian thoáng mát và yên bình lắm, rất linh thiêng nha

Dung Le

Dung Le

17:36 28/06/20

Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, bên cạnh có cả Đình làng và một ao sen khá đẹp :)

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Thông tin liên hệ

Đức Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam

Xem bản đồ

Vị trí của Chùa Đức Hậu

Nhắc đến huyện ngoại thành Sóc Sơn người ta thường nghĩ ngay đến một địa điểm du lịch và văn hóa được nhiều người yêu thích đó chính là Chùa Đức Hậu. Đây là là một di tích lịch sử thiêng liêng nằm ở vùng ngoại ô Hà Thành, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km.

Cùng với những nét đặc sắc của quần thể kiến trúc mang nhiều ý nghĩa lịch sử và độ nổi tiếng đã được nhiều báo nước ngoài khen ngợi. Địa điểm này dần trở thành nơi tham quan để mọi người đến chiêm ngưỡng nghệ thuật cũng như tìm hiểu văn hóa của làng quê Bắc Bộ lâu đời.

Lịch sử hình thành của Chùa Đức Hậu

Chùa Đức Hậu thuộc cụm di tích Đình - Chùa Đức Hậu bao gồm một ngôi chùa và đình nằm ngay cạnh nhau. Cho đến thời điểm hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được bất cứ tư liệu nào ghi lại thời điểm chùa được thành lập. Tuy nhiên, dựa vào kiểu cách kiến trúc, hoa văn thiết kế của ngôi chùa, nhiều chuyên gia xác định chùa có thể được xây dựng dưới thời Lê Trung Hưng (cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỷ XVIII).

Những họa tiết đã cũ ở trong chùa

Trải qua bao sóng gió lịch sử, cả cụm di tích đình chùa Đức Hậu đã chứng kiến bao thăng trầm, biến đổi trong từng giai đoạn thời gian của dân tộc, trở thành một biểu tượng văn hóa, truyền thống, lịch sử của nhân dân Đức Hậu.

Khung cảnh trong chùa vô cùng bình yên

Chùa Đức Hậu với vị trí địa lý, địa hình quen thuộc mang trên mình nét đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc chùa Việt. Chùa cũng có tiền đường và thượng điện như bao ngôi chùa khác. Bên cạnh là đình Đức Hậu, được cho là nơi thờ hai vị tướng Trương Hống và Trương Hát của thời Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương có công chống giặc Lương.

Chùa Đức Hậu luôn đem đến cảm giác bình yên vô cùng

Cả ngôi chùa và đình đều mang một dáng vẻ thanh tịnh, uy nghiêm, vẫn đứng sừng sững qua thời gian, là nơi để con cháu xứ Đức Hậu và khách thập phương tìm về bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn. Ngày 10/03/1994, Chùa Đức Hậu đã được xếp hạng Di tích Kiến Trúc và Nghệ Thuật bởi Bộ Văn Hóa và thông Tin.

Đồng thời, đừng quên tận hưởng bầu không khí trong lành, yên ả của vùng đất thiêng liêng. Nếu có thể, du khách nên ghé thăm Chùa Đức hậu vào các ngày từ mùng 4 - 6 tháng 9 âm lịch hàng năm bởi thời điểm này, làng sẽ tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như Thánh Tam Giang,... hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động truyền thống và vui chơi náo nhiệt

Hiện nay, chùa mở cửa cho tất cả mọi du khách hoàn toàn miễn phí.

Khung cảnh đơn sơ của Chùa Đức Hậu

Tương tự như những ngôi chùa Việt Nam khác, Chùa Đức Hậu mang hình dáng chữ Đinh quen thuộc với bố cục chung kiểu “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Công”. Chùa gồm tiền đường, thượng điện và gian hậu đường phía sau. Các khu thờ cúng đều được chạm trổ hoa văn công phu, mang đậm kiểu cách của chùa chiền khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Khuôn viên có ao vô cùng rộng rãi

Tiền đường phía trước được xây theo kiểu bít đốc tay ngai trụ trước gồm 7 gian 2 dĩ có 16 cột gỗ lớn. Trong đó, chính giữa là những cột vuông và 4 góc tiền đường là 4 trụ lớn hình tròn.

Chùa được xây dựng với màu cam nổi bật

Thượng điện được nối liền với tiền đường, kiến trúc bao gồm 5 gian 4 vì. Dọc hai bên thượng điện là hai dãy nhà được xây dựng để làm nhà thờ Tổ và nhà tăng. Phía trước các khu thờ cúng là một khoảng sân lát gạch cùng hồ nước rộng lên tới 1000 mét vuông. Toàn bộ không gian của chùa Đức Hậu mang đến cho du khách một cảm giác thanh tịnh, bình yên và linh thiêng cực độ.

Khuôn viên bên ngoài rộng rãi và nhiều cây xanh

Bên cạnh đó, phía bên đình Đức Hậu cũng có những kết cấu kiến trúc cổ truyền với nhiều loại hoa văn, hình vẽ, chạm trổ tinh xảo, khéo léo.

Không gian thờ bên trong Chùa Đức Hậu Sóc Sơn

Đến Chùa Đức Hậu, du khách không nên bỏ lỡ việc “dâng hương kính Phật” trước tiên ở cả cụm di tích đình chùa này. Sau đó là tìm hiểu về lịch sử, giá trị truyền thống, tâm linh của khu di tích lâu đời này.

Khi tìm đến điểm du lịch tâm linh này, bạn nên nhớ kỹ những điều sau để có một chuyến đi hoàn hảo nhất:

  • Mặc quần áo dài, tránh mặc đồ ngắn, váy ngắn, bó sát không phù hợp để vào chùa hay đình. Nếu bạn chỉ ghé ngang qua di tích này, bạn nên chỉnh trang lại trang phục cho phù hợp trước khi vào chùa.
  • Chú ý lời nói nên lịch sự, trang nghiêm, tránh nói bậy trong khu vực này.
  • Tránh đi theo nhóm đông người và nô đùa, hò hét to tiếng.

Trên đây là một số thông tin chung về Chùa Đức Hậu mà Justfly muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ muốn ghé thăm ngôi chùa cổ kính này và có một chuyến nghỉ dưỡng đầy ý nghĩa tại điểm du lịch thiêng liêng này.

kinh nghiem du lich chua duc hau soc son ha noi

Chùa Đức Hậu, Sóc Sơn

Giờ mở cửa

09:00 - 17:00(Đang đóng cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Đức Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam

Đức Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

5 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ: Đức Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam.

Chùa Đức Hậu là một địa điểm du lịch tại Huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng). Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 31 km.

Buổi sáng thường được coi là thời điểm thích hợp để thăm chùa Đức Hậu, vì nó mang đến sự tĩnh tâm và yên bình. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động thiền định hoặc cùng người dân địa phương cầu nguyện. Bạn có thể tới vào các ngày mùng 1, hay các lễ lớn như Lễ Phật Đảng, Lễ Vu Lan để xem và tham gia các hoạt động tâm linh tại đây.

Dịp đầu năm, cũng là một dịp quan trọng để bạn tới chùa Đức Hậu, Sóc Sơn. Để cầu cho gia đình một năm suôn sẻ, làm ăn hanh thông,, cũng như tham gia lễ hội đầu năm tại đây.

Ngoài ra, các bạn lên đến tham quan chùa từ các ngày 4-6 tháng 9 Âm lịch vì đây là thời gian diễn ra lễ hội truyền thồng thường niên được tổ chức tại chùa Đức Hậu Sóc Sơn. Đến với lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động vui chơi truyền thống náo nhiệt như nghi lễ tế thành hoàng, những hình thức diễn xướng như hát quan họ, múa song quạt, múa kiếm và các trò chơi dân gian như: chọi gà, đu quay, ném vòng cổ chai…

Bởi vị trí địa lý không quá xa so với trung tâm thành phố, khoảng 2 tiếng đi xe, đường đi chủ yếu là đường lớn, đường Quốc lộ khá thuận tiện cho việc đi lại nên du khách có thể tự do lựa chọn phương tiện di chuyển đến địa điểm từ phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt:

Di chuyển bằng xe cá nhân (xe máy, ô tô) Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo đường Phạm Văn Đồng đến cầu Thăng Long, sau khi qua cầu Thăng Long, bạn đi theo đường Võ Chí Công đến đường 32, đi tiếp theo đường 32 đến thị trấn Sóc Sơn, tại thị trấn Sóc Sơn, bạn đi theo đường 35 đến xã Đức Hòa. Sau khi đến xã Đức Hòa, bạn đi theo đường liên xã đến hồ Đức Hậu.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng Từ Bến xe Nam Thăng Long lên bus 56B đi qua Núi Đôi rồi xuống điểm dừng “Phòng khám đa khoa Xuân Giang” gần ngã tư Thá – Xuân Giang (Sóc Sơn), nơi chỉ cách địa phận tỉnh Bắc Ninh mỗi con sông Cà Lồ. Từ đó thả bộ hoặc đi xe ôm theo con đường dẫn xuống phía nam hơn 1km thì sẽ đến làng Đức Hậu và nhìn thấy một hồ nước nhỏ hình chữ nhật.

Hiện nay, chùa mở cửa cho tất cả mọi du khách hoàn toàn miễn phí.

Du khách tới thăm quan cần lưu ý:

  • Trang phục lịch sự: Mặc quần áo kín đáo, trang phục lịch sự và không quá phô trương. Tránh mặc áo quần ngắn, váy ngắn, quần bó hay áo hở vai khi đến chùa.
  • Tản mát và yên tĩnh: Giữ gìn sự tĩnh lặng khi tiến vào khuôn viên chùa. Tránh gây ồn ào hoặc nói chuyện to trong khu vực linh thiêng.
  • Vào chân trái: Truyền thống khi vào chùa là bạn nên bước vào bằng chân trái. Điều này được coi là kính trọng vị thần linh.
  • Không hút thuốc: Chùa là nơi thiêng liêng, vì vậy việc hút thuốc lá là không thích hợp.
  • Không mang giày vào khuôn viên chùa: Trước khi bước vào khuôn viên chùa, bạn nên cởi giày và để ở ngoài. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với không gian linh thiêng.
  • Không chụp ảnh một số khu vực: Có một số nơi trong chùa mà việc chụp ảnh bị hạn chế, thậm chí cấm. Hãy kiểm tra biển báo hoặc hỏi nhân viên chùa trước khi chụp ảnh.
  • Không nói chuyện vui vẻ trong không gian linh thiêng: Tránh nói chuyện vui vẻ, đùa cợt hoặc cười đùa quá lớn trong không gian linh thiêng.
  • Tôn trọng tượng Phật và biểu tượng linh thiêng khác: Đừng chạm vào hoặc leo lên tượng Phật và các biểu tượng linh thiêng khác mà không được phép.
Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)