Top 9 đặc sản Huế du khách không thể bỏ qua

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố festival nổi tiếng, hằng năm, nhiều lễ hội lớn được đăng cai tổ chức ở đây và Huế cũng được chọn là địa điểm tổ chức cho nhiều sự kiện quan trong mang tầm quốc gia và quốc tế. Khi nhắc đến Huế, chắc chắn chúng ta không thể quên được hình ảnh của núi Ngự, sông Hương- hai biểu tượng văn hóa ngàn đời của xứ Huế mộng mơ, nhưng Huế cũng được biết đến là một thành phố nổi tiếng với một nền ẩm thực đa dạng và phong phú.

Nếu bạn là người ưa xê dịch, yêu thích khám phá nền ẩm thực truyền thống của các nước thì khi đến Việt Nam bạn không nên bỏ lỡ nền ẩm thực Huế. Huế xinh đẹp trong từng tấc đấc, dòng sông; Huế vẹn nguyên, thắm thiết trong từng câu thơ, bài ca; Huế xinh đẹp, thướt tha trong từng tà áo dài tím của người con gái và Huế đậm đà, sơn sắt trong từng món ăn.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một số các món ăn ngon mà bạn nên thử khi đến Huế, hy vọng rằng những điều này sẽ mang đến cho du khách những thông tin thú vị để chuẩn bị cho một hành trình tuyệt vời ở Huế.

Nôi dung

  • 1. Cơm hến
  • 2. Bún bò Huế
  • 3. Chè Huế
  • 4. Nem lụi
  • 5. Bánh Huế
  • 6. Mè xững Huế
  • 7. Bánh canh
  • 8. Cơm Âm Phủ
  • 9. Cơm chay Huế

Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố festival nổi tiếng, hằng năm, nhiều lễ hội lớn được đăng cai tổ chức ở đây và Huế cũng được chọn là địa điểm tổ chức cho nhiều sự kiện quan trong mang tầm quốc gia và quốc tế. Khi nhắc đến Huế, chắc chắn chúng ta không thể quên được hình ảnh của núi Ngự, sông Hương- hai biểu tượng văn hóa ngàn đời của xứ Huế mộng mơ, nhưng Huế cũng được biết đến là một thành phố nổi tiếng với một nền ẩm thực đa dạng và phong phú.

Nếu bạn là người ưa xê dịch, yêu thích khám phá nền ẩm thực truyền thống của các nước thì khi đến Việt Nam bạn không nên bỏ lỡ nền ẩm thực Huế. Huế xinh đẹp trong từng tấc đấc, dòng sông; Huế vẹn nguyên, thắm thiết trong từng câu thơ, bài ca; Huế xinh đẹp, thướt tha trong từng tà áo dài tím của người con gái và Huế đậm đà, sơn sắt trong từng món ăn.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một số các món ăn ngon mà bạn nên thử khi đến Huế, hy vọng rằng những điều này sẽ mang đến cho du khách những thông tin thú vị để chuẩn bị cho một hành trình tuyệt vời ở Huế.


1. Cơm hến

Cơm hến Huế

Có lẽ không đâu ngoài Huế sở hữu món ăn độc nhất vô nhị - cơm hến. Những con hến nơi đồng quê được xào lên thơm lừng, trộn cùng cơm và tẩm ướp gia vị đậm đà vừa phải. Thêm chút rau – thường là bắp cải, rau răm, cùng với tóp mỡ giòn tan béo ngậy… thế là lên đĩa một thức quà vừa dung dị vừa ngon khó cưỡng. Đặc sản Huế cơm hến thường ăn kèm với bánh tráng nướng, giòn giòn, thơm thơm, làm say lòng bao nhiêu thực khách từng một lần được thưởng thức.

Ảnh sưu tầm

Quán Cơm hến ngon nhất – theo lời khuyên của dân thổ địa, là ở cồn Hến (làng Cồn, xã Hương Lưu, Vĩ Dạ) cách trung tâm thành phố vài ki lô mét. Cơm hến có giá khá rẻ, và là món ăn chơi hoặc ăn vào bữa chính đều được.

2. Bún bò Huế

Bún bò Huế

Món bún bò đã nổi tiếng khắp nơi, có mặt ở nhiều thành phố Việt Nam, nhưng phải tìm đến quê hương của nó – Huế, người ta mới cảm nhận được trọn vẹn linh hồn và hương vị món ăn này.

Món bún bò đã nổi tiếng khắp nơi

Tô bún bò Huế thường nho nhỏ xinh xinh chứ không khổng lồ như bún bò ở Hà Nội, Sài Gòn hay nhiều địa phương khác. Những sợi bún trắng tinh, mềm, thơm, với miếng chân giò được ninh mềm vừa độ, một miếng tiết lợn và vài lát thịt bò chân thật, thêm giá đỗ, miếng ớt thái nhỏ, và tiếp thêm một chút mắm ruốc không đầu ngoài Huế có, thế là thành nỗi nhớ thương ngút ngàn cho những ai có tâm hồn ăn uống.

Tô bún bò Huế thường nho nhỏ xinh xinh

Bún bò Huế được ăn kèm với rau tươi, và kì công là ở thứ nước dùng sánh đượm, thơm nồng mùi sả, mùi quế cùng xương ninh ngào ngạt. Bún bò Huế là món ăn rất sẵn mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đường phố Huế nào, hãy thử ngay khi đến Huế và cảm nhận món ăn này nhé!

3. Chè Huế

Chè Huế

Chè Huế nổi tiếng khắp các miền nam bắc, với vị ngọt dịu, cách thức kết hợp phong phú giữa các loại hạt ngũ cốc và sự sáng tạo của người Huế. Chè Huế vô cùng phong phú, đựng trong những chiếc bát, chiếc cốc nho nhỏ xinh xinh, thêm chút đá lạnh, chút dừa tươi… là đủ để thực khách mát lịm tận tim.

Chè Huế vô cùng phong phú

Một trong những quán chè nổi tiếng nhất Huế là chè Hẻm, nổi tiếng vì nhiều món chè, trong đó có chè thịt quay là lạ. Ngoài ra, chè ngô non, chè hạt sen, chè nhãn, chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai, chè bột lọc đều có hương vị riêng.

Nổi tiếng vì nhiều món chè

Chè huế ngọt ngào, dịu dàng, bán quanh năm nhưng hút khách nhất vào những ngày nắng. Ăn cốc chè, ngắm phố phường êm êm, mọi muộn phiền đều bốc hơi chỉ còn nỗi dễ chịu khó tả.

4. Nem lụi

Nem lụi

Món nem lụi làm từ thịt xay được nướng nóng hổi, kẹp trong bánh đa ăn kèm với rau củ thái lát, chấm với thứ nước chấm đậm chất Huế có thể gây nghiện với những người mê ăn uống.

4

Vị thịt thơm đậm, kết hợp với cái giòn giòn của rau củ như dứa, dưa leo, lát chuối xanh, miếng khế chua, rau thơm… vấn vít nơi đầu lưỡi ngon khó cưỡng. Nước sốt chấm nem thường được làm theo công thức riêng của người Huế, được pha chế từ rất nhiều nguyên liệu như gan lợn, bột đao, đường, nước mắm, quế chi, hoa hồi, cốt dừa… tuy nhiên tỉ lệ và cách pha chế như thế nào để làm nên vị thơm ngon đặc biệt thì không phải ai cũng rành.

Vị thịt thơm đậm, kết hợp với cái giòn giòn của rau củ như dứa, dưa leo

Nên ăn nem lụi ngay ở thành Huế, nếu ăn nem lụi vào buổi tối, thêm chai bia lạnh, thì bạn có thể tự hào mình là người hạnh phúc nhất rồi!

5. Bánh Huế

Bánh Nậm Huế

Xứ Huế nổi tiếng còn vì rất nhiều loại bánh với những cái tên khá độc đáo: bánh khoái (ăn là khoái!), bánh bèo, bánh bột lọc, bánh đập, bánh Hoa hồng… Các loại bánh này chủ yếu làm từ bột gạo, bột nếp, thêm chút thịt, tôm tùy loại, cùng nước chấm do các bà, các mẹ làm luôn toát lên một thứ hồn Huế dung dị, mộc mạc mà tình nghĩa.

Bánh khoái Huế

Ăn bánh Huế, dù là các món bánh ăn vặt nhưng thật khó dứt nỗi thèm thuồng. Nhiều người đến Huế, khi xa Huế thì nỗi nuối tiếc lớn nhất là không mang theo được những món bánh dễ ăn mà khó đem đi xa cùng này.

Ảnh sưu tầm

Địa chỉ ăn bánh Huế không cần quá cầu kì, bạn có thể vào ngay các khu chợ lớn, chợ nhỏ, các góc phố, cổng trường cũng dễ tìm được những quán bánh ngon với mức giá vô cùng rẻ và hợp lý.

6. Mè xững Huế

Mè xững Huế

Món kẹo mè xững (hay mè xửng) là đặc sản Huế không lẫn vào đâu được. Đây là loại kẹo làm từ đường, vừng… rất dân dã nhưng cực kỳ hợp với phong cách và lối sống người Huế khi thường được dùng ăn nhâm nhi khi ngồi bên ấm trà, cùng bạn bè trò chuyện. Mè xững Huế dẻo, dai, thơm lừng và ngọt ngào, luôn là thức quà mà khách phương xa mua theo sau mỗi hành trình từ Huế trở về.

7. Bánh canh

Bánh canh

Nhắc đến ẩm thực Huế không thể không nhắc đến bánh canh- một món ăn nổi tiếng của khu vực miền Trung, bánh canh là cả một niềm tự hào của người dân xứ Huế. Món bánh canh nổi tiếng nhất xứ Huế được lưu truyền từ nhiều đời này chính là bánh canh Nam Phổ, bánh canh Nam Phổ là món ăn gia truyền của người dân Nam Phổ (thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế), cách trung tâm thành phố chừng 10km. Món ăn này đã gắn bó với các gia đình Nam Phổ từ 3 4 đời nay, làm bánh canh vừa là kế mưu sinh vừa là niềm yêu thích và hơn hết nó thể hiện sự trân trọng và giữ gìn những nét đẹp mà cha ông để lại.

Ảnh sưu tầm

Bánh canh là một món ăn dân gian, bình dị nhưng được chế biến một cách tỉ mỉ. Sợi bánh được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ “3 gạo - 1 lọc”, sau khi nấu được đem đi chưng, chưng chín thì đem xuống đánh thật đều, sau đó cho vào túi ni lông rồi ria xuống nồi nước đang sôi, những người chuyên nghiệp hơn thì cho bột lên que và để chảy thành sợi, cuối cùng là vớt bột ra và để ráo nước.

Ảnh sưu tầm

Nếu các loại bánh các được bọc trong hộp, bao hay lá chuối thì bánh canh lại được thưởng thức cùng với nước lèo. Vì thế người ta đặc biệt chú trọng đến hương vị của nước lèo, nước lèo bánh canh được nấu từ nước luộc tôm, cua tươi nên luôn có vị ngọt, nhận bánh canh cũng được chế biến từ tôm và thịt xay nhuyễn, viên thành cục.

Ảnh sưu tầm

Không chỉ thu hút bởi hương vị độc đáo, món bánh canh cũng hấp dẫn thực khách bằng cách trang trí dân dã mà bắt mắt với sự kết hợp giữa màu trắng của bột gạo, màu xanh mướt của hành lá và màu đỏ gạch của nhân bánh. Ngày nay, người ta đã sáng tạo ra nhiều loại bánh mới gần giống như bánh canh như bánh bèo…nhưng dường như hương vị đặc trưng của món bánh canh thì không loại bánh nào có thể thay thế được.

Ảnh sưu tầm

Du khách tới Huế muốn ăn Bánh canh Nam Phổ ngon thì có thể ghé các địa chỉ sau: 16 Phạm Hồng Thái, 374 Chi Lăng, 54 Nguyễn Công Trứ... Ngoài Bánh canh Nam Phổ, xứ Huế còn có vô vàn các món bánh canh khác cũng hấp dẫn không kém như: Bánh canh cá lóc, bánh canh cá rô, bánh canh cua, bánh canh cá ngừ...

8. Cơm Âm Phủ

Cơm Âm Phủ

Mới chỉ nghe đến cái tên thôi, bao nhiêu du khách đã tò mò vì một món ăn với cái tên “giật mình” như thế này thì hương vị của nó sẽ như thế nào. Cơm Âm Phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế, chỉ ở Huế mới có. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán âm phủ ma rình phía sau".

Ảnh sưu tầm

Tuy có tên gọi kỳ bí những món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn. Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh. Lúc này, vừa đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cùng, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là “cơm âm phủ”.

Cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh

Ngày nay, cuộc sống của người dân khá giả hơn nên món ăn này cũng được chế biến theo một phương cách riêng nhưng giá trị và ý nghĩa của nó thì vẫn vẹn nguyên. Cơm m phủ được chế biến từ những nguyên liệu tuy quen thuộc với người Việt như thịt heo luộc, chả lụa Huế, trứng chiên, tôm, nem chua, dưa gang, cà chua, ngò… nhưng khi kết hợp, đan xen vào nhau lại mang một hương vị hấp dẫn đến lạ. Gạo dùng để nấu cơm phải là loại gạo thơm, mềm dẻo và chất lượng tốt, hay người ta vẫn thường gọi là gạo loại một, những nguyên liệu khác sau khi ướp, nấu chín thì sẽ được xếp xung quanh đĩa cơm.

8

Cơm Âm Phủ ăn kèm với một bát nước chấm tỏi oét và một chén canh nóng. Tương truyền rằng, người ta đặt cơm ở giữa chiếc đĩa thức ăn bở vì người ta muốn thể hiện lòng tôn kính với lúa gạo- loại lương thực gắn bó trong bữa cơm thường ngày của người dân Việt Nam, hơn nữa đó là cách người ta thể hiện sự biết ơn đối với những người nông dân lao động đã đổ mồ hôi công sức để sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon, chính vì vậy, cơm trắng phải được đặt ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất. Trước kia, cơm âm phủ thường dành cho những người lao động đêm, là món giúp họ chắc bụng, đủ sức cho những giờ mưu sinh nhọc nhằn. Nhưng ngày nay, món ăn này xuất hiện từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng.

Ảnh sưu tầm

Du lịch đến Huế nhất định phải ghé địa điểm sau để thưởng thức cơm m Phủ: 51 Nguyễn Thái Học, Phú Hội- đây là địa điểm nổi tiếng nhất ở Huế bán món ăn này, ngoài ra du khách cũng có thể thưởng thức món ăn này trong một số quán ăn nhỏ hay một số nhà hàng lớn trong trung tâm thành phố.

9. Cơm chay Huế

Cơm chay Huế

Huế là mảnh đất của sự bình yên, thanh tịnh vì thế thưởng thức một bữa cơm chay được xem như một lựa chọn hoàn hảo cho du khách khi đến với Huế. Cơm chay là món ăn khá quen thuộc và gần gũi với mọi người, chúng ta có thể tìm cho mình một quán cơm chay ở bất kỳ đâu thậm chí bạn cũng có thể tự chuẩn bị cho mình một bữa cơm chay đạm bạc mà ấm cúng riêng, nhưng có điều gì khác lạ trong món cơm chay Huế mà ai ăn cũng phải mê đến thế, bởi vì cơm chay Huế không đơn giản chỉ là một món ăn mà nó còn được xem là một môn nghệ thuật.

Cơm chay Huế được xem là một môn nghệ thuật

Sở dĩ cơm chay xứ Huế đặc biệt bởi nơi đây chính là mảnh đất cố thủ của nền Phật giáo nước ta, đây là mảnh đất của nhiều chùa chiền và nơi dừng chân của nhiều tăng ni, phật tử. Cơm chay Huế được làm chủ yếu từ các nguyên liệu là rau, củ, quả, nấm, đậu phụ, đậu xanh…nguyên liệu thì nghe có vẻ đơn giản nhưng cách chế biến và cách bày biện món ăn là những công đoạn được chế biến tỉ mỉ và công phu nhất. Ngày nay, cơm chay Huế đã phát triển lên một tầm cao mới khi những người phụ nữ nội trợ trong gia đình cũng như các nhà hàng nổi tiếng có xu hướng “mặn hóa” món ăn chay, điều này có nghĩa là người ta chế biến nên những món ăn chay mang hương vị giống với các món ăn mặn những được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu chay.

Ảnh sưu tầm

Được một gia đình Phật tử ở Huế mời một món ăn chay được xem là một điều tốt lành và một điềm may vì hầu hết món chay được dùng trong những đại tiệc sang trọng và dùng để tiếp những vị khách quý. Cơm chay xứ Huế là món ăn truyền thống từ bình dân đến quý tộc Huế đều yêu thích. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.

Một số địa điểm bạn có thể thưởng thức cơm chay đúng vị ở Huế đó là: Quán Liên Hoa: số 3 đường Lê Quý Đôn, Quán Bồ Đề trên đường Bà Triệu, Quán Thánh Liễu ở đường Nguyễn Công Trứ, Quán Tịnh Tâm trên đường Phạm Ngũ Lão…

Nội dung

  • 1. Cơm hến
  • 2. Bún bò Huế
  • 3. Chè Huế
  • 4. Nem lụi
  • 5. Bánh Huế
  • 6. Mè xững Huế
  • 7. Bánh canh
  • 8. Cơm Âm Phủ
  • 9. Cơm chay Huế

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678