Hướng dẫn thưởng thức trà đạo đúng phong cách Nhật Bản

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản. Nếu có dịp ghé thăm Tokyo, bạn đừng quên dành thời gian tham dự một buổi trà đạo để tìm hiểu thêm về nghi thức bí ẩn mà thanh lịch này. Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với văn hóa trà đạo của người Nhật, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một phong tục thật rườm rà, hay quá cầu kỳ trong các thao tác cũng giống như phong cách ăn uống đa dạng của người Nhật, nhưng khi bạn thực sự hiểu về văn hóa uống trà này, bạn sẽ thấy được những điều đáng quý trong đó. Nếu còn băn khoăn, hãy để Justfly.vn hướng dẫn bạn “ thưởng trà” đúng cách trong bài viết dưới đây.

Nôi dung

  • 1. Nguồn gốc của trà đạo
  • 2. Đặc điểm trong phong cách thưởng thức trà đạo
  • 3. Những nguyên liệu, dụng cụ không thể thiếu trong một buổi tiệc trà
  • 4. Quy trình thưởng trà
  • 5. Các nghi lễ trà đạo dành cho khách du lịch ở Tokyo

Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản. Nếu có dịp ghé thăm Tokyo, bạn đừng quên dành thời gian tham dự một buổi trà đạo để tìm hiểu thêm về nghi thức bí ẩn mà thanh lịch này. Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với văn hóa trà đạo của người Nhật, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một phong tục thật rườm rà, hay quá cầu kỳ trong các thao tác cũng giống như phong cách ăn uống đa dạng của người Nhật, nhưng khi bạn thực sự hiểu về văn hóa uống trà này, bạn sẽ thấy được những điều đáng quý trong đó. Nếu còn băn khoăn, hãy để Justfly.vn hướng dẫn bạn “ thưởng trà” đúng cách trong bài viết dưới đây.



1. Nguồn gốc của trà đạo

Trà đạo

Trà Đạo ở Nhật Bản được đi vào cuộc sống con ngươi nơi đây từ đầu thế kỉ thứ 12. Nó gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi gia đình. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.


2. Đặc điểm trong phong cách thưởng thức trà đạo

Thông thường, một buổi thưởng thức trà đạo “chuẩn” cần được thực hiện trong phòng trà. Mỗi gia đình người Nhật đều có một khoảng không gian riêng để làm phòng trà. Là nơi mọi người quây quần bên nhau cùng thưởng thức tách trà thơm nóng, bỏ đi những bận rộn của một ngày đã qua, tự tạo cho tâm hồn sự bình yên nhất định.

Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Cụ thể các nguyên tắc này được hiểu như sau:

  • Hòa: Đây chính là sự hài hòa trong tất cả các yếu tố khi ngồi thưởng trà. Hài hòa giữa đất và trời, giữa người với người….

  • Kính: Đây được xem là sự kính trọng của người thưởng trà với các sự vật khác nhau, giữa người với người. Sự kính trọng này đạt đến cảnh giới khi mọi sự hòa hợp với nhau ở đỉnh điểm.

  • Thanh: Là lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

  • Tịch: Đây được hiểu là lòng thanh thản, sự nhẹ nhàng không vướng bận ưu phiền khi thưởng trà.

Trà đào được xem là một nghệ thuật, bởi nó cần có sự hài hòa về các yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà.


3. Những nguyên liệu, dụng cụ không thể thiếu trong một buổi tiệc trà

nguyên liệu, dụng cụ

Hai thứ cơ bản phải chuẩn bị cho một buổi tiệc trà bao gồm nước và dụng cụ pha trà. Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Người Nhật tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.

Các dụng cụ - được gọi là chadougu - được sử dụng trong các nghi lễ trà đạo của Nhật Bản không chỉ là một nhu cầu thiết thực mà còn được coi là hiện thân vật lý của triết lý Thiền. Ly và bát lễ truyền thống thường được làm từ đất nung hữu cơ. Các dụng cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong một buổi trà đạo là chawan (bát trà), được thiết kế để pha và uống trà. Các bát được chọn theo mùa, và hầu hết các quán trà và những bậc thầy trà có một bộ rất nhiều chawan để lựa chọn. Những chiếc bát sâu giữ ấm trà trong thời tiết mát mẻ, trong khi những chiếc nông phù hợp với những tháng ấm hơn. Chiếc bát là thứ kết nối chủ nhà với khách của họ, giống như một sự tôn trọng lẫn nhau, như Kamono giải thích: Một khi chủ nhà chân thành phục vụ một bát trà cho khách, khách phải tôn trọng và biết ơn. Bằng cách xử lý bát bằng cả hai tay một cách cẩn thận, bạn có thể thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của mình.

Các dụng cụ khác mà bạn sẽ thấy trong một buổi lễ là natsume (caddies trà), nơi lưu trữ trà trước khi sử dụng, một cha shaku (muôi) để múc trà vào từng bát và sen (roi trà). Ít rõ ràng hơn, nhưng cũng không thể thiếu trong quy trình, là fukusa, một loại vải cụ thể được chủ lễ sử dụng để làm sạch các dụng cụ và cha kin, một loại vải riêng được sử dụng để lau bát. Vì các nghi lễ trà được thực hiện trước mặt khách, chất lượng và hình trang trí của các dụng cụ chính là một sự phản ánh của hình ảnh chủ nhà. Mỗi âm thanh, mùi, góc nhìn, xúc giác và vị giác bạn trải nghiệm trong phòng trà là đại diện cho lòng hiếu khách từ chủ nhà, Kamono, có nghĩa là chủ nhà dự kiến ​​sẽ sử dụng thiết bị tốt nhất của họ cho sự kiện. Trong suốt buổi lễ, bạn sẽ phải hạn chế trò chuyện ở mức tối thiểu, nhưng bạn cũng nên lịch sự để thể hiện sự đánh giá cao đối với chủ lễ của bạn bằng cách khen ngợi chủ nhà về trà, dụng cụ và dụng cụ của họ.


4. Quy trình thưởng trà

Một buổi tiệc trà thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ bao gồm cả việc pha và uống trà. Trước tiên người pha trà cần phải làm ấm dụng cụ (tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ), sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện, với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt. Đối với loại trà xanh bình thường, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần:

  • Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60ºC, ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất.

  • Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80ºC khoảng 30-40 giây. Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản.

  • Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90ºC khoảng 30- 40 giây.

Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà. Không chỉ có nhiều đặc điểm đặc biệt về cách pha trà, uống trà, người Nhật còn xây dựng nên nhiều nét văn hóa đẹp khác khiến họ tự hào, trong đó có văn hóa tặng quà.

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, bạn cần để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, bạn xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về. Nếu là lần đầu tham dự buổi trà đạo, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như chính bản thân mình đang tham gia đóng một vở kịch với nhiều thao tác phức tạp và những tình tiết nhỏ song vô cùng tinh tế.

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà, loại bánh được sử dụng nhất là wagashi, vị ngọt thanh của bánh wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng. Các bạn hãy bẻ từng chút bánh một để có thể ăn hết trước khi trà xoay vòng đến vị trí của mình. Khi đó các bạn lưu ý không uống từ phía chính diện của chén trà. Các bạn phải xoay chén trà hướng phía chính diện về phía khách. Người nhận sẽ xoay chén trà để lệch khỏi phía chính diện khi uống sao cho có thể vừa thưởng thức các hình vẽ, hoa văn ở phía chính diện, vừa không được làm dây bẩn phía chính diện của chén trà rất quan trọng này, đó chính là quy tắc của trà đạo. Nói một cách cụ thể là bạn sẽ cầm chén trà bằng tay phải, đặt lên lòng bàn tay trái. Tiếp đó các bạn sẽ xoay chén trà trên tay từng chút một theo chiều kim đồng hồ. Sau đó uống trà ở vị trí lệch khỏi phía chính diện. Các bạn cũng lưu ý là không uống hết 1 hơi mà thông thường sẽ uống làm 3 ngụm rồi trả lại chén trà. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản.


5. Các nghi lễ trà đạo dành cho khách du lịch ở Tokyo

Nghi lễ trà đạo

Với sự hấp dẫn trà đạo, nghi lễ này như một điểm thu hút khách du lịch, ngày nay rất nhiều nghi lễ được tổ chức tại Tokyo nhằm giới thiệu truyền thống cho du khách, thay vì diễn ra hàng ngày. Trong xã hội hiện đại, trà đạo có thể có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Ví dụ, nó có thể là một khám phá sâu sắc về văn hóa Nhật Bản; một nghi lễ mang tính tâm linh, thiền định; một sự kiện xã hội; hoặc chỉ một chút vui vẻ. Nghi lễ trà diễn ra quanh năm, nhưng một trong những thời điểm tốt nhất để trải nghiệm thưởng thức trà đạo ở thủ đô Nhật Bản là vào giữa đến cuối tháng 10, trong lễ hội trà đạo Tokyo Grand thường niên. Sự kiện này là một nơi tuyệt vời để khám phá thế giới của các nghi lễ Nhật Bản, đặc biệt là cho người mới bắt đầu và người nước ngoài, với nhiều bài thuyết trình bằng tiếng Anh.

Được tổ chức trong khung cảnh tuyệt đẹp của Vườn Hamarikyu, sự kiện này tổ chức một loạt các kỹ thuật trình diễn và bạn có thể tham dự các bài học do các trường trà đạo của thành phố điều hành. Đây là nơi bạn sẽ tìm thấy các cuộc triển lãm được điều hành bởi ba trường lịch sử lớn của Tokyo: Omote-senke, Ura-senke và Mushanokoji-senke. Chi phí 300 yên/ 1 người để bạn có thể tham dự. Nếu bạn không thể đến sự kiện đó, bạn cũng có thể ghé qua Nadeshiko, một cửa hàng cho thuê kimono ở Asakusa, cung cấp trải nghiệm trà kimono và trà đầy đủ với giá khoảng 5000 Yên khi đặt phòng. Một số công viên công cộng ở Tokyo là trung tâm trà đạo theo mùa. Ví dụ, Mukōjima-Hyakkaen ở Sumida thường xuyên tổ chức các sự kiện mà bạn có thể tham gia, với một khoản phí nhỏ, các lễ kỷ niệm đặc biệt như tsukimi (các bữa tiệc ngắm trăng).

Cho dù quy trình của một buổi tiệc trà rất phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng người Nhật vẫn học và họ cảm thấy rất thú vị và xứng đáng. Mỗi buổi tiệc trà, theo hình thức nào đi nữa cũng luôn luôn góp phần làm cho con người quên đi những nhọc nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn và muốn hướng đến điều thiện hơn. Vì vậy, nếu có dịp tới thăm Nhật Bản, bạn đừng quên “ bỏ túi” những hướng dẫn từ Justfly.vn và đăng kí tham gia trải nghiệm một buổi trà đạo truyền thống.

Nội dung

  • 1. Nguồn gốc của trà đạo
  • 2. Đặc điểm trong phong cách thưởng thức trà đạo
  • 3. Những nguyên liệu, dụng cụ không thể thiếu trong một buổi tiệc trà
  • 4. Quy trình thưởng trà
  • 5. Các nghi lễ trà đạo dành cho khách du lịch ở Tokyo

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678