Thời gian tham quan Đền Thái Vi Ninh Bình tốt nhất là vào mùa xuân. Thời tiết đẹp, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc. Đây cũng là thời gian diễn ra nhiều lễ hội nhất. Khi đến với Đền vào dịp lễ hội, du khách sẽ thấy được những nét văn hóa đặc trưng của địa phương.
Để di chuyển đến đền Thái Vi hiện nay có hai cách: đi đường bộ qua bến Văn Lâm rồi rẽ vào đường song song với sông Ngô Đồng để vào đền, hoặc xuôi dòng, xuôi thuyền vào Tam Cốc. Tuy nhiên, lối vào thông qua đường thủy sẽ độc đáo hơn cả. Bạn sẽ được hóa thành một “chấm” nhỏ xíu giữa không gian bát ngát, rộng lớn của Tam Cốc, bao quanh là những rặng núi xám xanh đan xen.
Vé vào cửa và đỗ xe hoàn toàn miễn phí.
Ẩn mình giữa khung cảnh thiên nhiên tựa tranh vẽ, đền Thái Vi có lối kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Tất cả các cột trụ trong và ngoài đền đều được làm bằng đá xanh nguyên khối, bên ngoài được chạm khắc công phu, tỉ mỉ với những hoa văn trang nhã, uyển chuyển không thua kém gì chạm khắc trên gỗ.
Trước đền là giếng ngọc cũng được xây bằng đá xanh quanh năm nước trong xanh. Phía sau đền là dãy núi Cấm Sơn hùng vĩ. Bên trong đền sẽ trưng bày nhiều pho tượng cổ, bia ghi công đức. Hai nhà Vọng đứng hai bên, đây là nơi các bô lão tổ chức tế lễ. Ngũ Đại Môn Quan có kiến trúc độc đáo, cột đá được khắc câu đối bằng chữ Hán, xung quanh hiên là hình lưỡng long chầu nguyệt.
Mỗi dịp Tết đến xuân về hay lễ hội đền Thái Vi, nhân dân thập phương lại nô nức kéo về dự hội. Vào các năm Dần, Ngọ, Mão, Dậu, đền Thái Vi sẽ mở hội lớn vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 Âm lịch.
Hội đền Thái Vi là lễ hội chính của làng. Ngày 14/3, nhân dân làng Văn Lâm tổ chức lễ khai ấn cửa đền và rước bát hương thần về đình Các. Các làng thuộc Vũ Lâm xưa sẽ rước kiệu thiêng tượng trưng cho làng mình đến đình Các vào ngày 15 tháng Ba để tế lễ.
Kiệu thánh sẽ được rước qua các thôn Xuân Áng, Khả Lương, Hành Cung, Hạ Trạo, Tuần Cao qua thôn Khê Đầu. Sau khi làm lễ tại đình Các xong, các làng lần lượt tiến về đền Thái Vi để tế các vua Trần. Tiếp theo buổi lễ là màn hát Ca Công, kéo chữ. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như cờ người, đấu vật, múa lân, múa rồng, chèo thuyền, v.v.
Một số lưu ý chung khi đến Đền Thái Vi nói riêng và các đền chùa khác nói chung:
Đền Thái Vi là một điểm đến không thể bỏ qua, sẽ rất xứng đáng với thời gian và công sức của bạn bỏ ra để đến đây. Điểm nổi bật của ngôi đền không chỉ là bối cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, trông giống như một bức tranh màu nước, mà còn là kiến trúc độc đáo, nhuốm màu thời gian. Hy vọng những chia sẻ của Justfly đã giúp bạn hiểu thêm về một trong những địa danh nổi tiếng tại Ninh Bình.
6 đánh giá
Đền Thái Vi ở đâu?
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền Thái Vi được người dân cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 13, đây là nơi thờ các vị vua của triều đại nhà Trần, các tướng nhà Trần và Hoàng hậu Thuận Thiên. Ngôi đền được xây trên chính nền của hành cung Vũ Lâm, một căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai của nhà Trần.
Đền nằm ở vị thế bên phải là dòng sông Ngô Giang, bên trái có núi Cối Lĩnh với vẻ đẹp nên thơ của một vùng non xanh nước biếc. Trước cửa đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh, bốn mùa nước trong vắt như gương. Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn. Phía ngoài là Nghi môn, hai bên có đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối.
Nên đi đền Thái Vi vào thời gian nào?
Đền Thái Vi mở cửa quanh năm, nên bạn có thể đi bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên nếu được, bạn hãy cố gắng sắp xếp lịch trình để ghé nơi đây và cũng như các địa điểm tâm linh tại Tràng An vào dịp Tết Âm lịch. Đây là lúc mà thời tiết miền Bắc vô cùng đẹp, khi không khí vẫn còn hơi se lạnh. Ngoài ra, vào tháng 3 Âm lịch đền Thái Vi sẽ tổ chức lễ hội cực kỳ lớn trong 3 ngày 14, 15, 16/3 Âm lịch cứ 3 năm một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu, nếu đến vào dịp này bạn sẽ được ngắm nhìn quang cảnh lễ hội đông vui nhộn nhịp.
Lễ hội đền Thái Vi khi nào?
Cứ 3 năm một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu, đền Thái Vi sẽ tổ chức một lễ hội cực kỳ lớn trong 3 ngày 14, 15, 16/3 Âm lịch. Bởi vì theo quan niệm của người dân địa phương Tam Cốc sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông thì ngày 15/3 là ngày vua về Thiên Trường thuộc Nam Định bái yết tổ tiên, ăn mừng chiến thắng. Vì thế, tổ chức lễ hội này cũng là tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng của vua, cũng như cảm tạ sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ đã xả thân vì dân tộc. Hội đền Thái Vi là hội làng tổng. Vào chiều ngày 14/3 dân làng Văn Lâm đã lễ mở cửa đền, rước bát hương thánh ra đình Các. Người dân tin rằng xưa kia đây là nơi các quan vào trình báo trước khi vào hành cung Vũ Lâm cũng như tế cáo yết các vua Trần ở đây. Sáng ngày 15/3 các làng của tổng Vũ Lâm xưa sẽ rước kiệu thánh đại diện cho làng mình về đình Các để thực hiện các lễ tế.
Cách di chuyển đến Đền Thái Vi như thế nào?
Nếu có chuyến tham quan quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình, các bạn nên dành thời gian ghé thăm đền Thái Vi. Từ bến thuyền Tam Cốc các bạn có thể đi xe đạp hoặc đi bộ dọc theo đường men theo chân núi để tới đền Thái Vi, khoảng cách tầm 1 km từ bến thuyền vào.
Những điểm tham quan nào gần Đền Thái Vi có thể ghé đến?
Bởi vì nằm trên trục đường chính dẫn vào Quần thể danh thắng Tràng An, thế nên trong hành trình vãn cảnh Đền Thái Vi, bạn có thể kết hợp tham quan các danh thắng khác nữa nhé.
Một số điểm tham quan thuộc quần thể di sản thế giới kép với cảnh sắc non nước hữu tình khiến bao người ngây ngất mà bạn có thể ghé đến để chuyến hành trình khám phá Ninh Bình thêm phần trọn vẹn có thể kể đến như: Quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Hang Múa, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch sinh thái Thung Nham, Vườn chim Thung Nham, Chùa Bái Đính, v.v.