08:00 - 17:00(Đang mở cửa)
Khu đất Vụng Gạo, Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
Danh lam thắng cảnh
094 419 48 97
Để đến Cố Viên Lầu du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau từ xe bus, xe máy thuê đến xe ô tô. Để tiết kiệm chi phí du khách nên lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng vừa tiết kiệm lại có cơ hội ngắm cảnh đẹp trên đường đi. Hiện tại thành phố Ninh Bình khai thác gần 10 tuyến xe bus để phục vụ du khách đến Cố Viên Lầu:
Sau phục dựng vào năm 1990, Cố Viên Lầu trở thành một trong những địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách gần xa. Để đến tham quan làng cổ Bắc Bộ này bạn sẽ chỉ tốn 50.000 đồng/người. Tuy nhiên nếu chọn vào làng cổ để chụp hình, quay film thì vé sẽ được bán với mức giá khác tùy vào số lượng, mục đích.
Đến với làng cổ bạn sẽ được khám phá nhiều hơn về nét văn hóa Bắc Bộ thời xa xưa thông qua các điểm tham quan lý tưởng.
Nhà cổ Lưu Phương với diện tích 90m2, được xây dựng với kiến trúc 5 gian, 2 trái tạo điểm nhấn ấn tượng với nền lát gạch đỏ thủ công. Toàn bộ nhà được làm từ gỗ xoan lấy từ Thanh Hóa.
Những họa tiết hoa văn trên tường, cột được khoét đục khéo léo, tinh tế từ các nghệ nhân chuyên nghiệp, kinh nghiệm, làm cho ngôi nhà cổ Lưu Phương mang tính nghệ thuật cổ xưa đặc sắc.
Nhà cổ Ý Yên nằm ở huyện Ý Yên, Nam Định được xây dựng vào năm 1883, nơi đây trưng bày đồ cổ như đĩa, bát, thạp men ngọc, âu,... đời Lý, thế kỷ XII - XIII. Đến nơi đây bạn sẽ có cơ hội được tận mắt chứng kiến những đồ vật được sử dụng trong cung điện vua chúa thời xưa.
Đây là nơi trưng bày hơn 100 chóe rồng thời Gia Long năm 1802 độc nhất vô nhị hiện nay. Với diện tích 111.7m2, nhà cổ Thọ Xuân được xây dựng theo lối kiến trúc “hiện tiền cổ ngỗng xà đùi bảy bóng” gồm 3 gian, 2 nhà ngang và 2 dĩ tạo thành kiến trúc nhà mái đặc biệt.
Với tổng thể mặt bằng theo hình chữ môn, kết hợp kiến trúc mái đặc biệt làm tổng thể nhà cổ Thọ Xuân trở thành một trong những lối kiến trúc đặc sắc cho nhà cổ thời xưa.
Đây là nơi duy nhất còn giữ lại cấu trúc nhà Đại Khoa, “hiên tiền cổ ngỗng”. Với diện tích 103,6m2 nhà cổ Khánh Hòa là nơi trưng bày bộ sưu tập hoành phi câu đối, sập gụ, tủ chè,... 100 năm tuổi từ thế kỷ XVIII, XIX.
Là nét đặc trưng thể hiện cho kiến trúc tầng lớp nông nông dân Việt Nam thời bấy giờ. Trong làng cổ các kiến trúc nhà ở thể hiện đặc trưng riêng cho tầng lớp bần nông của đầu thế kỷ thứ 19.
Ngôi nhà thường được chia làm 3 gian chính và 2 gian buồn, nền đất sét, mái lá, bao quanh bởi rào tre. Trong sân là những dụng cụ cần cho sinh hoạt: đụn rơm, chum đựng nước, cối đá,... vẽ nên một khung cảnh yên bình, gần gũi, thân thuộc trong văn hóa làng quê.
Để có chuyến tham quan làng cổ thú vị, đầy ý nghĩa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu bạn yêu thích khám phá nét văn hóa kiến trúc thời xưa, muốn cùng gia đình tận hưởng chuyến du lịch mang không khí núi rừng đậm chất truyền thống văn hóa làng cổ? Justfly hy vọng Cố Viên Lầu sẽ là lựa chọn thú vị. Chúc bạn có chuyến du lịch vui vẻ bên gia đình, bạn bè, người thân.
5 đánh giá
Cố Viên Lầu ở đâu?
Nhắc đến Ninh Bình có lẽ phần lớn mọi người sẽ nhớ đến Tam Cốc Bích Động, Tràng An, Hang Múa vốn đã quá quen thuộc vì thường xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh, MV ca nhạc… Ít ai biết được rằng ở miền đất tổ Hoa Lư chúng ta còn có một địa điểm cũng rất độc đáo là Cố Viên Lầu, ngôi làng cổ đặc trưng kiểu Bắc Bộ.
Cố Viên Lầu nằm ngay kế bên bến thuyền Tam Cốc và bên đường đi đền Thái Vi, trong vùng đệm của Quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình. Khu nhà cổ này có diện tích lên đến khoảng 20.000 m2 và tập hợp nhiều nhà cổ được sưu tầm ở Ninh Bình và đồng bằng Bắc Bộ. Bên trong 22 ngôi nhà này đều có đầy đủ các dụng cụ như tràng kỷ, sập gụ, tủ chè...
Làng Việt Cổ ở Cố Viên Lầu nằm cạnh bến thuyền Tam Cốc, phía Đông giáp đường vào đền Thái Vi, phía Tây giáp với sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến đò Tam Cốc, phía Bắc giáp với dãy núi cửa Quen. Những ngôi nhà cổ thuộc khu vực này được xây dựng chủ yếu từ thời nhà Nguyễn trở lại nhưng vẫn thể hiện được nét văn hóa, đặc trưng kiến trúc truyền thống độc đáo của người Việt.
Cố Viên Lầu mở cửa mấy giờ?
Cố Viên Lầu mở cửa từ 7 giờ sáng tới 18 giờ.
Di chuyển tham quan Cố Viên Lầu như nào?
Sau khi tới Ninh Bình du khách có thể di chuyển theo hướng QL1A và ĐT 491C để đến được Cố Viên Lầu. Trong địa bàn tỉnh có các phương tiện giao thông khá thuận lợi như xe buýt, xe taxi hoặc xe máy. Với xe buýt sẽ dành cho những bạn muốn tiết kiệm chi phí và cũng có thời gian để chờ đợi, hiện tại đang có khoảng 10 tuyến được khai thác.
Tuyến xe buýt 01 chạy Ninh Bình – Nho Quan
Tuyến xe buýt 03 chạy Ninh Bình – Tam Điệp
Tuyến xe buýt 19 chạy Xích Thổ – Thành phố Ninh Bình
Tuyến xe buýt 02 chạy Ninh Bình – Lai Thành
Tuyến xe buýt 04 chạy TP Ninh Bình – Yên Mô – Lai Thành
Tuyến xe buýt 09 chạy bến xe Phía Đông – Nho Quan
Tuyến xe buýt 07 chạy từ thành phố Ninh Bình – Đò Mười
Tuyến xe buýt Ninh Bình số 05 chạy thành phố Ninh Bình – Rịa – Nho Quan
Tuyến xe buýt số 08 từ Trạm dừng nghỉ Nam Thành – Phú Long (Nho Quan)
Tuyến xe buýt NN11 từ Tp Nam Định – Tp Ninh Bình
Sau khi tới trạm bạn có thể thuê xe ôm để tiếp tục đi đến điểm tham quan. Ngoài ra để chủ động nhất chúng ta nên thuê xe gắn máy sẽ tốt hơn, bởi với xe gắn máy bạn có thể thỏa thích thăm thú theo nhu cầu của bản thân mà không lo trễ giờ.
Giá vé tham quan Cố Viên Lầu bao nhiêu?
Hiện tại giá vé vào cổng Cố Viên Lầu là 50.000VND/người. Nhưng nếu bạn đến để chụp ảnh theo đoàn thì mức giá sẽ thay đổi tùy theo số lượng người vào.
Nên mặc gì tới Cố Viên Lầu?
Trang phục là vấn đề được nhiều bạn quan tâm khi đi du lịch Ninh Bình. Tùy vào thời tiết cũng như không gian, màu sắc của điểm đến mà chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các trang phục thích hợp nhất. Cụ thể nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi với thời tiết mát mẻ, khí hậu trong lành mà chúng ta có thể lựa chọn các trang phục mỏng nhẹ, dễ chịu.
Nếu bạn là người không thích trang phục quá màu mè, năng động và giản dị thì quần jeans với áo phông chính là sự lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó chúng ta có thể kết hợp với một đôi giày thể thao hoặc giày lười. Với kiểu trang phục thoải mái này chúng ta có thể thỏa thích vận động, vui chơi mà không phải quá mệt mỏi suy nghĩ đi Ninh Bình mặc gì. Hơn nữa khi vào những điểm đến như đền, chùa Ninh Bình thì trang phục này cũng vô cùng thích hợp.
Ninh Bình là mảnh đất mang đậm không khí hoài cổ với không gian quê hương hữu tình, thế nên diện áo dài cách tân giữa mây trời nơi đây khiến các bạn gái có cảm giác vừa điệu đà, vừa có nét truyền thống đậm chất Việt. Bạn có thể kết hợp với một chiếc nón lá nữa để trang phục thêm phần hòa hợp với cảnh sắc nơi đây.
Không chỉ có áo dài, cổ phục Việt còn là một kho tàng lớn với đủ loại trang phục qua các triều đại phong kiến. Nổi bật nhất trong số đó có lẽ là áo Nhật Bình và áo Tấc, 2 loại trang phục thường được lựa chọn khi cân nhắc đi Ninh Bình mặc gì. Áo Nhật Bình là trang phục của Hoàng tộc, kiểu áo đối khâm, phần cổ áo hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực. Sở dĩ nó mang tên Nhật Bình là bởi hoa văn ở cổ khi ghép lại sẽ tạo thành một hình chữ nhật trước ngực.
Còn áo Tấc là trang phục thời Nguyễn phổ biến với mọi tầng lớp từ dân thường cho đến quan lại, vua chúa. Nó thường gồm một áo ngũ thân dài quá đầu gối với tay thụng dài bằng gấu, áo lót bên trong màu trắng, mặc cùng với quần dài trắng và khăn vấn. Áo tấc nam cũng không khác gì với áo tấc nữ. Nếu không muốn may đo sẵn bạn cũng có thể thuê cổ phục tại các địa điểm cho thuê trang phục Ninh Bình như tiệm Chi Chi, Tiệm Đàm, LIBÉ Dress, Bohomian by Miêu, WEDress...