Đông Cung Đền Và, Sơn Tây

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)

Thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Dao Truong Thi

Dao Truong Thi

20:37 05/05/23

Đến đền vào giữa trưa nắng với nhiệt đồ hơn 40 độ, ngồi dưới bóng cây nghe câu chuyện về đền Và, về sự linh thiêng và ngắm nhìn dòng người đổ về đây làm lễ cảm thấy thư thái trong lòng.

Duy Minh

Duy Minh

16:21 12/03/23

Cổ kính, đông đúc. Mang dáng vẻ linh thiêng. Hàng quán bày bán cùng các trò chơi đỏ đen nhiều là điểm trừ

Nguyễn Giang

Nguyễn Giang

16:04 05/02/23

Đền Và thờ Sơn Tinh rất linh thiêng

Đào Tuấn Minh

Đào Tuấn Minh

17:20 25/02/22

Cổ kính, trang nghiêm, đền hoạt động rất có nguyên tắc, không phải lúc nào cũng được tự động vào đền dâng lễ, có ban tổ chức đứng ra thu lễ rồi dâng vào bên trong, hết hương thì ban tổ chứ trả lại cho người lễ.

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Đền Và hay Đông Cung Đền Và nằm cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 2km tọa lạc trên một quả đồi thấp ở Phường Trung Hưng, xung quanh là rừng lim cổ thụ đã có từ trăm năm nay. Từ trên cao nhìn xuống, quả đồi có hình một con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Ngoài tên gọi Đền Và, người dân trong vùng còn gọi với cái tên đền Đông Cung trấn phía đông cùng với 3 ngôi đền nữa là Bắc Cung - đền Thính Vĩnh Phúc, Nam Cung Tản Lĩnh và Tây Cung đền thánh Tản Viên Ba Vì từ xưa đến nay thờ tự thần núi Tản Viên Sơn Thánh.

Người dân trong vùng còn truyền tai nhau câu chuyện truyền thuyết rằng, Sơn Tinh hay Tản Viên Sơn Thánh còn được gọi là "Đệ nhất Phúc đẳng thần", con rể Vua Hùng thứ sáu, chồng của công chúa Ngọc Hoa. Người đã có công lớn giúp dân đánh thắng Thủy Tinh qua những trận thủy chiến ác liệt, biểu tượng cho tinh thần quật cường đấu tranh chống lại thiên nhiên của dân ta. Tổng diện tích ngôi đền lên tới 2.000m² được bao ở hai bên và phía sau bởi tường thành bằng đá ong cao 2m15 nằm trên đồi Và với rất nhiều lim, mít, thông, đại, muỗm… Trong đền cũng là một không gian xanh xanh thu nhỏ trồng rất nhiều cây vóc vàng, hai bên nhà tiền tế có hai cây lan lớn nở rộ mỗi khi hè về.

Thông thường, nếu đến Đền Và để cúng lễ, bạn nên đến đền vào những dịp lễ tiết lớn của đền như dịp đầu xuân năm mới (khoảng 15/1 âm lịch đổ lại) hoặc lễ hội mùa xuân (ngày 15/1 âm lịch) hoặc lễ hội mùa thu (ngày rằm tháng chín) tại Đền Và. Nếu muốn đến bản đền thường xuyên hơn, bạn có thể cúng lễ vào các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm trong mỗi tháng âm lịch.

Nếu đến Đền Và để tham quan thì bạn nên đi vào lúc tiết trời sang xuân, đặc biệt là những ngày đầu năm mới hoặc đi vào mùa lễ hội của đền. Khi ấy thời tiết vừa mát mẻ, bạn lại vừa có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo của người Việt tại ngôi đền này.

Đền Và cách thành phố Hà Nội khoảng 51km, mất khoảng hơn 1 giờ di chuyển theo đường 32 bằng nhiều loại hình phương tiện mà du khách có thể tham khảo như: Xe máy, xe bus, xe ô tô cá nhân, thuê xe du lịch...

Đường đi từ trung tâm thành phố -> đường Tân Xuân phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm -> đường Liên Mạc -> thị trấn Phùng -> đi dọc theo quốc lộ 32 -> thị xã Sơn Tây -> đường Vân Gia -> Đền Và.

Không quá cách xa trung tâm nên bạn có thể tới đền bằng xe bus cũng rất thuận tiện. Bắt chuyến xe số 32 hoặc 34 sau đó bạn chuyển tuyến lên xe số 70A, 70B hoặc 92 rồi đi bộ vào là tới đền nhé.

Đền Và có giờ mở cửa đón du khách tham quan, dâng hương, chiêm bái, tìm hiểu từ 08:00 - 18:00. Lịch hoạt động khu di tích lịch sử Đông Cung hay Đền Và vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Hiện tại Đền Và không thu vé tham quan và bạn cũng không mất thêm chi phí gì. Như hầu hết các ngôi đền chùa, du khách hữu duyên đến đền chỉ cần giữ cho tâm thanh tịnh, không tham sân si, không màng cầu danh lợi thì tiệt nhiên lòng sẽ được thanh thản, an nhiên, những điều may mắn sẽ tự nhiên mà tới.

Nét kiến trúc độc đáo tại Đền Và

Ngôi đền có diện tích khá rộng lên đến 2000m2, nằm trong quần thể có khuôn viên rộng lớn 8000m2, mang lối kiến trúc cổ đậm chất phương Đông. Bên cạnh đền là những công trình kiến trúc nổi bật không kém như Nghi Môn, lầu Cô Chín, sân Long hoá, Gác Chuông, Gác Trống, Tả - Hữu mạc, Tiền Tế, Thượng Điện, Hậu Cung, nhà kho, nhà kiệu. Những công trình này đều được xây dựng từ các nguyên liệu quý hiếm như gỗ lim, gạch đá ong, gạch Bát Tràng, ngói mũi ri,... rất độc đáo.

Ngoài ra, bên trong đền còn trang trí bằng những đồ vật giá trị như bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) và các bức khảm, bức chạm bong, chạm nổi,... được thực hiện bởi những nghệ nhân khéo tay nhất thôn Đoài.

Tham gia những lễ hội truyền thống

Ngoài hoạt động tham quan kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện cổ tích về Thánh Tản Viên Sơn, Đền Và còn là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống Việt Nam. Đó là lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 14 đến 17 tháng Giêng âm lịch, cứ 3 năm 1 lần thì lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, còn gọi là hội chính. Ngoài ra còn có lễ hội rằm tháng Chín được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng Chín âm lịch hàng năm.

Ở lễ hội xuân vào tháng Giêng, người dân thường tổ chức những nghi lễ cúng bái theo truyền thống. Sau đó là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông với sự tham gia của đông đảo mọi lứa tuổi. Người dân ở đây quan niệm rằng khi rước kiệu Thánh Tản Viên Sơn qua sông Hồng sẽ đem lại may mắn trong năm, cầu chúc mùa màng tốt đẹp và tránh được thiên tai bão lũ. Vì thế có rất đông người tập trung lại ở những nơi đoàn rước đi qua. Họ thường chui qua kiệu để lấy phước cầu may; đoàn rước đi ngang qua gia đình nào đều cũng được lập đàn, chuẩn bị mâm lễ để nghênh đón.

Để chuyến đi khám phá di tích đền Và được thuận lợi, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ Justfly chia sẻ dưới đây:

  • Bạn nên đi tham quan địa điểm này trong ngày thay vì đi qua ngày, bởi xung quanh khu vực đền có rất ít chỗ nghỉ qua đêm. Nếu không bạn có thể đặt phòng nghỉ ở thị xã Sơn Tây để có thể khám phá đền cùng các di tích lân cận qua ngày.

  • Vào những ngày diễn ra lễ hội ở đây có khá đông người dân và du khách nên bạn cần đến thật sớm để có một vị trí đẹp tham gia lễ hội. Bên cạnh đó, hãy hạn chế mang những tài sản có giá trị theo người để tránh mất trộm hoặc làm rơi.

  • Du khách nên ăn mặc lịch sự và kín đáo khi tham quan đền cũng như tham gia các lễ hội ở đây.

Trên đây là những thông tin hữu ích cùng các kinh nghiệm du lịch Đền Và dành cho kế hoạch du xuân sắp tới của bạn. Nếu bạn là du khách phương xa và yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống nước nhà thì hãy nhanh tay đặt ngay vé máy bay đi Hà Nội để trải nghiệm chuyến đi đầy ý nghĩa này nhé! Chúc bạn du lịch thật vui.

Đông Cung Đền Và, Sơn Tây

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00(Đang đóng cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội

Thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

4,8 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Đông Cung Đền Và, Sơn Tây, Hà Nội thuộc địa phận thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội.

Đông Cung Đền Và, Sơn Tây có giờ mở cửa đón du khách tham quan, dâng hương, chiêm Bái, tìm hiểu từ 08:00 - 18:00. Lịch hoạt động khu di tích lịch sử Đông Cung Đền Và, Sơn Tây vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng người dân Vân Gia, Trung Hưng lại long trọng tổ chức Hội Xuân đền Và. Nghi lễ trọng tâm chính là rước long ngai bài vị “Tam vị Đức Thánh Tản” từ đền Và qua con sông Hồng sang bên tả ngàn để đến đền Ngự Dội thuộc xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc để làm lễ tế và diễn lại sự tích nhà ngài tắm và trở về Đền Và. Không chỉ người dân trong vùng mà lễ hội còn thu hút đông đảo du khách tham dự với đoàn rước dài tới 3 - 4 km.

Hội Thu là lễ hội thứ hai của đền tổ chức vào rằm tháng 9 với nghi thức đánh bắt cá trên sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành nhiều loại món khác nhau tế Thánh. Dân gian truyền lại từ sự tích thánh dạy nhân dân trong làng đánh bắt cá được 100 con cá và người đã phóng sinh một con cá trê, từ đó mà mỗi năm người dân lại tổ chức hội Thu một lần.

Đền Và cách thành phố Hà Nội khoảng 51km, mất khoảng hơn 1 giờ di chuyển theo đường 32 bằng nhiều loại hình phương tiện mà du khách có thể tham khảo như: Xe máy, xe buýt, xe ô tô cá nhân, thuê xe du lịch...

Đường đi từ trung tâm thành phố -> đường Tân Xuân phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm -> đường Liên Mạc -> thị trấn Phùng -> đi dọc theo quốc lộ 32 -> thị xã Sơn Tây -> đường Vân Gia -> Đền Và.

Không quá cách xa trung tâm nên bạn có thể tới đền bằng xe buýt cũng rất thuận tiện. Bắt chuyến xe số 32 hoặc 34 sau đó bạn chuyển tuyến lên xe số 70A, 70B hoặc 92 rồi đi bộ vào là tới đền nhé.

Hiện tại Đông Cung Đền Và, Sơn Tây không thu vé tham quan và bạn cũng không mất thêm chi phí gì. Như hầu hết các ngôi đền chùa, du khách hữu duyên đến đền chỉ cần giữ cho tâm thanh tịnh, không tham sân si, không màng cầu danh lợi thì tiệt nhiên lòng sẽ được thanh thản, an nhiên, những điều may mắn sẽ tự nhiên mà tới.

Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
089 9094 678(8h - 24h)