07:00 - 20:00(Đang mở cửa)
Thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Danh lam thắng cảnh
0986 611 496
Chùa Khai Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách và phật tử không chỉ trong khu vực mà còn ở cả nước. Đặc biệt, hai tháng đầu năm là thời điểm lý tưởng để đến tham quan, bởi khi đó thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu. Không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của chùa mà còn du khách còn đến để cầu bình an, mong muốn cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, nhiều sức khỏe, công danh và làm ăn thuận lợi. Bạn cũng có thể ghé thăm chùa vào những ngày Rằm và mồng Một để dâng hương lễ Phật và đem lại điềm lành cho bản thân và gia đình.
Chùa Khai Nguyên cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 43km. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo quốc lộ 32 hoặc cao tốc Láng Hòa Lạc là tới chùa Khai Nguyên. Thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng với các phương tiện là xe ô tô, taxi, xe máy.
Nếu bạn không có phương tiện cá nhân thì có thể tới chùa Khai Nguyên bằng xe bus, đi tuyến bus số 74. Lộ trình di chuyển của tuyến bus 74 như sau: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì- Đại Lộ Thăng Long - Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao Viettel - QL21B - Phố Tùng Thiện - Viện 105 - Thanh Vị - Xuân Khanh.
Hiện nay, chùa Khai Nguyên không thu vé vào cửa. Du khách tự do tham quan và dâng hương.
Theo những bi ký còn lưu giữ trong khuôn viên chùa, công trình này được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI. Sau bao thay đổi của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2003, chùa đã được các Phật tử gần xa kêu gọi quyên góp, trùng tu với quy mô khá lớn.
Chùa Khai Nguyên có kiến trúc vô cùng đặc biệt, cổ kim kết hợp giao hòa. Chùa vừa mang vẻ đẹp của những kiến trúc cổ hòa quyện cùng với những đường nét hiện đại, thu hút rất đông du khách tới đây. So với các ngôi chùa như Yên Tử, Ngọc Hoàng thì chùa Khai Quang có diện tích nhỏ hơn nhưng nếu so sánh về kiến trúc thì không hề kém cạnh. Sự kết hợp giữa kim và cổ mang đến sự độc đáo, đặc sắc riêng cho ngôi chùa linh thiêng này.
Chùa Khai Nguyên có tổng diện tích khoảng 5000m2, bao gồm tháp Trống, tháp Chuông, động Quan Âm, chính điện, suối Quan Âm và nội viện.
Ngoài ra, bạn sẽ thấy phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo.
Hiện nay, Chùa Khai Nguyên là nơi lưu giữ bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á vơi chiều cao 72m và đường kính bệ tượng lên đến 1200 m2. Bên trong pho đại tượng sẽ gồm 13 tầng. Trong đó, 12 tầng được bố trí để các tín hữu gần xa tham quan điện thờ Bồ Tát. Tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như địa ngục, ngạ quỷ, Atula…
Ngoài bức đại tượng được nhiều tín đồ du lịch chú ý, Chùa Khai Nguyên còn có nhiều nét đặc sắc khác. Nổi bật trong số đó là hệ thống tượng Phật gồm 1975 pho lớn nhỏ trong gian Tam Bảo. Tất cả đã tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, chùa còn là nơi lưu giữ một số di vật có giá trị như hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 và Gia Long thứ 14, 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22. Đây là một sử liệu quý báu cho ta thấy những giá trị văn hóa - lịch sử tại Chùa Khai Nguyên.
Tại chùa Khai Nguyên, ngoài các ngày lễ truyền thống như ngày mùng 1 và ngày rằm, còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm. Trong khoảng cuối tháng, chùa sẽ long trọng tổ chức lễ Vu Lan với nhiều hoạt động đặc sắc như Đêm Tri Ân, Dâng Hoa Cảm Niệm Cha Mẹ, và triển lãm các loại hoa hồng và các khu tiểu cảnh mang ý nghĩa của mùa Vu Lan. Đây là thời điểm quan trọng trong năm, thu hút rất đông phật tử và du khách đến tham dự, để dâng lễ và cầu nguyện cho gia đình, cho chính mình và cho những người thân yêu.
Hàng năm, chùa Khai Nguyên tổ chức khóa tu mùa hè với thời lượng kéo dài một tháng, thu hút một lượng lớn tăng ni phật tử cũng như những người yêu thiền đến từ khắp nơi. Khoá tu mang lại cho mọi người cơ hội để tương tác với nhau, học hỏi những lời dạy của đạo phật và tận hưởng thiên nhiên trong lành. Ngoài các buổi học, khoá tu còn cung cấp cho tăng ni phật tử các hoạt động giải trí như chơi trò chơi, cắm trại, và tham quan các địa điểm du lịch lân cận. Khoá tu mùa hè chùa Khai Nguyên là một sự kiện đáng chú ý không chỉ vì giúp các tăng ni phật tử tiếp cận với đạo phật mà còn vì mang đến cho họ cơ hội để xây dựng những mối quan hệ mới và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.
Dịp cuối tuần các gia đình có thể về đây viếng Phật, thưởng thức cơm chay và làm những việc công đức ý nghĩa. Không những thế, chùa còn nổi tiếng với bài thuốc nam chữa gan, mật bí truyền.
Ngôi cổ trấn bình yên này là điểm đến lý tưởng để bạn tận hưởng không khí thanh tĩnh và tạm quên đi những bộn bề, hối hả của cuộc sống. Đạp xe xung quanh làng cổ Đường Lâm check in cổng làng Mông Phụ, thăm thú những ngôi nhà cổ, đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền,... và không quên thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.
Du lịch chùa Khai Nguyên, Sơn Tây nhớ dành chút thời gian đến tham quan và tìm hiểu thành cổ Sơn Tây được xây dựng bằng đá ong duy nhất ở Việt Nam. Kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, những điểm tham quan ấn tượng ở đây có: cột cờ, vọng lâu, súng thần công, điện Kính Thiên, hào nước thơ mộng,... Tất cả đều toát lên nét cổ kính và đậm chất yên bình.
Chùa Mía lưu giữ nhiều pho tượng cổ nhất Việt Nam như: tượng Bà Thị Kính, tượng Tuyết Sơn, tượng Phật Bà Quan Âm, nhưng bức tượng La Hán,... Đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tán lớn xum xuê với gốc bám sâu vào lòng đất. Tòa bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa kiến trúc vô cùng độc đáo hay khoảng sân vườn với những hòn non bộ cực đẹp.
Nằm ở thị xã Sơn Tây, cách chùa Khai Nguyên chỉ khoảng chưa đầy 15km, làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam là nơi để tìm hiểu những kiến trúc, cũng như nét đẹp văn hoá trong phong tuc, lối sống của các dân tộc Việt Nam. Hàng năm còn có nhiều lễ hội được tổ chức với các hoạt động tín ngưỡng ấn tượng.
Nhà hàng Gà Ngon là thương hiệu ẩm thực lâu đời với gần 20 năm hoạt động. Đây là một trong những nhà hàng vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam, đã được Tạp chí du lịch danh tiếng của Mỹ Triprow đánh giá là “địa điểm ẩm thực nên đến ăn ít nhất một lần trong đời”. Chính vì sự nổi tiếng này, suốt nhiều năm qua, Gà Ngon luôn thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế, cũng như đông đảo Việt Kiều mỗi khi đến Hà Nội và trở thành địa chỉ ẩm thực quen thuộc của đông đảo giới nghệ sỹ nổi tiếng tại Việt Nam.
Suốt nhiều năm qua, Gà Ngon gây sốt với Tứ đại món ăn từ Trâu – Dê – Gà – Cá. Và điều đặc biệt nhất, toàn bộ những món ăn này, đều được chế biến bởi bàn tay tài hoa của một đầu bếp hàng đầu Việt Nam: Vua đầu bếp Phùng Lịch.
Hải Sản Quảng Ninh.vn được biết đến là một trong những siêu thị hải sản tươi sống đầu tiên tại Việt Nam miễn phí chế biến, miễn phí chỗ ngồi ăn nên giá thành hải sản tại siêu thị này luôn rẻ hơn một nữa so với thị trường
Thời gian vừa qua Hải sản Quảng Ninh.vn cũng là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều đoàn du lịch, các hộ gia đình khi đến vui chơi tại các địa danh nổi tiếng của Sơn Tây và Ba Vì
Dọc con đường đến chùa sẽ có rất nhiều các cửa hàng bán sữa chua, bánh sữa. Đây đều là những đặc sản được chế biến từ sữa tươi của các trang trại bò sữa và dê nuôi tại Ba Vì. Hương vị của sữa chua và bánh sữa Ba Vì thơm và đặc trưng hơn nhiều so với những loại sữa chua phổ biến bán tại các siêu thị hay tiệm tạp hóa. Hơn nữa các sản phẩm này đều được đóng gói cẩn thận nên tiện mua về làm quà.
Bánh tẻ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn Tây. Loại bánh này có dáng dài thương được gói trong lá dong, nhân mộc nhĩ, thịt ba chỉ, vỏ làm từ bột gạo tẻ. Món ăn này phù hợp để ăn sáng và cả ăn bữa chính. Bánh tẻ ngon nhất là chấm với nước mắm ớt. Ngoài ra bánh tẻ ăn với tương ớt cũng rất ngon.
Chè Lam là đặc sản của Thạch Thất nhưng lại được bày bán khá nhiều ở khu vực Sơn Tây do hai địa phương giáp ranh nhau. Chè lam được làm từ gạo nếp được phủ ngoài bằng một lớp bột gạo. Một miếng chè lam thường có kích thước khoảng hai ngón tay, màu nâu vàng từ mật mía, vị dẻo dẻo, bùi bùi và cay nồng của gừng. Chè lam thưởng thức cùng trà xanh là tuyệt vời nhất. Đặc biệt chè lam Thạch Thất làm không bị ngọt gắt nên ai cũng thích ăn.
Những lưu ý khi đến chùa Khai Nguyên:
Trên đây là những chia sẻ về ngôi chùa Khai Nguyên với vẻ đẹp của khung cảnh thanh bình và lối kiến trúc độc đáo. Justfly mong rằng bạn sẽ có những phút giây thư giãn khi vãn cảnh chùa vào dịp gần nhất.
5 đánh giá
Chùa Khai Nguyên, Sơn Tây ở đâu?
Chùa Khai Nguyên chỉ cách Hà Nội khoảng 40km nên việc di chuyển đến chùa không quá khó khăn. Chùa Khai Nguyên có địa chỉ tại thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Thời điểm thích hợp đến thăm chùa Khai Nguyên?
Thời tiết Sơn Tây mát mẻ quanh năm nên bạn có thể tới chùa Khai Nguyên bất kỳ lúc nào. Nếu như bạn muốn tham gia các lễ hội linh thiêng của chùa thì hãy đi vào dịp đầu năm đặc biệt là vào tháng hai âm lịch. Bên cạnh đó, vào mùa hè (tháng 6, 7) các sư thầy ở chùa còn tổ chức khóa tu với nhiều bài học ý nghĩa. Nếu bạn có thời gian thì hãy ghé thăm chùa vào khoảng thời gian này để được nghe sư thầy giảng đạo nhé!
Di chuyển tới chùa Khai Nguyên như thế nào?
Hiện tại, đường sá đến với Chùa Khai Nguyên đều đã được nâng cấp rộng rãi, thuận lợi. Chùa Khai Nguyên Sơn Tây chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km nên khá thuận tiện trong việc di chuyển. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, bạn có thể đi theo tuyến Quốc lộ 32 là sẽ đến được Chùa Khai Nguyên. Đối với lựa chọn xe buýt, bạn có thể đi xe số 74 để đến được chùa.
Giá vé tham quan chùa Khai Nguyên?
Hiện nay, chùa Khai Nguyên không thu vé vào cửa. Du khách tự do tham quan và dâng hương.
Địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Khai Nguyên?
Du khách có thể tới tham quan 1 số địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Khai Nguyên như: