Chùa Mía, Sơn Tây

07:00 - 17:00(Đang mở cửa)

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Danh lam thắng cảnh

Nhận xét mới nhất

Thu Hương

Thu Hương

19:30 01/10/23

Một địa điểm rất đáng để tưởng nhớ, cầu nguyện và tham quan. Đã nhiều bài viết về sự hình thành của chùa Mía, riêng mình ấn tượng nhất với kiến trúc tháp của Chùa, các chi tiết điêu khắc và rêu phong rất đẹp - độc đáo và thu hút

Thuy Duong

Thuy Duong

19:30 23/08/23

Chùa ngày thường rất vắng vẻ, yên tĩnh, phù hợp để thư thả lang thang dọc theo khuôn viên chùa ngắm nhìn cây cối và các bức tượng.

Linh Trần

Linh Trần

15:05 04/06/23

Chùa Mía có từ lâu đời, đẹp, trang nghiêm. Chùa bố trí rất thông minh, tiện lợi, tạo cảm giác bình an, thoải mái cho người đến vãn cảnh chùa! Tôi đến đây rất nhiều lần nhưng lần nào cũng fai trầm trồ vì vẻ đẹp, sự uy nghi và bề thế của chùa.

My Linh

My Linh

15:41 15/01/23

Chùa đẹp và cổ kính. Thờ rất nhiều Thánh Thần. Không gian trang nghiêm, rất sạch sẽ, yên tĩnh. Đúng là cách nhau một bước không khí đã khác.

Thông tin tổng quan

Giới thiệu chung

Chùa Mía là một trong những ngôi chùa cổ kính nằm ở làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng xứ Đoài, chùa là nơi lưu trữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.

Xưa kia, chùa Mía hay còn được gọi với tên chữ là Sùng Nghiêm Tự, ngự tại vùng Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên ngôi chùa theo đó mà gắn liền với cái tên chùa Mía. Trong chùa Mía lưu giữ 278 bức tượng nghệ thuật, được xem là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thật nhất nước ta.

Theo sử sách từ xa xưa ghi lại được, vào khoảng những năm 1632, Phi tân Ngô Thị Ngọc Diệu trong phủ chúa Trịnh thấy có ngôi miếu bị hoang phế nên đã cùng với dân làng tổng Cam Giá (tổng Mía) đứng lên tôn tạo lại. Bà vốn là người làng Nam Nguyễn thuộc tổng Mía, được dân chúng nơi đây tôn kính nên đã lập đền thờ riêng và gọi bà là bà chúa Mía.

Du khách có thể đến vãn cảnh chùa vào tất cả các mùa trong năm vì mỗi thời điểm cảnh sắc nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng cho du khách thưởng ngoạn. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất với nhiều lễ hội là khoảng những tháng đầu năm.

Chùa Mía nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50km, mất khoảng 1h20 - 1h30 phút di chuyển bằng ô tô là du khách có thể đặt chân đến với ngôi chùa Mía cổ kinh linh thiêng.

Hoặc bạn cũng có thể chọn xe bus là phương tiện di chuyển, có 2 tuyến xe bus là 32 và 92 xuất phát từ bệnh viện Xanh Pôn đến đường vào chùa Mía, bạn sẽ cần di chuyển khoảng 600m nữa là đến được ngôi chùa.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những điểm du lịch gần Hà Nội vừa rẻ vừa vui du khách có thể đi xe máy vì quãng đường không quá xa và khá dễ nhớ.

Chùa Mía có giờ mở cửa đón du khách chiêm bái, tham quan tìm hiểu từ 07:00 - 17:00 (không kể những ngày lễ hội, rằm, mùng 1). Chùa Mía mở tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Hiện tại Chùa Mía không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Kiến trúc chùa Mía

Chùa Mía được xây theo kiểu chữ Mục cổ, gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ và hành lang nối kề nhau. Gần với cổng Tam quan phía bên phải, du khách sẽ được nhìn thấy cây đa cổ, với gốc và thân cây rất to, mấy người vòng qua ôm cũng không xuể, trên mặt đất là những chiếc gân rễ như những con rắn lớn đang trườn ra xung quanh để bảo vệ cây đa.

Đối diện với cây đa cổ là tòa Bảo Tháp Liên Hoa, là nơi để thờ Xá Lợi Phất. Đây cũng được coi là ngọn Kính Thiên để trấn giữ bảo vệ cho dân làng Mía. Đi vào sâu tiếp du khách có thể thấy được bên trong nội điện được cấu trúc theo kiểu “ Nội công ngoại quốc” bao gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện.

Là một trong những ngôi chùa được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật từ rất sớm, chùa Mía không chỉ có số lượng tượng lớn mà nghệ thuật kiến trúc trong các bức tượng cũng rất độc đáo và đặc sắc. Có thể kể đến một số bức tượng đạt tới đỉnh cao như: Bát Bộ Kim Cương, Quan Âm Tống Tử,...

Lễ hội chùa Mía

Mang vẻ đẹp yên bình giữa ngôi làng cổ Đường Lâm, du khách có thể đến đây tham quan bất cứ khi nào, mỗi một thời điểm nơi đây sẽ mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ nhộn nhịp và nô nức nhất vẫn là vào tháng giêng đầu năm, thời điểm đó dân làng nơi đây lại vui tươi phấn khởi mở hội với mong muốn một năm tới đất nước phồn vinh, gia đình được ấm no hạnh phúc.

Địa điểm du lịch gần chùa Mía

Làng cổ Đường Lâm

Ngôi cổ trấn bình yên này là điểm đến lý tưởng để bạn tận hưởng không khí thanh tĩnh và tạm quên đi những bộn bề, hối hả của cuộc sống. Đạp xe xung quanh làng cổ Đường Lâm check in cổng làng Mông Phụ, thăm thú những ngôi nhà cổ, đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền,... và không quên thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.

Thành cổ Sơn Tây

Du lịch chùa Mía nhớ dành chút thời gian đến tham quan và tìm hiểu thành cổ Sơn Tây được xây dựng bằng đá ong duy nhất ở Việt Nam. Kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, những điểm tham quan ấn tượng ở đây có: cột cờ, vọng lâu, súng thần công, điện Kính Thiên, hào nước thơ mộng,... Tất cả đều toát lên nét cổ kính và đậm chất yên bình.

Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam

Nằm ở thị xã Sơn Tây, làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam là nơi để tìm hiểu những kiến trúc, cũng như nét đẹp văn hoá trong phong tuc, lối sống của các dân tộc Việt Nam. Hàng năm còn có nhiều lễ hội được tổ chức với các hoạt động tín ngưỡng ấn tượng.

Bánh sữa, sữa chua Ba Vì

Dọc con đường đến chùa sẽ có rất nhiều các cửa hàng bán sữa chua, bánh sữa. Đây đều là những đặc sản được chế biến từ sữa tươi của các trang trại bò sữa và dê nuôi tại Ba Vì. Hương vị của sữa chua và bánh sữa Ba Vì thơm và đặc trưng hơn nhiều so với những loại sữa chua phổ biến bán tại các siêu thị hay tiệm tạp hóa. Hơn nữa các sản phẩm này đều được đóng gói cẩn thận nên tiện mua về làm quà.

Thưởng thức bánh tẻ gần chùa Mía, Sơn Tây

Bánh tẻ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sơn Tây. Loại bánh này có dáng dài thương được gói trong lá dong, nhân mộc nhĩ, thịt ba chỉ, vỏ làm từ bột gạo tẻ. Món ăn này phù hợp để ăn sáng và cả ăn bữa chính. Bánh tẻ ngon nhất là chấm với nước mắm ớt. Ngoài ra bánh tẻ ăn với tương ớt cũng rất ngon.

Chè lam Sơn Tây

Chè Lam là đặc sản của Thạch Thất nhưng lại được bày bán khá nhiều ở khu vực Sơn Tây do hai địa phương giáp ranh nhau. Chè lam được làm từ gạo nếp được phủ ngoài bằng một lớp bột gạo. Một miếng chè lam thường có kích thước khoảng hai ngón tay, màu nâu vàng từ mật mía, vị dẻo dẻo, bùi bùi và cay nồng của gừng. Chè lam thưởng thức cùng trà xanh là tuyệt vời nhất. Đặc biệt chè lam Thạch Thất làm không bị ngọt gắt nên ai cũng thích ăn.

Gà Mía Sơn Tây

Bạn có biết món gà mía giống nổi tiếng của đặc sản Sơn Tây hay chưa? Gà mía là một loại gà thường được dùng để dâng cúng thần thánh hoặc dâng lên vua chúa từ ngày xưa. Gà mía thịt rất ngon, mềm, không quá dai hay sợ bị nhũn như các loại gà công nghiệp.

Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Mía:

  • Đến tham quan vãn cảnh chùa Mía cũng như bất kỳ ngôi chùa nào khác, điều đầu tiên bạn cần chú ý thái độ tác phong trang nghiêm, trang phục lịch sự phù hợp.
  • Bạn nên chọn những đôi giày vừa chân, gọn nhẹ để dễ dàng di chuyển, bởi ngoài chùa Mía bạn cũng có thể khám phá thêm về làng cổ Đường Lâm với nhiều nét đẹp bình dị hiếm có.
  • Đến chùa khôn không được tự ý ngắt hoa bẻ nụ, không được chạm vào tượng khi không được sự cho phép của ban quản lý.
  • Và đặc biệt luôn có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, tránh làm mất mỹ quan của chùa.

Là một trong số ít những ngôi chùa lâu đời vẫn giữ được kiến trúc truyền thống, chùa Mít là điểm tham quan nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua nếu có cơ hội về với Hà Nội. Với những bức tượng Phật đầy tính nghệ thuật, chắc chắn hành trình khám phá nghệ thuật của bạn sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều nếu có dịp đến đây. Justfly mong rằng bạn sẽ có những phút giây thư giãn khi vãn cảnh chùa vào dịp gần nhất.

Chùa Mía, Sơn Tây

Giờ mở cửa

07:00 - 17:00(Đang mở cửa)


Đánh giá


Địa chỉ

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Nhận xét của khách hàng

5,0 /5

4 đánh giá

Câu hỏi thường gặp

Chùa Mía là danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc xứ Đoài cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km đi về phía Tây. Chùa tọa lạc thanh tịnh trên ngọn đồi giữa làng Đồng Sàng thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, HN.

Chùa Mía có giờ mở cửa đón du khách chiêm bái, tham quan tìm hiểu từ 07:00 - 17:00 (không kể những ngày lễ hội, rằm, mùng 1). Lịch hoạt động đền chùa Mía tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Du khách có thể đến vãn cảnh chùa vào tất cả các mùa trong năm vì mỗi thời điểm cảnh sắc nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng cho du khách thưởng ngoạn. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất với nhiều lễ hội là khoảng những tháng đầu năm.

Hiện tại Chùa Mía không thu vé tham quan, vào cổng. Cũng như những địa điểm tâm linh khác đều không thu vé. Dân làng và du khách đến đây vãn cảnh, chỉ cần thành tâm lễ bái, thắp một nén nhang lên bàn thờ là đủ.

Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Mía:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với chốn thờ tự

  • Mang giày thể thao hoặc các loại giày dép thoải mái để đem lại sự thoải mái khi di chuyển tham quan các địa danh trong khu vực Làng cổ Đường Lâm

  • Không tự ý hái hoa, ngắt nụ, hoặc chạm vào các tượng Phật trong chùa

  • Không xả rác bừa bãi làm mất thẩm mỹ cảnh quan

  • Không nói to, la hét, đùa giỡn hoặc nói những điều không phù hợp với chốn chùa chiền

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678