Xuất phát từ TP.HCM đến Linh Sơn Bửu Thiền Tự bạn có thể di chuyển bằng hai cách như sau:
Trung tâm TP.HCM - Đường Điện Biên Phủ - Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - QL51 - Trần Hưng Đạo - Núi Thị Vải.
Quốc Lộ 51 - Thị trấn Phú Mỹ - QL 81 - Núi Vải
Bởi vì Linh Sơn Bửu Thiền Tự nằm ở trên đỉnh núi, mà trên Núi Vải có đến 3 ngôi chùa, nên để lên được đến Chùa Tổ, bạn sẽ phải đi qua 2 ngôi chùa khác đó là chùa Liên Trì và chùa Hồng Phúc. Linh Sơn Bửu Thiên Tự được ví như cổng trời của núi Thị Vải.
Hành trình đầu tiên bạn sẽ nghỉ chân tại chùa Liên Tự, bởi vì để lên được đến Linh Sơn Bửu Thiền Tự bạn sẽ phải đi 1340 bậc thang để leo lên, quả là một hành trình không hề dễ dàng chút nào. Trong quá trình leo lên cổng trời bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ở núi Thị Vải, xung quanh nhiều bậc thang lát đá xen lẫn với cây cối khiến khung cảnh đẹp như trong tranh.
Lên tiếp bạn sẽ gặp chùa Hồng Phúc, chùa này còn có tên gọi khác là Chùa Trung hay Chùa Giữa vì nó nằm giữa chùa Liên Tự và chùa Linh Sơn Bửu Thiền Tự. Vị trí của chùa Hồng Phúc đã là ⅔ chặng đường dài, chỉ cần đi thêm một chút là đến Linh Sơn Bửu Thiền Tự, hai chùa chỉ cách nhau 750m.
Bởi vì Linh Sơn Bửu Thiền Tự nằm ở vị trí cao nhất nên khi lên đến Linh Sơn Bửu Thiền Tự bạn có thể thoải mái ngắm nhìn những khung cảnh của Vũng Tàu xinh đẹp từ trên cao. Khung cảnh chùa yên tĩnh, không khí trong lành là những điều các tăng ni, phật tử thích nhất.
Linh Sơn Bửu Thiền Tự được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, từ ngôi chùa cho đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng được làm vô cùng tinh tế, kết hợp với khuôn viên rộng rãi khiến nơi này trở thành ngôi chùa nổi tiếng ở Vũng Tàu. Lên đến Linh Sơn Bửu Thiền Tự bạn sẽ thấy ở đây góc nào cũng có thể check in sống ảo.
Đối với những bạn muốn qua đêm ở đây có thể xin tá túc ở chùa hoặc có thể đi theo hình thức trekking, cắm trại và nhớ mang theo đồ ăn, thức uống.
Khi lên Linh Sơn Bửu Thiền Tự du khách cần lưu ý một số vấn đề như sau: