Hướng dẫn tham quan Lăng Ông Bà Chiểu, Sài Gòn

Bùi Nhật Lệ

Bùi Nhật Lệ

Travel Expert28/02/2021

Sài Gòn được biết đến là thành phố hoa lệ, hiện đại bậc nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, những giá trị cổ lại không hề bị mất đi. Lăng Ông Bà Chiểu là một bằng chứng cụ thể, xác thực về điều đó. Không chỉ có quy mô lớn, các tác phẩm điêu khắc tinh tế đã khiến lăng Ông Bà Chiểu trở thành một công trình cổ, có giá trị nghệ thuật nhất Sài Gòn. Dưới đây là một số kinh nghiệm gợi ý dành cho những bạn có kế hoạch tham quan lăng Ông Bà Chiểu.

Nôi dung

  • 1. Làm thế nào để có thể di chuyển tới Lăng Ông Bà Chiểu?
  • 2. Những điều thú vị về Lăng Ông Bà Chiểu
  • 3. Vài nét về lịch sử của Lăng Ông Bà Chiểu
  • 4. Tham quan Lăng Ông Bà Chiểu
  • 5. Những điều cần chú ý khi đến thăm Lăng Ông Bà Chiểu
  • Điểm đến nổi bật

Sài Gòn được biết đến là thành phố hoa lệ, hiện đại bậc nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, những giá trị cổ lại không hề bị mất đi. Lăng Ông Bà Chiểu là một bằng chứng cụ thể, xác thực về điều đó. Không chỉ có quy mô lớn, các tác phẩm điêu khắc tinh tế đã khiến lăng Ông Bà Chiểu trở thành một công trình cổ, có giá trị nghệ thuật nhất Sài Gòn. Dưới đây là một số kinh nghiệm gợi ý dành cho những bạn có kế hoạch tham quan lăng Ông Bà Chiểu.



1. Làm thế nào để có thể di chuyển tới Lăng Ông Bà Chiểu?

Lăng Ông Bà Chiểu còn có tên gọi khác là Thượng Công miếu có địa chỉ số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh được bao quanh bởi bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng cách trung tâm khoảng 18km, vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều cách khác nhau một cách dễ dàng.

Vị trí Lăng Ông Bà Chiểu

1.1. Ở tinh khác

Đầu tiên, bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, xe khách, tàu hỏa,... để đến thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, từ thành phố bạn có thể bắt taxi, xe ôm hoặc xe bus để tới Lăng Ông Bà Chiểu. Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng thì có những lộ trình xe bus cho bạn tham khảo:

  • Từ đường số 8: bus 61 -> bus 54.

  • Từ An Lạc : bus 09 -> bus 54.

  • Từ Audience Media office: bus 08.

  • Từ Trà sữa 10: bus 08.

  • Từ Bến xe An Sương: bus 104.

  • Từ Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông: bus 76 -> bus 55.

  • Từ Bến xe Đại học Nông Lâm: bus 104.

  • Từ New Sài Gòn Apartment: bus 72 -> bus 18.

  • Từ chợ Thủ Đức: bus 08.

  • Từ công ty TNHH KBStar ( Ngôi Sao Kim Bảo): bus 24.

  • Từ Làng ẩm thực sinh thái Thành Xuân Anh: bus 34 -> bus 17 -> bus 54.

  • Từ Bến xe miền Tây: bus 10 -> bus 08, bus 91 -> bus 54.

Nhà ga nào ở gần Lăng Ông Bà Chiểu nhất:

  • Lăng Ông Bà Chiểu cách đây 119 mét, 2 phút đi bộ.

  • UBND quận Bình Thạnh cách đây 174 mét, 3 phút đi bộ.

  • Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu cách đây 288 mét, 4 phút đi bộ.

Ngoài ra, nếu bạn là khách du lịch thì cũng có thể sử dụng dịch vụ thuê xe tự túc với giá từ 50.000 - 180.000 VND/xe/ngày để có thể tự do tham quan mà không phải phụ thuộc vào ai cả.


1.2. Ở thành phố

Tùy vào vị trí sinh sống của bạn mà bạn có thể lựa chọn đến Lăng Ông Bà Chiểu bằng những tuyến đường khác nhau sao cho phù hợp nhất. Xe máy chắc hẳn là lựa chọn đa số của những người đang sống tại đây để di chuyển đến Lăng Ông Bà Chiểu phải không?


2. Những điều thú vị về Lăng Ông Bà Chiểu

Chắc hẳn bạn sẽ tò mò, không hiểu tại sao nơi đây lại có tên là Lăng Ông Bà Chiểu phải không? Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cữ tên cho nên thường gọi là Lăng Ông. Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, vậy nên đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu. Toàn bộ khu vực là những điểm kiến trúc độc đáo và đặc trưng của Việt Nam thời mà còn vua chúa và hoàng tộc


3. Vài nét về lịch sử của Lăng Ông Bà Chiểu

Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ “Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội), theo Đại nam thực lục chính biên quốc sử quán triều Nguyễn. Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt.

Vài nét về lịch sử của Lăng Ông Bà Chiểu

Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả Quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền.

Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.


4. Tham quan Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu có tổng diện tích là 18.500 m2 nằm trên một khu đất cao, là một trong những nơi linh thiêng, cổ xưa của Sài Gòn. Lăng được bao bọc bởi tường dài 500m, cao 1,2m và có bốn cổng theo bốn hướng ra bốn con đường. Du khách tới đây có thể chụp ảnh tại những bức tường này sẽ cực kì ấn tượng với nét cổ điển nơi đây.

Lăng Ông Bà Chiều

Đến với Lăng Ông, các bạn sẽ được chào mừng bằng cổng Tam Quan, lối kiến trúc quen thuộc, đặc trưng của những ngôi chùa, đền, và những ngôi dinh thự thời xưa.

Ba lối vào, với lối giữa cao và rộng hơn hai cổng phụ, còn thể hiện ba quan điểm của nhà Phật, bao gồm: hữu quang, thông quan, và trung quan, đại diện cho sự vô thường của Phật. Phía trên cổng là dòng chữ Hán, dịch ra với ý nghĩa “Thượng Công miếu”, tức là nơi thờ phụng Thượng Công, một chức quan lớn và quan trọng của thời xưa, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía Nam vào qua một khu vườn cảnh là nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân – Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh Miếu thờ.


4.1. Nhà bia

Nhà bia

Nhà bia của Lăng Ông được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch và mái ngói lợp âm dương. Ở trong còn có tấm bia đá khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” (bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm 1894 với nội dung ca ngợi công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình cũng như nhân dân, phần cuối bia có nhắc đến phu nhân Đỗ Thị Phận và Phan công Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được thờ trong miếu. Trước bia đá là tượng đôi hạc vàng cưỡi rùa.

Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, sự tương quan hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài và muôn vật. Ngày xưa có một thuyết kể rằng cứ tới mùa hạn hán, hạc sẽ “cắp” rùa đến những vùng có nước. Còn khi đến mùa nước lũ, rùa lại trở thành những tảng đá vững chắc cho hạc đậu chân.


4.2. Lăng mộ

Lăng mộ

Lăng mộ là nơi có kiến trúc cổ nhất được tồn tại từ năm 1848. Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảng sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.

Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất ô dước. Đặc biệt phù điêu ở 2 bức bình phong (tiền và hậu) chạm khắc những hình ảnh rất giản lược nhưng lại thật thú vị. Theo ông Trần Văn Sung, Trưởng ban Quý tế Lăng Ông, thì ở mặt trước bình phong tiền chạm hình một con đại bàng đậu trên cành cây trong tư thế đang nghênh chiến khiến con khỉ dưới đất sợ hãi, co rúm - là nói về cái uy của Lê Văn Duyệt với quân Xiêm. Ở mặt sau bình phong chạm hình 2 con hổ: hổ phụ và hổ tử. Hổ cha nhảy lên, chân trước chạm vào vách núi nhưng mặt vẫn ngoái lại nhìn hổ con - là nói về tích Lê Văn Duyệt sắp qua đời vẫn hướng về người con là Lê Văn Khôi…

Bình phong hậu chạm hình “Long vân” (rồng ẩn mình trong mây) biểu tượng của bậc quan tướng nhưng đường nét cũng rất giản lược. Hai bên bình phong hậu có đắp quai, chạm hình “lá hóa long” cách điệu. Ông Trần Văn Sung cho biết mô-típ “lá hóa long” còn được các nghệ nhân thời xưa chạm khắc trên các xuyên, kèo (gỗ) trong khung mái đền thờ.

Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả Quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.

Ngoài ra, ở đây còn hai phần mộ nhỏ của hai cô hầu. Tận mắt hình ảnh hai ngôi mộ được xây toàn bộ bằng đá, dù đã đầy dấu vết phai mờ do thời gian, vẫn nằm kề cận nhau khiến lòng ta phải ngưỡng mộ tình cảm của Tả quân và phu nhân. Nếu có dịp đến thăm lăng, hãy kể chúng tớ nghe cảm nhận của bạn nhé.


4.3. Miếu thờ

Miếu thờ

Tuy nhiên, đẹp nhất trong toàn thể khuôn viên phải nói đến sự tài tình trong việc xây dựng công trình của người xưa ở khu miếu thờ hay còn gọi là "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Nếu bạn là người yêu thích những thước phim cung đấu thì hãy một lần ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu. Lối kiến trúc đậm nét phong kiến cổ xưa sẽ không làm bạn thất vọng.

Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện, hai bên còn có dãy Đông lang và Tây lang... Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tĩnh (giếng trời) với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng,… Tầng mái ngói cong được xây dựng với lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc đặc trưng của Việt Nam thời xưa, cùng với nghệ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ vẫn còn được lưu lại tại nơi thờ cúng này cho đến ngày nay.

Ngoài ra, kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ,... càng làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính của Lăng Ông cho đến ngày nay. Sâu bên trong khu vực chánh điện của miếu có một góc dựng lại khung cảnh sống đời thường của Tả Quân, với chiếc võng đơn sơ có phần hiu quạnh. Vào ngày giỗ, khách đến thăm cũng chỉ vào được phía ngoài của chánh điện, trung điện, và hạ điện chứ không vào được sâu bên trong. Chỉ những người có phận sự mới được vào để thực hiện các nghi thức lễ. Chúng ta có thể đứng ngoài hướng tầm mắt vào bên trong để ngắm nhìn.


5. Những điều cần chú ý khi đến thăm Lăng Ông Bà Chiểu

  • Lăng Ông Bà Chiểu mở cửa từ 7:00 - 17:00 các ngày trong tuần, vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để có thể đi thăm quan địa điểm này.

  • Chú ý là nếu các bạn trẻ có tới đây chụp hình ngày lễ thì nên chú ý bởi đây là chốn tâm linh

  • Chú ý giữ trật tự, vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi tại đây.

Đây là địa điểm trang nghiêm, vì vậy khi tham quan bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sự, hông nên mặc áo sát nách, hở vai, quần váy. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn cho việc tham quan chốn linh thiêng này, bạn nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái.

Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu không những mang giá trị tâm linh đối với người dân Sài Gòn mà còn mang giá trị du lịch rất cao đối với du khách trong nước và quốc tế. Trải qua gần hơn 200 năm lịch sử với nhiều thăng trầm, Thượng Công Miếu vẫn là một công trình kiến trúc mang đậm nét Sài Gòn xưa, là một nét đặc sắc của thành phố. Những bạn sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn chắc đã một lần ghé thăm nơi đây rồi nhỉ? Còn những bạn ở những tỉnh thành khác nếu có dịp vào thành phố, hãy ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu nhé.Hy vọng các kinh nghiệm trên sẽ giúp cho bạn có một chuyến tham quan thật bổ ích.


Nội dung

  • 1. Làm thế nào để có thể di chuyển tới Lăng Ông Bà Chiểu?
  • 2. Những điều thú vị về Lăng Ông Bà Chiểu
  • 3. Vài nét về lịch sử của Lăng Ông Bà Chiểu
  • 4. Tham quan Lăng Ông Bà Chiểu
  • 5. Những điều cần chú ý khi đến thăm Lăng Ông Bà Chiểu
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 968 368 678(8h - 24h)