Khám phá Chùa Ngọc Hoàng - Chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng Sài Gòn

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp phồn hoa bạn có tin vẫn có một nơi tĩnh mịch, bình lặng giữa dòng chảy hối hả cả cuộc sống – Chùa Ngọc Hoàng. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với sự linh thiêng và yên tĩnh nhất của thành phố hoa lệ này. Du khách đến thăm chùa không chỉ bởi sự linh thiêng của chùa mà còn muốn chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng vẻ đẹp an yên, tĩnh mịch nơi đây. Để du khách thể khám phá sâu hơn về ngôi chùa này hãy cùng Justfly.vn tìm hiểu ngay sau đây!

Nôi dung

  • 1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
  • 2. Thời gian thích hợp đi chùa hành hương
  • 3. Kiến trúc và thờ phụng
  • 3. Bí ẩn về sự linh thiêng
  • Điểm đến nổi bật

Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp phồn hoa bạn có tin vẫn có một nơi tĩnh mịch, bình lặng giữa dòng chảy hối hả cả cuộc sống – Chùa Ngọc Hoàng. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với sự linh thiêng và yên tĩnh nhất của thành phố hoa lệ này. Du khách đến thăm chùa không chỉ bởi sự linh thiêng của chùa mà còn muốn chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng vẻ đẹp an yên, tĩnh mịch nơi đây. Để du khách thể khám phá sâu hơn về ngôi chùa này hãy cùng Justfly.vn tìm hiểu ngay sau đây!



1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ mới nghe tên Ngọc Hoàng thôi thì đoán được đây là một ngôi chùa linh thiêng tựa Ngọc Hoàng giáng trần để cứu độ chúng sinh. Cũng chính sự linh thiêng này mà chùa Ngọc Hoàng đã thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân bản địa tới hành hương.

Hình ảnh chùa Ngọc Hoàng nhìn từ bên ngoài

Chùa Ngọc Hoàng hay còn được gọi là chùa Phước Hải Tự. Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng do Lưu Minh một người ở Quảng Đông, Trung Quốc xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa được đổi tên thành chùa Phước Hải. Tuy nhiên, cái tên Ngọc Hoàng vẫn được người dân nơi đây quen gọi bởi khu chánh điện của chùa là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng của người Hoa.

Chùa Ngọc Hoàng là địa điểm tâm linh được ưa thích

Chùa nằm tại trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và mở cửa mỗi ngày. Tuy nằm khá cách biệt so với những điểm tham quan khác của thành phố nhưng để đến đây thì không khó để đi taxi hay đón xe buýt đến chùa.


2. Thời gian thích hợp đi chùa hành hương

Không giống như miền Bắc, ở các tỉnh phía Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 mùa duy nhất là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài trong 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Dù là mùa mưa hay mùa khô thì bạn cũng có thể ghé thăm Sài Gòn vì mỗi mùa đều có một cảm giác thú vị khác nhau mà không ảnh hưởng nhiều đến chuyến di của bạn. Tuy nhiên thông thường du khách đến viếng chùa Ngọc Hoàng đông nhất là vào khoảng thời gian đầu năm đến giữa tháng giêng. Còn nếu đến vào các khoảng thời gian khác chùa sẽ vắng hơn và bạn cũng không phải chen chúc với nhiều người .

Không gian bên trong chùa có nhiều công trình

Như nhiều đền chùa khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Ngọc Hoàng luôn đông đúc, nhộn nhịp. Du khách và khách địa phương luôn tấp nập vào ra, vì thế hãy đến đây vào lúc sáng sớm để tránh đám đông giữa ngày. Hãy mua một chú rùa nhỏ ngoài cổng chùa để phóng sinh tại hồ rộng giữa chùa để cầu xin cho sự may mắn, bình an.

Một điều rất chú ý là Tổng Thống Obama cũng đã từng ghé thăm ngôi chùa này khi đến Việt Nam để thắp nhang cũng như nghe kể về lịch sử của ngôi chùa này.


3. Kiến trúc và thờ phụng

Chùa Ngọc Hoàng được thiết kế theo kiểu kiến trúc Trung Hoa với cách trang trí cùng các họa tiết rực rỡ, nhiều màu sắc. Đây là một ngôi chùa cổ, được xây bằng gạch nung kết hợp với mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật như: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi. Hãy lưu ý các tranh thờ có phần đáng sợ với trẻ em và khói hương nghi ngút quanh năm tại chùa có thể gây khó chịu cho một số người.

Cấu trúc bên ngoài của ngôi chùa

Lối vào chùa luôn tấp nập những vị sư và tín đồ chiêm bái trong sân chùa. Hãy bước vào chính điện để được tận mắt chiêm ngắm tượng Ngọc Hoàng - người trụ trì Thiên Đàng theo tín ngưỡng Đạo giáo - bằng gỗ được điêu khắc công phu. Ngay phía trên tượng là hàng bao lam chạm khắc tinh tế không kém. Chùa gồm nhiều gian nhỏ và du khách có thể tuần tự thăm bái. Nếu có thời gian, hãy bước lên khu sân thượng để ngắm cảnh vật chung quanh cũng như những gì đang diễn ra trong sân chùa.

Được trang trí vô cùng ấn tượng

Khuôn viên của chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước ngôi chùa có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”. Giữa sân chùa là khoảng không gian rất rộng có một bể cá to có đủ loại cá, phía bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa có nhiều con to quá cỡ. Chúng do những người đến hành hương cầu nguyện thả vào. Ai cầu tài lộc thì thả cá chép vàng hoặc cá chép đỏ; những người cầu sức khỏe, giải hạn thì thả cá trê; muốn cầu con cái thì thả rùa; còn để phóng sinh thì thả ba ba hoặc cá rô bí.

Những chiếc tháp xịn xò còn có thể sống ảo

Ngôi chùa gồm có 3 tòa chính: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện.

Trong chánh điện, gian chính giữa thờ Ngọc Hoàng, hai bên thờ chư tiên và các vị thiên tướng… Phía trước bàn thắp nhang lễ Ngọc Hoàng luôn có một người đứng túc trực, người này sẽ nhận những lọ tinh dầu mà khách hành hương mua tại quầy bán nhang đèn trong chùa để rót vào ngọn đèn cúng dâng lên Ngọc Hoàng và chư thiên. Người đến cầu sẽ nói họ tên và điều mình muốn cầu khấn để người này vừa rót dầu cúng vào các ngọn đèn, vừa khấn nguyện cho gia chủ. Khấn nguyện xong người cầu sẽ bôi dầu vào đầu tóc hoặc bụng để xin ban phước lành.

Địa điểm tâm linh đáng để trải nghiệm

Lễ rót dầu vào đèn là một trong những phong tục của người Hoa, theo họ việc châm dầu ăn vào đèn mang nhiều ý nghĩa là tiếp thêm sự suôn sẻ trong mọi điều như công việc, tuổi thọ, sức khỏe...

Nếu bạn dừng lại ở điện Ngọc Hoàng chú ý lắng nghe một hồi lâu thì nhận thấy rằng, cứ mỗi người đến đây cúng lễ khấn nguyện thì lại có một ý nguyện không giống nhau. Có người cầu sức khỏe, người thì cầu bình an, người lại cầu tài, cầu lộc, người cầu công việc thuận lợi, may mắn, có người cầu cho gia đình được bình an…

Không gian vô cùng bình yên và thanh tịnh

Ngoài ra, trong chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược Sư để cầu sức khỏe, điện Thần Tài để cầu tài, cầu lộc và đặc biệt là điện thờ Đức Quan Thế m được đặt trên lầu.

Ngôi chùa còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ, mỗi bên 6 bà với tư thế khác nhau, mỗi bà lo một việc: nào là nắn tay, nắn chân, nắn đầu, rồi đến dạy trẻ tập đi, tập nói,… Người dân đến đây người thì cầu cho “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc; người thì cầu để được có con…khi đến đây mỗi người đều mang một tâm nguyện riêng và mong được Ngọc Hoàng và các vị chư thần chiếu cố.

Gian thờ cúng bên trong chùa

Ở chùa Ngọc Hoàng còn có phối thờ các vị Quan Thế âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi( thần tạo ra sấm chớp), thần Môn Quan (là vị thần giữ cửa thiên đình), thần Thổ Địa ( là thần đất đai), thần Táo Quân(thần canh giữ bếp trong mỗi gia đình), thần Hà Bá (là vị thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), và 13 đức thầy, v.v… Ngoài ra, chùa cũng thờ thần Thành hoàng…Nhìn chung, các vị thần, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ đẹp và rất công phu.

Hàng ngày có rất nhiều phật tử đến dâng lễ

3. Bí ẩn về sự linh thiêng

3.1. Chùa cầu con

Chùa cầu con

Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường đến đây thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian.

Chỉ cần thành tâm khấn nguyện, những ai sinh khó hay những cặp vợ chồng hiếm muộn khi cầu khẩn đến tai các bà sẽ được bà cứu khổ cứu nạn, dùng phép tiên cho được như ý. Ở bên cạnh Kim Hoa Thánh Mẫu có một bà lão già thường đứng túc trực bên cạnh và hướng dẫn cho khách đến khấn nguyện cần phải làm gì. Nếu có người đến đây bà lão già lấy một sợi dây chỉ màu đỏ đeo vào tay khách hành hương Phật giáo rồi kêu họ khấn nguyện. Bà hướng dẫn rất tỉ mỉ: Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến lại xoa vào bụng đứa con nít ở dưới chân bà mụ 3 cái và rồi lại xoa vào bụng mình thêm 3 cái nữa. Nghi thức vừa xong, bà lão già rót dầu vào các ngọn đèn, vừa rót vừa đọc thật to họ tên, tuổi, ước muốn của người đến khấn nguyện. Vậy là xong tất cả các nghi lễ.

Nếu ai đó khấn vái mà đạt được thành tựu viên mãn như ý thì sau đó mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Kim Hoa Thánh Mẫu. Rồi dịp khi đầy tháng con thì mang xôi chè đến cúng thêm lần nữa. Các nghi lễ chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ cầu kỳ phức tạp gì cả.

Điện thờ Thánh Mẫu rất đông khách cúng bái, nhưng trong chùa Ngọc Hoàng thì điện Ngọc Hoàng mới là nơi khách đến khấn bái đông nhất.


3.2. Chùa cầu tình duyên

Ngoài nổi tiếng linh thiêng về cầu con thì ngôi chùa còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tình duyên. Nên cũng đã thu hút một lượng lớn khách đến đây để cầu tình duyên. Theo người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, cầu nguyện, khấn tên mình, sau đó đến khấn tên người trong lòng muốn lấy làm vợ hoặc chồng, rồi sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.

Đi chùa hành hương đã không còn xa lạ với tất cả người dân Việt Nam và ngay cả du khách quốc tế. Nếu có dịp đến Sài Gòn hãy ghé thăm chùa Ngọc Hoàng để chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi và cũng để cầu mong bình an, sức khỏe, công việc thuận lợi, con cái… tại ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nhé. Justfly.vn mong rằng tất cả khấn nguyện của bạn một ngày không xa sẽ trở thành hiện thật.


Nội dung

  • 1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
  • 2. Thời gian thích hợp đi chùa hành hương
  • 3. Kiến trúc và thờ phụng
  • 3. Bí ẩn về sự linh thiêng
  • Điểm đến nổi bật

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn


Zalo logo
Chat Zalo(8h - 24h)
Chat Facebook(8h - 24h)
(+84) 899 094 678(8h - 24h)