Nguyễn Quang Trung
Travel Expert28/02/2021Người Khmer tại Campuchia luôn giữ vững được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đời sống sinh hoạt, bên cạnh lịch dương phổ biến toàn thế giới, họ còn sử dụng một loại lịch đặc biệt. Theo đó, người dân địa phương có một lễ mừng năm mới độc đáo được tổ chức vô cùng linh đình. Trong bài viết này Justfly sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về cái tết vô cùng đặc trưng này.
Người Khmer tại Campuchia luôn giữ vững được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đời sống sinh hoạt, bên cạnh lịch dương phổ biến toàn thế giới, họ còn sử dụng một loại lịch đặc biệt. Theo đó, người dân địa phương có một lễ mừng năm mới độc đáo được tổ chức vô cùng linh đình. Trong bài viết này Justfly sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về cái tết vô cùng đặc trưng này.
Tết mừng năm mới của người Khmer là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng. Trong tiếng địa phương, người ta gọi ngày lễ này là Chol Chnam Thmei. Nhân dân Campuchia đón mừng ngày lễ này tương tự như các quốc gia trên thế giới chào mừng năm mới bắt đầu. Nếu bạn tự nhiên thấy phố phường vắng tanh không hề có một cửa hàng nào mở cửa mà thay bằng những dòng người nườm nượp, cờ hoa tưng bừng thì đó chính là những ngày đầu tiên của Tết Khmer.
Ngày Lễ Mừng năm mới được kéo dài trong ba ngày liên tục nhưng thông thường, người dân Khmer thường nghỉ nguyên một tuần để đón mừng. Đây chính là cơ hội quý báu trong năm để sum vầy bên gia đình, đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa và chào đón một năm mới bắt đầu. Vì cách tính lịch của người Khmer khác hoàn toàn so với dương lịch và âm lịch chúng ta thường biết nên năm mới của họ thường rơi vào khoảng tháng tư (dương lịch) hàng năm. Theo Phật lịch, những ngày năm mới là các ngày đầu của tháng Chét thường là ba ngày, tuy nhiên năm nhuận sẽ có bốn ngày tết. Trong từng ngày, người dân lại đón mừng những ngày tết với nét đặc trưng và ý nghĩa khác nhau.
Trong những ngày trước khi Tết diễn ra, mọi người dân đều nôn nao và nô nức quay trở về nhà. Chính vì thế, đường phố những ngày cuối năm thường có lưu lượng giao thông tăng đột biến để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Ngày tết Khmer rộn ràng náo nhiệt với nhiều hoạt động vui chơi giải trí. trẻ con nô đùa thành từng đám với những trò chơi dân gian trên cánh đồng. Từng nhóm người nhảy múa trong tiếng nhạc tưng bừng. Các gia đình lỉnh kỉnh chuẩn bị mâm cỗ sum vầy. Bạn có thể thấy gương mặt ai cũng hồ hởi và phấn khởi để đón mừng một năm mới bắt đầu.
Với số lượng đông đảo nhân dân theo đạo Phật - đến 90% nên các nghi lễ du khách thường thấy sẽ do Phật tử thực hiện. Vào những ngày năm mới, tất cả đường phố đều treo cờ hoa nhộn nhịp. Nhất là con đường dẫn tới hoàng cung hay những ngôi chùa đều rực rỡ sắc màu và treo bảng chữ “Mừng năm mới”. Người dân mặc trang phục truyền thống của người Khmer và thành tâm dâng lễ đến các vị phật sư. Mâm lễ của người Khmer chủ yếu là hoa tươi, bánh kẹo. Họ thường thắp hương và cầu nguyện khi dâng lễ và ngồi lại nghe các vị sư tụng kinh chúc phúc. Lễ xong, họ dùng nước thơm để tắm cho tượng Phật để tỏ lòng thành kính cầu an trong năm mới.
Bên cạnh đó, người dân Campuchia còn có nghi thức tạt nước vô cùng ấn tượng. Thay vì những lời chúc đơn thuần khi năm mới sang, họ lại dùng nước dội lên người nhau. Bất kể lứa tuổi lớn nhỏ, người thân quen hay xa lạ đều hòa vào màn té nước vui nhộn. Nụ cười nở trên môi chính là sự khởi đầu tuyệt vời nhất để năm mới bắt đầu và tăng thêm tình thân ái giữa mọi người. Người dân còn đi tới các gia đình hàng xóm và người thân để thăm hỏi lẫn nhau cũng như chúc nhau tài lộc, an khang.
Để đón mừng một năm mới thuận lợi và an khang, việc chuẩn bị tươm tất trong những ngày cuối năm là điều không thể thiếu. Vào thời gian này, gia đình nào cũng nô nức sắm sửa quần áo, đồ đạc để trang hoàng lại bản thân và nhà cửa. Mỗi người một việc, họ cùng nhau quét dọn, trang trí và chuẩn bị các món ăn truyền thống. Nhà ai có chuồng trâu, bò thì còn cần dọn dẹp và chất đầy rơm rạ cho chúng. Chính vì thế, hầu như mọi công việc bán buôn thường ngày đều ngưng lại để tập trung cho việc chào đón năm mới.
Cũng giống như nghi thức mừng năm mới của các quốc gia trên thế giới, thời khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ trong Tết Khmer lúc nào cũng linh thiêng và tràn đầy hy vọng. Trước thời khắc giao thừa, người dân Campuchia đã chuẩn bị tươm tất mâm lễ cúng trên bàn thờ tổ tiên. Mâm lễ này đều có năm cành hoa, năm cây đèn cầy, năm cây nhang, năm hạt cốm cùng nhiều loại trái cây đặc trưng. Người lớn tuổi (ông bà, cha mẹ) tập hợp con cái trong gia đình lại để ngồi xếp chân và hành lễ. Nghi thức này nhằm mục đích tiễn vị thần Tevoda cũ để chào đón vị thần mới đến tiếp quản.
Ngày đầu tiên của năm mới được gọi là Moha Songkran. Theo quan niệm của người dân địa phương, đây là thời điểm quan trọng để quyết định một năm mới đến có thuận lợi hay không. Trong ngày này, một vị thần hay thiên thần mới (Tevoda) sẽ được chỉ định để phù hộ cho mỗi người trong suốt năm sau. Để chào đón vị thần ấy, người dân thường dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa tươm tất và diện trang phục mới. Bên cạnh đó, họ vẫn giữ nguyên một bàn cúng với trái cây, hoa sen, lon nước ngọt và thắp hương ở ban thờ trước cửa nhà từ đêm giao thừa. Đi dọc khắp phố phường, chỉ cần để ý một chút là có thể thấy những mâm cúng tươm tất được dọn sẵn ở mỗi gia đình.
Ngay từ sáng sớm, mỗi người Campuchia đều tắm gội, mặc quần áo đẹp và chuẩn bị mâm lễ lên chùa. Họ thường xuất phát và giờ tốt đã được chọn sẵn (thường là lúc 7 giờ sáng hoặc 5 giờ buổi chiều). Nghi lễ này là Lễ rước Đại lịch nhằm chào mừng năm mới và cũng để dự báo năm tới có thuận lợi hay không. Từng khay lễ được đưa lên kiệu và dạo quanh chính điện ba vòng rồi vào điện chính làm lễ. Nếu nghi thức này thuận lợi thì hứa hẹn một năm mới an lành, thuận buồm xuôi gió, ngược lại thì báo hiệu nhiều tai ương có thể xảy đến.
Theo phong tục truyền thống, ngày thứ hai của Tết Khmer là ngày của sự sẻ chia - ngày Wanabat. Trong thời gian này, người dân thường có thói quen chia quà cho mọi người.Từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi trong gia đình đều có phần quà ý nghĩa. Đối với trẻ em, chúng thường nhận được quần áo mới và tiền lì xì. Bên cạnh đó, người dân sẽ đem đồ đã qua sử dụng ủng hộ cho những người dân nghèo.
Cuối ngày, mọi người dân thường đổ về các đền chùa trong khu vực. Đây là lúc họ nhận được sự cầu an từ những vị sư cao quý. Theo phong tục truyền thống, người dân sẽ thực hiện nghi thức đắp núi cát vào chiều ngày thứ hai này. Mọi người sẽ cùng nhau tạo nhiều núi cát nhỏ theo tám hướng tỏa ra từ một ngọn núi ở trung tâm. Tổng thể những ngọn núi này tạo nên hình tượng vũ trụ trong quan niệm của người Khmer cổ. Tục lệ này đã có từ rất lâu với ước vọng cầu mưa, cầu phúc lộc cho con người.
Ngày thứ ba trong năm mới của người dân Khmer được gọi là Tanai Lieang Saka - có nghĩa là một khởi đầu mới. Lúc này, nhân dân Campuchia sẽ tới thăm đền, chùa để nhận sự cầu chúc của các vị sư thầy. Họ thường tới đông đảo từ sáng sớm và tạo thành dòng người tấp nập. Đến chiều, chúng ta thường có một lễ hội chào mừng sôi động và thường kéo dài cho tới đêm khuya.
Nếu bạn đang có ý định đến với Campuchia trong những ngày Tết của người Khmer, chúng tôi khuyên chân thành rằng bạn cần chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần để tâm:
Một điều vô cùng dễ hiểu liên quan đến số lượng khách du lịch chính là sự tăng đột biến. Cũng giống như bạn, nhiều vị khách vô cùng thích thú và hào hứng được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của năm mới. Chính vì vậy, họ thường lựa chọn thời điểm này trong năm để đến với Campuchia. Lượng khách tăng kéo theo nhu cầu di chuyển, đặt phòng cũng tăng. Có thể thấy rằng, hầu hết các phương tiện di chuyển và khách sạn tại các địa điểm tập trung khách du lịch như Siêm Riệp, Kampot, Kep hay Sihanoukville đều chật kín người nhanh chóng. Nếu bạn không đặt trước vé xe và phòng nghỉ thì rất có thể kế hoạch của bạn sẽ tan theo mây khói.
Thời điểm Tết về là lúc người dân Campuchia nghỉ ngơi thư giãn. Điều đó đồng nghĩa với việc hầu hết các dịch vụ du lịch đều ngưng hoạt động trong nhiều ngày liên tiếp. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà hàng hay địa điểm du lịch phổ biến. Thêm vào đó, việc tìm kiếm tài xế phục vụ di chuyển bằng xe tuk tuk hay xe ôm vào ban đêm cũng trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý phải chi tiêu nhiều hơn trong những ngày này.
Nếu là những ngày thường, thành phố Phnom Penh sẽ là lựa chọn của đông đảo khách du lịch. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy nơi đây vô cùng vắng vẻ trong dịp lễ mừng năm mới của người Khmer. Hàng quán đều đóng cửa, đường phố ít người qua lại. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không nên lựa chọn Phnom Penh là địa chỉ để khám phá những nét đặc trưng của dịp Tết Khmer. Vậy, đâu mới là nơi hoàn hảo cho bạn?
Trong những ngày này, Siêm Riệp mới là lựa chọn thích hợp nhất bởi đây là một trong những trung tâm tập trung đông đảo nhiều lễ hội đặc sắc. Nhân dân từ khắp nơi đổ về thành phố để tham gia vào sự kiện Angkor Sankranta được diễn ra trong ba ngày liên tục tại các đền thờ Angkor. Trong không khí hân hoan, người dân tổ chức những trò chơi truyền thống như ăn bánh gạo, thi làm bánh dày lớn nhất,...
Có thể thấy rằng, cái tết cổ truyền của người Khmer có vị trí quan trọng như lễ mừng năm mới của mọi quốc gia trên thế giới. Vào thời điểm này trong năm, mọi người con xa xứ đều nô nức quay trở về quê nhà để đoàn tụ cùng gia đình. Đó cũng là lúc khắp phố phường nhộn nhịp các lễ hội và hoạt động chào mừng năm mới. Nếu may mắn được hòa mình trong không khí nô nức ấy, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn