Nguyễn Quang Trung
Travel Expert28/02/2021Nền văn hoá của Campuchia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những tư tưởng đến từ Ấn Độ, đặc biệt là đạo Hindu và đạo Phật. Trải qua chặng đường dài phát triển từ hàng ngàn năm trước, hệ tư tưởng ấy đã thấm nhuần trong sinh hoạt và tư duy của người dân trên đất nước này. Việc tìm hiểu kỹ về nền văn hóa của Campuchia trước khi bắt đầu chuyến hành trình của bạn là điều cần thiết. Có như vậy, bạn không chỉ có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về đời sống của nhân dân mà còn giúp bạn tránh làm những điều mâu thuẫn với phong tục của họ. Hãy cùng Justfly tìm hiểu top đặc trưng về văn hóa của Campuchia trong bài viết dưới đây nhé!
Nền văn hoá của Campuchia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những tư tưởng đến từ Ấn Độ, đặc biệt là đạo Hindu và đạo Phật. Trải qua chặng đường dài phát triển từ hàng ngàn năm trước, hệ tư tưởng ấy đã thấm nhuần trong sinh hoạt và tư duy của người dân trên đất nước này. Việc tìm hiểu kỹ về nền văn hóa của Campuchia trước khi bắt đầu chuyến hành trình của bạn là điều cần thiết. Có như vậy, bạn không chỉ có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về đời sống của nhân dân mà còn giúp bạn tránh làm những điều mâu thuẫn với phong tục của họ. Hãy cùng Justfly tìm hiểu top đặc trưng về văn hóa của Campuchia trong bài viết dưới đây nhé!
Nhân dân Campuchia từ già cho đến trẻ đều vô cùng tự hào mỗi khi họ nhắc đến lịch sử của dân tộc mình. Những cư dân đầu tiên sinh sống tại quốc gia này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Từ thời điểm đó cho tới ngày nay, Campuchia đã phải trải qua nhiều biến cố trong lịch sử để có được hiện thực hòa bình và phồn vinh. Đặc biệt phải kể đến thời kỳ hưng thịnh dưới triều đại Khmer. Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XIII, lịch sử Campuchia có những trang huy hoàng nhất về kinh tế, văn hóa và xã hội. Lúc này, trình độ của người Khmer phát triển đến mức họ đã xây dựng lên một đế quốc hùng mạnh có tầm ảnh hưởng lớn đến khắp vùng hạ lưu sông Mê Công. Giai đoạn ấy cũng chính là lúc các công trình kiến trúc ấn tượng như Angkor Wat được xây dựng lên. Trải qua thời gian dài sau đó, người dân Campuchia còn khẳng định sức mạnh vượt trội của mình khi thắng lợi trong các cuộc chiến tranh nội chiến và chiến tranh xâm lược. Bạn bè quốc tế vô cùng bất ngờ trước năng lực tiềm ẩn của nhân dân đất nước này.
Không giống như nhiều nước trên thế giới, người Khmer không có phong tục bắt tay trong văn hóa truyền thống. Họ thương chào hỏi nhau bằng sompeyar - cái chắp tay với nhiều độ cao khác nhau để bày tỏ sự kính trọng với người đối diện thuộc nhiều tầng lớp xã hội. Cái chắp tay được truyền lại từ đời này qua đời khác tại Campuchia. Đó là dấu hiệu để người ta bày tỏ lòng kính trọng và lịch sự đối với người đối diện, nhất là những người có địa vị cao quý trong xã hội như sư tăng, đức vua và những người lớn tuổi.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, người ta cũng đã sử dụng thói quen bắt tay nhiều hơn trong đời sống. Bạn sẽ thường bắt gặp hai người đàn ông Campuchia nhau hay giữa những vị khách quốc tế với người địa phương chào hỏi bằng cách bắt tay. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ tại đất nước này, họ vẫn giữ nguyên phong tục chào theo cách truyền thống.
Kiến trúc đặc trưng và ấn tượng nổi tiếng nhất tại Campuchia là những công trình được xây dựng dưới thời Vương quốc Khmer vào khoảng thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII. Phật giáo, Hindu giáo và các tư tưởng trong truyền thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách nghệ thuật trang trí. Để xây dựng lên các công trình kiến trúc này, người dân sử dụng vật liệu chủ yếu từ gỗ, tre, đá và thậm chí bằng rơm. Tuy nhiên, với sự xói mòn của thời gian và các yếu tố khách quan, chủ quan, hiện nay chúng ta chỉ còn cơ hội tận mắt ngắm nhìn những kỳ quan kiên cố nhất. Dạo quanh các khu di tích, khu khảo cổ, bạn sẽ tìm thấy vô vàn ngôi đền chùa cổ kính, con đường nhỏ và cả bức tường rêu phong.
Như đã nói ở trên, đất nước Campuchia phải trải qua vô vàn đau thương và biến cố trong lịch sử để giành lấy hòa bình và tự do như ngày nay. Đối mặt với mọi thử thách, người dân Campuchia vẫn duy trì được sự kiên cường, bất khuất của mình. Chiến tranh không thể đánh gục họ mà chỉ làm tăng nhuệ khí chiến đấu. Cho tới ngày nay, những vết tích của chế độ Khmer đỏ vẫn còn tồn tại trong các công trình kiến trúc cũng như trong lòng người dân nơi đây. Có thể nói, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc Campuchia được đời đời nhắc đến như một niềm tự hào và cũng là một nỗi đau thương khôn cùng. Nhân dân vẫn luôn duy trình tinh thần bất khuất để xây dựng lại đất nước mình phát triển phồn thịnh sau chiến tranh. Hôm nay và mai sau, một tương lai tươi sáng đang chờ đón họ.
Campuchia nằm trong danh sách những đất nước có số người dân theo tín ngưỡng đông nhất trên thế giới. Hindu giáo là một trong những đạo tôn giáo được đưa vào sớm nhất và nhanh chóng giành được niềm tin của nhân dân Campuchia. Cho đến thế kỷ VII, Phật giáo mới được giới thiệu đến quốc gia này bởi một số vị sư. Hiện nay, Phật giáo là hệ tư tưởng có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và bao quát nhất tại Campuchia, có tới 97% dân số của đất nước này theo đạo Phật giáo Theravada. Từ đó cho đến nay, những tư tưởng của đạo Phật dần trở thành quan niệm và phong cách sống của nhân dân Campuchia.
Phần lớn người dân thực hành tôn giáo của họ tại Campuchia, bao gồm cả thế hệ trẻ và thế hệ trưởng thành. Trên đất nước này, những vị sư thầy vô cùng được kính trọng, trong khi các công trình Phật giáo có mặt ở khắp mọi nơi. Hơn thế, trong từng nhà người dân Campuchia đều treo hình ảnh Đức phật tại ban thờ một cách trang trọng nhất. Nhân dân thường xuyên đi lễ chùa, đặc biệt là vào những dịp đặc biệt trong năm. Có thể nói rằng, Phật giáo Campuchia đã có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển văn hóa của quốc gia này. Các công trình kiến trúc Phật giáo không chỉ là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của cư dân mà còn là một nơi lưu giữ những nét đặc trưng truyền thống. Từ đây, những tâm hồn yêu đời, yêu con người được hình thành và lan truyền đi muôn nơi, tạo nên nhịp sống bình yên và hạnh phúc cho toàn quốc gia.
Người dân Campuchia có tư tưởng tương đồng với những nước châu Á trong cách suy nghĩ về lối ăn mặc phù hợp. Bất kỳ vị khách du lịch nào đến với Campuchia trong những ngày đất nước này hân hoan chào đón các kỳ nghỉ lễ nên mặc trang phục kín đáo và lịch sự. Có như vậy, bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt và được người dân nơi đây kính trọng.
Theo quan niệm của người Campuchia, một bộ phục trang phù hợp cho những người đàn ông là quần dài đơn giản và một chiếc áo sơ mi lịch sự. Đối với phụ nữ, bạn có thể có nhiều lựa chọn giữa quần tây, quần jean mặc với áo phông, áo sơ mi hay váy. Những người thích sự truyền thống có thể lựa chọn mặc sarong thay cho quần thông thường. Điểm chung của những trang phục này chính là sự kín đáo: quần/váy phải dài quá gối và áo phải che kín vai. Những người trẻ tại Campuchia đã có tư tưởng hiện đại hơn khi bắt đầu sử dụng quần sooc và áo ba lỗ phổ biến. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên tránh mặc những loại trang phục ấy trong chuyến hành trình du lịch của mình bởi điều đó gây ấn tượng không tốt đối với phần đa dân số.
Trong chuyến hành trình khám phá miền đất Campuchia, bạn sẽ tìm thấy vô vàn những bữa tiệc linh đình của người dân dọc bên đường. Dấu hiệu đặc trưng chính là một dãy rạp trắng được dựng lên với các bàn tiệc linh đình. Đó là dấu hiệu của những bữa tiệc mừng sự kiện trọng đại của người dân từ cưới hỏi, mừng thọ, sinh nhật, đám giỗ, đám ma, hay bất kỳ một lý do nào khác. Người dân thường tổ chức trong năm ngày liên tiếp với nhạc xập xình, ca hát và tụng kinh từ sáng sớm cho đến đêm khuya. Dù là nhân dịp gì, họ luôn mở tiệc lớn dể mời người thân và bạn bè đến chia sẻ.
Hát là sở thích và đam mê của đa số người dân sinh sống tại Campuchia. Chính vì thế, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều phòng hát karaoke không chỉ trong thủ đô mà còn ở trung tâm của các tỉnh lẻ. Đây là cách giải trí ưa thích của nhân dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, niềm đam mê này còn được thể hiện ở bất kỳ nơi đâu hay thời điểm nào trong đời sống hàng ngày. Những người Campuchia yêu đời hát lên những giai điệu vui tươi khi đang làm việc trong công xưởng, trên các công trình, trong nhà hàng hay trên chiếc xe tuk tuk. Đó là một nguồn năng lượng tích cực sẽ truyền cảm hứng sống đến cho bất kỳ vị khách du lịch nào.
So với những quốc gia phát triển trên thế giới, Campuchia vẫn là đất nước còn thua kém nhiều. Cuộc sống của người dân tại quốc gia này vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn nạn như nghèo đói, thất học hay thiếu thốn nước sạch. Để có thể vựng dậy được nền kinh tế, giáo dục là điều vô cùng được coi trọng tại Campuchia. Trái với hiện thực có phần hạn chế, những người dân của đất nước này luôn giữ cho mình sự hiếu học đáng ngưỡng mộ. Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, họ tự mình tìm hiểu, học hỏi kiến thức theo những cách thức sáng tạo vượt trội. Những người Campuchia trẻ khiến bạn bè thế giới phải nể phục khi họ tự mình mày mò học các ngôn ngữ nước ngoài như Anh, Nhật, vẽ tranh, chơi DJ, chơi các nhạc cụ hiện đại,... Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những clip thể hiện tài năng ấy trên Youtube với vô vàn kết quả.
Được biết đến với tên gọi là “xứ sở chùa Tháp”, đền chùa là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất đất nước này. Chính vì thế, du khách cần nắm rõ một số quy tắc trước khi du lịch đến những địa điểm này.
Điều đầu tiên cần phải lưu ý chính là trang phục của bạn. Cũng như đã đề cập ở trên, người Campuchia luôn thích mặc đồ lịch sự và kín đáo khi ra đường. Điều này còn nghiêm ngặt hơn nếu bạn vào đền, chùa bởi lẽ đây là những nơi vô cùng linh thiêng và cần được tôn trọng. Chính vì thế, bạn cần phải chuẩn bị trang phục cẩn thận nếu trong kế hoạch có chuyến tham quan các khu vực tâm linh. Trước khi bước vào đền, bạn cần lưu ý bỏ giày/dép của mình ở phía ngoài. Đây cũng là một truyền thống đặc trưng khi bạn đến nhà người Campuchia. Khi đã vào tham quan và ngồi bên trong chùa/đền, cần tránh hướng lòng bàn chân của bạn vào bất kỳ tượng Phật hay hình ảnh Phật nào.
Những nhà sư thường không được phép chạm vào phụ nữ. Chính vì thế, du khách nữ nên cẩn trọng khi đi gần các vị này trong khi tham quan. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm tương tự nếu đi ngoài đường hay trên các phương tiện công cộng. Tốt nhất, hãy tránh ngồi cạnh nhà sư như những người dân Campuchia thường làm nhé!
Bên cạnh lịch âm và lịch dương như thường thấy thì Campuchia còn có riêng cho mình một loại lịch đặc biệt. Chính vì thế, tại Campuchia có rất nhiều những ngày lễ đặc trưng. Vào khoảng tháng hai dương lịch hàng năm sẽ có rất nhiều kỳ lễ được tổ chức trên đất nước này. Điều đó khiến cho Campuchia trở thành quốc gia với kỳ nghỉ lễ dài nhất thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ tại đất nước này vừa mới thêm Ngày tưởng niệm được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 hàng năm - nâng con số ngày nghỉ lên đến 28 ngày. Đó là một con số đáng kinh ngạc bởi số ngày nghỉ lễ trung bình của 20 quốc gia trong nhóm G20 - nhóm chiếm đến 80% tổng thương mại thế giới - chỉ là khoảng 12 ngày. Chúng ta có thể điểm qua một số ngày lễ tại Campuchia như: Ngày quốc tế phụ nữ - người dân được nghỉ một ngày. Ngày quốc tế quyền con người - lại được nghỉ thêm một ngày nữa. Người dân sẽ lại được nghỉ tới ba ngày nhân dịp ngày Giỗ Đức Vua cha Sihanouk;....
Văn hóa ẩm thực của người dân Campuchia chịu sự ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự sáng tạo và nguồn thực phẩm phong phú, họ đã tạo nên những nét riêng độc đáo cho món ăn của mình. Đến với đất nước này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm vô vàn những hương vị mới lạ. Người Campuchia thường ăn cá nhiều hơn ăn các loại thịt khác. Trong các dịp lễ hội, du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món bánh mới lạ từ thôn quê cho tới thành thị. Chắc chắn, đây sẽ là một trong những điểm đến ẩm thực hấp dẫn đối với các vị khách sành ăn.
Tương tự như truyền thống của người Việt Nam, người Campuchia cũng có nhiều nề nếp tập tục cần phải tuân thủ. Trong suy nghĩ của nhân dân, đầu là bộ phận chứa đựng linh hồn của một người còn chân là bộ phận không tinh khiết vì nó nằm ở dưới cùng. Chính vì thế, việc hướng chân vào đầu hay sờ vào đầu là điều cấm kỵ. Thêm vào đó, bạn đừng bao giờ ngủ hay nằm quay chân vào đầu người khác vì đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với họ.
Trong giao tiếp, người Campuchia không bao giờ ngắt lời người khác khi họ đang nói và thường để người khác nói nhiều hơn mình. Khi ngồi, bạn không được bắt hai chân chéo nhau vì đó được coi là hành động bất lịch sự. Khi ra vào nhà, bạn cần cẩn thận kéo cửa nhẹ nhàng nếu không sẽ bị coi là có tính khí thất thường. Trong quá trình sống và sinh hoạt tại quốc gia này, hãy tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi. Thêm vào đó, hãy cố gắng thức dậy sớm nếu bạn sống trong các homestay cùng với gia đình truyền thống nếu không muốn bị coi là những người lười biếng. Cuối cùng, bạn lưu ý không nhìn vào mắt người Campuchia trong khi giao tiếp bởi điều đó chỉ được thực hiện nếu bạn là người có quyền lực cao hoặc người lớn tuổi.
Có thể thấy rằng, nền văn hóa truyền thống của Campuchia mang đậm hệ tư tưởng Phật giáo và Hindu giáo. Bạn có thể thấy tất cả những nét đặc trưng ấy được thể hiện thông qua mọi khía cạnh của đời sống thường nhật. Từ các công trình kiến trúc
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn