Trương Thị Mây
Travel Expert12/06/2023Tìm hiểu về lịch sử của mỗi quốc gia, đó như một câu chuyện dài để hình thành lên một đất nước và là cả một quá trình cho sự phấn đấu và phát triển của đất nước đó. Thái Lan cũng vậy, qua nhiều thời kỳ, lịch sử xứ chùa Vàng ghi lại tất cả quá trình nỗ lực, phấn đấu để đưa đất nước thịnh vượng như ở thời điểm hiện tại. Cùng Justfly tìm hiểu về lịch sử của Hoàng gia Thái Lan nhé!
Tìm hiểu về lịch sử của mỗi quốc gia, đó như một câu chuyện dài để hình thành lên một đất nước và là cả một quá trình cho sự phấn đấu và phát triển của đất nước đó. Thái Lan cũng vậy, qua nhiều thời kỳ, lịch sử xứ chùa Vàng ghi lại tất cả quá trình nỗ lực, phấn đấu để đưa đất nước thịnh vượng như ở thời điểm hiện tại. Cùng Justfly tìm hiểu về lịch sử của Hoàng gia Thái Lan nhé!
Những nhóm người Thái bắt đầu di cư đến vùng đất Thái Lan từ thế kỷ thứ VIII. Vào năm 1238, họ đánh đuổi các lãnh chúa Khmer và thiết lập nên một nhà nước mới, gọi đó là thời Sukhothai và vua là Ramkhamhaeng. Nhà vua đã cho quân đội của mình xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat.
Bên cạnh đó, ông cũng chính là người đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và dạy cho người dân biết tìm hiểu về những giá trị nghệ thuật. Đến năm 1300, Ramkhamhaeng qua đời, báo hiệu cho sự suy thoái của đế chế Sukhothai. Nhà nước mới Ayutthaya ra đời vào năm 1378 đã chiếm đóng Sukhothai, trở thành nhà nước hùng mạnh nhất trong lịch sử các vương quốc Thái Lan.
Trong nhà nước Ayutthaya, quốc vương là người có quyền chức cao nhất, được trọng vọng và coi là chúa tể của những sinh linh. Có sự phân biệt giai cấp rõ ràng giữa quý tộc và các nô nệ. Nhà vua cũng sử dụng chiến tranh như một cách thức để bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ quốc gia. Sau khi lật đổ Sukhothai, Boromaraja đệ nhị tiếp tục chiếm phố Khmer Angkor Thom, buộc người Khmer phải dời về Phnom Penh.
Năm 1569, Ayutthaya trở thành lãnh thổ của Miến Điện nhưng được hoàng tử Naresuan tuyên bố độc lập vào năm 1584, đuổi hết người Miến Điện ra khỏi đất nước. Ayutthaya trở lên thịnh vượng và thu hút sự chú ý của những người phương Tây đặt chân đến đất nước này để giành đặc quyền về bến cảng và buôn bán. Không lâu sau đó, quân đội Miến Điện đã tổ chức một cuộc tấn công thiêu rụi thủ đô của Siam khiến Ayutthaya đi dần tới sụp đổ.
Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng có tên là Taksin, người gốc Hán đã tập hợp được một đội quân để đánh chiếm lại thành phố từ trong tay người Miến Điện. Mặc dù cuộc kháng chiến thành công nhưng do Ayutthaya đã bị tàn phá quá nặng nề nên Taksin đã quyết định dời đô đến Thonburi. Từ đây, ô thực hiện các cuộc tấn công Miến Điện ở phía Bắc diễn ra năm 1774, chiếm Chiang Mai năm 1776 và tiến tới thống nhất Thái Lan.
Năm 1782, nhân cơ hội Taksin phái quân đội sang bình định các cuộc nổi dậy ở Campuchia và Lào, một cuộc đảo chính đã nổ ra khiến ông bị phế truất. Rama I lên ngôi và lập ra triều đại Chakri như ngày nay.
Sau khi đảo chính thành công, Phra Phutthayotfa Chulalok hay còn gọi là Rama I lên nắm quyền kiểm soát Xiêm, chuyển thủ đô đến sông Chao Phraya, chính là thành phố Bangkok hiện nay. Dưới triều đại Chakri, Xiêm ngày càng lớn mạnh, các cuộc tấn công của Miến Điện bị đẩy lùi, đất nước Thái Lan phát triển ngày càng ổn định.
Trong khi Rama I được nhớ đến như một vị vua có công trong việc cũng cố đất nước thì Rama II đã tạo ra một đất nước Thái lan với nền văn hóa đặc sắc. Ông đã dịch những lời cầu nguyện của Phật giáo sang tiếng Thái và thiết lập một số thánh lễ. Sau khi qua đời, cong trai ông là Nangklao (Rama III) trở thành vui, tiếp tục công cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược, ký hiệp ước với các nước phương Tây mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác thương mại.
Năm 1851, vua Mongkut (Rama IV) lên ngôi, thay thế người anh trai đã qua đời. Nhà vua cải tiến đất nước để tiến gần hơn với sự phát triển của khoa học và công nghệ mới. Các hiệp ước được ký kết với Anh để tiếp tục các quan hệ hợp tác về ngoại giao và thương mại nhưng vẫn kiên quyết giữ sự độc lập cho xứ Chùa Vàng mạc cho việc gặp rất nhiều áp lực.
Chulalongkorn (Rama V) lên nắm quyền vào năm 1868, tiếp nối quan điểm của những vị vua trước, ông thành lập một đội quân đội chuyên nghiệp và loại bỏ quyền lực ra khỏi tay của giới tinh hoa địa phương để giữ được quyền lực mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, nhà vua tiếp tục hiện đại hóa Thái Lan với những công nghệ hiện đại của thế giới, xóa bỏ đế chế nô lệ và mại dâm.
Mặc dù trải qua cuộc chiến tranh với Pháp và phải đàm phán, ký hiệp ước với nước Anh, nhờ kỹ năng ngoại giao tài tình, Rama V vẫn đảm bảo sự độc lập cho đất nước mình. Đây cũng chính là niềm tự hào của mỗi người dân Thái khi đất nước của họ không bao giờ phải trở thành nước thuộc địa.
Trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, có ba vị vua nắm quyền tại đất nước Thái Lan. Đó là vua Vajiravudh (Rama VI), trở thành vua vào năm 1910, vua Prajadhipok (Rama VII) và Ananda Mahidol (Rama VIII) trở thành vua khi còn rất nhỏ, được trợ giúp cai trị đất nước bởi Thủ tướng Phibun. Cũng trong thời kỳ này, xứ Chùa Vàng chuẩn từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Sau một thời gian dài chịu sự cai trị độc tài, năm 1992 đã mở ra một thời kỳ dân chủ mới.
Sau khi kết thúc chiến tranh, Rama VIII trở về Thái Lan từ Thụy Sĩ vào năm 1945 để cai trị. Sáu tháng sau đó, ông được phát hiện bị bắn chết trên giường. Anh trai của Ananda Mahidol là Bhumibol Adulyadej trở thành vị vua thứ chính của triều đại Chakri, tiếp tục cai trị trong khoảng thời gian 70 năm sau này.
Dưới sự cai trị này, Rama IX nhận được sự yêu mến từ người dân trong cả nước. Ông tập trung phát triển đất nước qua những truyền thống văn hóa và tình yêu nghệ thuật, giúp những người nghè có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vợ của Bhumibol Adulyadej, hoàng hậu Sirikit cũng giành được nhiều tình cảm của người dân thông qua các hoạt động hỗ trợ nông thôn và người dân nghèo. Hai người có một người con trai duy nhất là thái tử.
Vajiralongkorn được phong làm thái tử ở tuổi 20. Sau khi cha qua đời, Hội đồng lập pháp Thái Lan đã mới Vajiralongkorn lên kế vị ngai vàng, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha cũng đã xác nhận rằng Vajiralongkorn sẽ trở thành vị vua mới. Tuy nhiên, Vajiralongkorn đã không chấp nhận lời mời của Hội đồng lập pháp, ông cho rằng mình cần thời gian để chuẩn bị trước khi được tuyên bố làm vua. Trong thời gian đó, tướng Prem Tinsulanonda đã giữ vai trò nhiếp chính.
Sau thời gian để tang cha, Vajiralongkorn đã chấp nhận lời mời của Hội đồng lập pháp để trở thành vị vua mới của Thái Lan vào đêm ngày 1 tháng 12 năm 2016 theo giờ địa phương, trở thành Rama X ở tuổi 64, là vị vua lớn tuổi nhất trong lịch sử xứ Chùa Vàng khi đăng quang. Ông tiếp tục đi theo con đường của cha mình, bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước, nâng cao các giá trị văn hóa, dân tộc, tạo cuộc sống sung túc cho những người dân và không để nó trở thành một đất nước thuộc địa.
Bên cạnh việc lên ngôi khi tuổi đã cao, Vajiralongkorn còn được biết đến với hình ảnh một vị vua đa thê. Ông đã kết hôn tới bốn lần và phong tặng danh hiệu hoàng quý phi cho Sineenat. Trở thành vị vua đầu tiên có vợ lẽ sau nhiều năm các vị vua Thái Lan thực hiện chế độ một vợ một chồng. Ngoài ra, dưới thời vua Rama X, có những luật lệ khắt khe đã được đặt ra như không được nói xấu, bôi nhọ hoàng gia, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Đó cũng là lý do không hề có những dị nghị xung quanh những quyết định vua.
Qua bài viết trên có lẽ các bạn cũng phần nào biết và hiểu rõ hơn về Hoàng gia Thái Lan, biết được sự hình thành và phát triển của mọt đất nước trải qua những thăng trầm thế nào. Từ đó có thể cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn về con người và văn hoá của một dân tộc.
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn