Ghé thăm Lào Cai với những lễ hội dân tộc có 1-0-2

Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert28/02/2021

Không chỉ đưa du khách đến với những khung cảnh thơ mộng trữ tình trong làn sương sớm hay săn mây nơi Y Tý, Lào Cai còn để lại trong lòng du khách những nét đẹp của văn hóa lễ hội Lào Cai.

Nôi dung

  • 1. Tổng quan văn hóa lễ hội Lào Cai
  • 2. Nét đẹp văn hóa trong du lịch Lào Cai
  • 3. Các lễ hội quan trọng trong văn hóa lễ hội Lào Cai

Không chỉ đưa du khách đến với những khung cảnh thơ mộng trữ tình trong làn sương sớm hay săn mây nơi Y Tý, Lào Cai còn để lại trong lòng du khách những nét đẹp của văn hóa lễ hội Lào Cai.


1. Tổng quan văn hóa lễ hội Lào Cai

Thời nay, trong không khí rộn ràng và phấn khởi khi xã hội ngày 1 phát triển và tiến bộ thì nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng được nâng cao và đẩy mạnh. Và một trong những điểm đến nổi tiếng được du khách bốn phương ưa chuộng chính là Lài Cao.

Đến với Lào Cai du khách được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ và hữu tình trong làn sương sáng sớm và có thể chạm tay lên mây nếu đến với Y Tý hay thưởng thức những món ngon đặc sản mà chỉ nơi đây mới có.

Tất cả những điều này đã và đang tạo nên 1 nét đẹp dân gian trong văn hóa của Lào Cai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đẹp truyền thống, những lễ hội còn in dấu ấn của 1 vùng đất nhiều thắng cảnh này nhé.

Lào Cai mang vẻ đẹp hoang sơ miền sơn cước

Lào Cai nổi tiếng với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc nếu mùa xuân đến du khách đến với nơi đây được chiêm ngưỡng các lễ hội hoa, lễ hội tín ngưỡng mang sắc thái riêng của từng dân tộc. Nhưng điểm chung lớn nhất của vùng đất Lào Cai đều mong muốn cầu chúc phúc lành, gắn kết con người giữa các cá nhân trong mỗi làng bản và giữa các bản làng với nhau.

Ở đó, người Lào Cai mong muốn Mẹ Đất, Mẹ Nước che chở phù hộ cho mùa màng tươi tốt, nguồn nước không bao giờ cạn và đất màu mỡ để người dân nơi đây có cuộc sống ấm no đủ đầy. Tại đây, vào dịp tháng Giêng hàng năm dân tộc Tày tại Bắc Hà sẽ tổ chức **lễ rước Đất và rước Nước **cho dân tộc.

Đoàn dân tộc Tày từ sáng sớm sẽ cử thầy cúng, đội trống, chiêng, kèn cùng các cô dì lên núi Pản Phố - nơi đây được mệnh danh là nơi có nguồn nước trong sạch nhất bản và rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.

Các lễ hội ở đây rất độc đáo với sự đa dạng của các dân tộc sinh sống

Mỗi nơi có 1 lễ hội riêng và một cách thức thực hiện riêng nhưng tất cả đều chung ý niệm đó là mong muốn được an cư lạc nghiệp, mùa màng tươi tốt.

Ngoài lễ hội này ra, người dân nơi đây còn tổ chức lễ hội Đền Thượng – nơi thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Nhiều năm sau chiến thắng 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm luợc hồi thế kỷ XIII vĩ đại của người anh hùng dân tộc, người dân Lào Cai vào rằm tháng Giêng lại nô nức hành hương về ải Bắc để hoà mình hòa mình vào không khí thiêng liêng của Lễ hội đền Thượng.

Các dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì đều mang lại những nét đẹp riêng trong văn hóa Lào Cai như múa chiêng, múa khèn, múa sàng sảy, múa giã lanh hay múa bát quái, nhảy Pút tồng…của người Dao.

Về trang phục của Lào Cai thì điều khiến du khách hút mắt nhất chính là sự đa dạng trong sắc màu dân tộc, phong phú về thể loại. Mỗi dân tộc, mỗi vùng có những nét đẹp về thẩm mỹ riêng khác biệt nhau như người Mông hoa, Mông đen, Mông trắng, Mông xanh có cách phối trang phục kháu nhua như phụ nữ Mông ở huyện mặc váy trong khi con gái Mông ở Sa Pa mặc quần cộc.

Đặc biệt, người Tày có cách ăn mặc hoàn toàn khác biệt với các dân tộc khác như án ngắn, váy ngắn tại Văn Bàn, Bảo Yên nhưng mặc áo dài, quần dài tại Bắc Hà. Tất thảy những nét đẹp trong văn hóa trang phục đều tạo nên một đặc sắc, một điểm riêng lạ cho Lào Cai nói chung và cho các dân tộc nói riêng. Để rồi ở đó người dân nơi đây đã và đang cố gắng giữ gìn nét đẹp trong văn hóa lễ hội Lào Cai để phát triển cho đời con cháu sau này.

2. Nét đẹp văn hóa trong du lịch Lào Cai

Có thể nói, chặng đường phát triển trong du lịch của Lào Cai đã và đang gắn liền với rất nhiều lễ hội. Nhưng tất thảy những lễ hội này đều mang một mục đích chung đó chính là quảng bá cho nét đẹp văn hóa của nơi đây.

Là tỉnh vùng cao sát biên giới, là nơi có đông đảo dân tộc anh em với 13 dân tộc cư trú vì vậy Lào Cai là nơi sở hữu những đặc thù văn hóa xã hội mang đậm tính dân gian.

Việc bảo tồn văn hóa lễ hội Lào Cai chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được chú trọng hàng đầu tại đây. Hiện nay, Lào Cao có rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh.

Các dân tộc ở Lào Cao vốn dĩ đã và đang bảo tồn các di sản văn hóa âm nhạc được tạo ra từ chính quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt mỗi ngày của người dân tộc nơi đây.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội như nhảy múa, hát
Lễ đền Thượng

3. Các lễ hội quan trọng trong văn hóa lễ hội Lào Cai

Lễ hội Tết nhảy

Đây là lễ hội đặc sắc của dân tộc Dao sống tại Sa Pa. Lễ hội được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Lễ hội diễn ra từ, mùng 1,2 Tết, thể hiện rõ nhất nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở vùng Tả Van. Điểm nhấn của lễ Tết nhảy chính là ở 14 điệu nhảy mang văn hóa của người Dao. Mỗi điệu nhảy mô tả những hành động khác nhau kể về những sự tích, truyền thống của dòng tộc, công lao của tổ tiên, ông bà. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa lễ hội Lào Cai đời sống của đồng bào dân tộc Dao.

Lễ hội Tết Nhảy của người Dao với nhiều trò vui hấp dẫn

Lễ hội xuống đồng

Lễ hội xuống đồng được bà con dân tộc Tày và Dao ở Sa Pa tổ chức vào ngày mồng 8 tết hằng năm. Lễ hội gồm phần Lễ và phần Hội: rước đất, rước nước, lễ cúng, lễ cày đồng,... Song nổi bật nhất và thu hút hơn cả đó chính là các tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Tày, Dao. Những cô gái, chàng trai rộn ràng trong điệu múa xòe dập dìu tiếng kèn, tiếng trống vang dội. Những trờ chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn luôn khiến người bản xứ và khách du lịch lưu luyến, không muốn về.

Lễ hội xuống đồng ở Lào Cai

Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào hay chính là lễ hội “cầu phúc - cầu mệnh” của người dân tộc Mông. Lễ hội ở Sa Pa được diễn ra vào ngày mồng 1 Tết còn người Mông ở Mường Khương thì tổ chức vào mồng 3 Tết.

Đây chính là lễ hội “cầu phúc-cầu mệnh” của người Mông. Người Mông ở Sa Pa thường tổ chức lễ hội này vào sáng mùng 1 Tết, còn người Mông ở Mường Khương thì tổ chức vào sáng mùng 3 Tết.

Lễ hội Gầu Tào chỉ được tổ chức trong khuôn viên của mỗi gia đình. Nếu một gia đình mà không có con cái hoặc có người ốm đau sẽ đến xin Thầy cúng làm lễ này. Nhưng một số năm gần đây, lễ hội này đã được mở rộng trở thành lễ hội chung của dân tộc Mông. Đây là một lễ hội nổi bật trong văn hóa lễ hội Lào Cai.

Lễ hội Gầu Tào cầu may mắn cho người dân

Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì

Lễ hội trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người dân tộc Hà Nhì, thể hiện điểm độc đáo trong văn hóa lễ hội Lào Cai thuộc huyện Bát Xát. Đây là lễ hội cúng thần gió, thần đất hay còn gọi là K'Hô Igià Igià. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng 6 dâm lịch hàng năm và diễn ra trong 3 ngày, ngày Thìn được chọn là ngày khai hội.

Lễ hội trùm chăn được tổ chức tại 2 địa điểm. Tổ chức tại nhà ở. Gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng gồm: 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu đã luộc, 1 bát nước gừng pha và 4 cái bát con úp xuống đất đặt trước bàn thờ. Các đồ cúng phải do nữ gia chủ chế biến. Sau khi đồ lễ đã chuẩn bị thì lần lượt bố mẹ, con cái vào cúng. Cúng xong, mỗi người uống 1 ngụm bát nước gừng và ăn ít thì trâu luộc, còn bánh dày thì để cho ông Táo.

Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì

Địa điểm thứ 2 tổ chức lễ hội chính là trong rừng. Trong rừng có một ngôi nhà được dân làng dựng bằng gỗ quý để làm nơi tổ chức lễ hội. Lễ cúng được tiến hành và ban đêm vì khi đó thần gió và thần đất được nghỉ ngơi, yên tĩnh. Sau khi cũng xong, các đồ cũng được chia cho mọi người ăn hết, không ai được mang về. Đặc biệt tại lễ hội sẽ có nghi lễ cắt da trâu chia cho mỗi nhà, nếu các phần da cắt cho mỗi nhà đều nhau mà dư 2 mảnh thì năm đó dân làng làm ăn không thuận, còn dư 1 thì sẽ thuận. Ngày hôm sau, dân làng, trai gái cùng vào rừng hát hò, nhảy múa tưng bừng. Ngoài ra còn nhiều trò chơi hấp dẫn như: đu quay, hát giao duyên...

Đặc biệt, lễ hội còn có phong tục trùm chăn. Trước khi đi dự lễ hội, các chàng trai chưa vợ cũng mang theo một chiếc chăn chiên mới. Khi gần tới noi, họ giấu cái chăn ở một hốc đá, bụi cây hoặc có khi là trong áo . Trong lễ hội, các chàng trai thể hiện năng lực nhảy múa, chơi kèn của mình để thu hút phái đẹp. Khi đã lọt vào mắt xanh của cô gái nào thì chàng trai sẽ tiếp cận và lấy chăn trùm lấy cô gái. Đây cũng được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Hà Nhì.

Các em bé dân tộc rất đáng yêu

Bên cạnh những lễ hội độc đáo trên thì còn nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc khác như Hội Đình của người Tày, hội làng Già, hội chơi hang của người Thái… Những lễ hội hầu hết được tổ chức vào mùa xuân để mong may mắn, mưa thuận gió hòa cho buôn làng cả năm. Mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa rất riêng thể hiện tinh thần, lối sống của dân tộc đó. Văn hóa lễ hội Lào Cai tạo nên nét độc đáo trong bản đồ văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nội dung

  • 1. Tổng quan văn hóa lễ hội Lào Cai
  • 2. Nét đẹp văn hóa trong du lịch Lào Cai
  • 3. Các lễ hội quan trọng trong văn hóa lễ hội Lào Cai

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

Zalo logo
Chat Zalo
089 9094 678