Bãi sau, cách mũi Nghinh Phong và chân Núi nhỏ chỉ khoảng 200m, TP. Vũng Tàu
Danh lam thắng cảnh
Đến Hòn Bà bạn nên lựa chọn thời điểm ban ngày. Nếu như lựa chọn đi bộ bạn phải đơi thời điểm nước rút thì mới đi qua được. Còn nếu lựa chọn đi thuyền có thể đến bất cứ lúc nào. Hòn Bà mùa khô hay mùa mưa đều rất đẹp, đặc biệt buổi chiều là thời điểm khung cảnh trở nên thơ mộng nhất nên bạn có thể lựa chọn thời điểm này để đến check in.
Sau khi đã đến Vũng Tàu thì việc di chuyển đến đây khá dễ dàng. Nếu đi bằng xe máy thì bạn di chuyển đến Bãi Sau, gửi xe ở giữa dốc Thuỳ Vân rồi đi bộ ra đến biển. Để qua được thì sẽ có hai cách là đi thuyền hoặc đi bộ nha. Mặc dù hòn Bà Vũng Tàu nằm giữa biển nhưng lại khá gần với đất liền, nếu lựa chọn đi bộ thì sẽ phải chờ con đường trên biển xuất hiện.
Con đường biển nối liền hòn Bà Vũng Tàu dài khoảng 200m, thời gian rút nước sẽ thường vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Vào lúc tầm 17 giờ chiều, con đường biển siêu đẹp nối liền bờ biển và hòn Bà sẽ xuất hiện, lúc này bạn có thể dễ dàng đi bộ thong thả và khám phá hòn Bà. Đây cũng chính là một trong những con đường rẽ biển siêu độc đáo tại Việt Nam đó.
Đến với Hòn Bà, quý khách có thể thoải mái thăm quan cũng như trải nghiệm các hoạt động khác nhau.
Ngay khi đặt chân lên Miếu Hòn Bà bạn sẽ trông thấy ngôi miếu nhỏ mang tên Miếu Bà. Nếu đừng từ trên tượng chúa Kito bạn sẽ trông thấy miếu Bà từ xa vô cùng nhỏ nhắn, nằm giữa biển cả bao la.
Bên trong Miếu Bà cúng bà Thủy long thần nữ. Hàng năm có 4 kỳ cúng được tổ chức vào các dịp: Tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch. Trong các kỳ thì dịp tháng Giêng là kỳ cúng đón nhiều du khách nhất. Mọi người đổ xô về để cầu nguyện những đều may mắn, hạnh phúc.
Hòn Bà quanh năm khoác trên mình chiếc áo màu xanh, màu xanh của biển cả, của trời và của cây cối. Khung cảnh thiên nhiên trên Hòn Bà phải nói là quá hoàn mỹ. Ở đây chỉ có những ghềnh đá, những cây cối xum xuê quanh năm nên khi đặt chân lên đây ai nấy cũng đều thích thú. Nếu có cơ hội ngắm hoàng hôn hay bình minh ở trên Hòn Bà chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên. Vẻ đẹp hoang sơ của biển cả, của thiên nhiên luôn là điều khiến người ta rung động.
Có rất nhiều du khách tò mò về con đường trên biển của Hòn Bà, tuy nhiên phải đợi thời điểm nước rút bạn mới có thể nhìn thấy con đường này. Vậy nên bạn cần phải canh thời gian chuẩn để có thể chiêm ngưỡng nó. Lịch nước rút tại Hòn Bà cụ thể như sau: ngày 14 - 15 âm lịch hàng tháng, thời gian 17h00 là nước sẽ rút, con đường đá sẽ hiện ra để bạn có thể đi bộ vào Hòn Bà.
Lưu ý quan trọng khi ghé thăm hòn Bà ở Vũng Tàu:
2 đánh giá
Đảo Hòn Bà ở đâu?
Còn có tên khác là hòn Ba Viên Đạn hay hòn Archinard, Hòn Bà tọa lạc tại Bãi sau, cách mũi Nghinh Phong và chân Núi nhỏ chỉ khoảng 200m, TP. Vũng Tàu.
Hướng dẫn di chuyển đến đảo Hòn Bà?
Để đến với địa điểm du lịch Vũng Tàu này, bạn di chuyển đến và gửi xe ở giữa dốc Thùy Vân hoặc ngay chân dốc và đi bộ ra sát biển. Để ra được đảo, bạn có hai phương án chính là đi thuyền hoặc đi bộ khi trên con đường trên biển lộ ra.
Bản đồ di chuyển đến đảo Hòn Bà, Vũng Tàu?
Bạn có thể tham khảo Google maps đảo Hòn Bà Vũng Tàu để có chuyến đi thuận lợi nhất.
Lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu?
Con đường dưới biển không phải lúc nào cũng đi được mà phải chờ thủy triều rút. Thông thường, người ta sẽ yêu thích trải nghiệm trên con đường bí ẩn và phải “canh thời điểm đẹp”. Bạn chỉ cần nhớ lịch nước rút Hòn Bà như sau: Vào ngày 14 và 15 âm lịch hằng tháng, con đường đá bí ẩn này sẽ hiện ra, rẽ sóng biển đến miếu Hòn Bà. Đồng hồ chỉ 17h00, du khách có thể dạo bước, thưởng thức cảnh đẹp giữa biển và đến thăm miếu Bà
Miếu Hòn Bà Vũng Tàu thờ ai?
Theo người dân biển Vũng Tàu, miếu Bà thờ cúng bà Thủy Long thần nữ. Theo lệ hằng năm, có 4 kỳ cúng được tổ chức tại đây: Tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (tháng âm lịch). Đặc biệt trong dịp tháng Giêng, du khách đến đây đông đúc nhất. Họ đến cầu nguyện, nương tựa, cầu bà Thủy Long thần nữ ban phát may mắn, hạnh phúc.